Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 21°C Thừa Thiên Huế

Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

LNV - Nữ Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) duy nhất của phường rối nước hơn 300 năm tuổi, bà Nguyễn Thị Thỏa (sinh năm 1965 ở thôn Đào Thục, xã Thục Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với nghề và nỗ lực để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đặc sắc của quê hương.
Cái duyên với rối nước từ giọng hát chèo “trời phú”

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, không có ai theo đuổi nghệ thuật, nhưng từ nhỏ, Nguyễn Thị Thỏa đã say mê những làn điệu chèo sâu lắng của các nghệ nhân trong làng. 14 tuổi, cô bé mạnh dạn tham gia đội chèo và lập tức chinh phục các cô, bác trong đội bằng giọng hát trong trẻo của mình ngay lần trả bài đầu tiên. Tình yêu với chèo lớn dần theo từng vở diễn, trở thành nền tảng để sau này Nguyễn Thị Thỏa bén duyên với nghệ thuật rối nước.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thỏa, sinh năm 1965, tại thôn Đào Thục, xã Thục Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thỏa, sinh năm 1965, tại thôn Đào Thục, xã Thục Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Cơ duyên ấy đến vào năm 1984, khi đó, bố chồng của bà, là nghệ nhân Đặng Minh Hải – Phó phường rối nước thời bấy giờ – cùng các cụ trong làng đang khôi phục lại phường rối truyền thống. Nhận thấy tài năng hát chèo của con dâu, ông Hải nhiều lần động viên Nguyễn Thị Thỏa tham gia biểu diễn cho phường. Dù đam mê nhưng trách nhiệm gia đình và những định kiến xã hội lúc đó khiến cô gái trẻ phải tạm gác lại cơ hội.

Năm 2000, khi cuộc sống gia đình ổn định hơn, Nguyễn Thị Thỏa xin gia nhập phường rối. Thời gian đầu, bà chỉ được làm việc trong tổ cạn, ở trên bờ trực tiếp nói, hát kết hợp với gõ phách, thanh la, não bạt. “Trước đây, ở đội chèo, tôi đã quen với những làn điệu khó, nên khi tham gia vị trí đàn hát ở phường rối, với các làn điệu nhẹ nhàng hơn, tôi hòa nhịp với mọi người nhanh lắm”, bà Thỏa tự hào kể lại.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thỏa (ngoài cùng bên phải) cùng các nghệ nhân  hướng dẫn du khách múa rối nước
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thỏa (ngoài cùng bên phải) cùng các nghệ nhân hướng dẫn du khách múa rối nước

Tuy nhiên, không dừng lại ở việc đàn hát trên bờ, với mong muốn được gắn bó sâu hơn với những con rối, bà luôn tìm cơ hội để được thử sức ở vị trí điều khiển rối dưới nước – công việc xưa nay vốn chỉ dành cho nam giới.

Nữ nghệ nhân đầu tiên của phường được “xuống nước”

Do không muốn lọt bí quyết điều khiển quân rối ra ngoài, người làng Ðào Thục không dạy múa rối nước cho phụ nữ. Tuy nhiên, sau nhiều năm gắn bó với phường rối, nắm vững các vở diễn và thành thạo vai trò đàn hát trên bờ, bà Thỏa quyết tâm phá lệ, xin trưởng phường Nguyễn Văn Nghị được “xuống nước”. Năm 2005, bà là người phụ nữ đầu tiên của làng Ðào Thục được múa rối nước, điều này đã tạo động lực, mở đường cho nhiều chị em khác theo đuổi nghề truyền thống.

“Lúc mới xuống nước, tôi cũng hơi sợ. Ở tuổi 40, đôi tay không còn linh hoạt như trước, nhưng vì đam mê, tôi luôn cố gắng học hỏi và say sưa luyện tập”, bà bộc bạch. Ban đầu, bà chỉ được giao điều khiển những quân rối đơn giản như con cá. Sau khi thành thạo, thì mới được phép chuyển sang điều khiển những quân rối phức tạp hơn. Dần dần, nữ nghệ nhân ấy làm chủ việc điều khiển các con rối, gồm rối tay (điều khiển trực tiếp bằng đôi tay) và “rối máy” (dùng dụng cụ để điều khiển những quân rối ở xa, với những cử động phức tạp).

Các nghệ nhân phường rối nước.
Các nghệ nhân phường rối nước.

Múa rối nước là công việc nặng nhọc, vất vả, nhất là khi thời tiết trở lạnh, vì vậy công việc này thường do đàn ông gánh vác. “Mùa đông xuống nước thì ngại lắm, nhưng chỉ cần vào vở diễn là quên hết, vì đam mê nghề quá”, bà Thỏa nhớ lại.

Nữ NNƯT khẳng định: “Đam mê là yếu tố then chốt để giữ được lửa với nghề này. Nếu có đam mê, tự khắc sẽ có sự chăm chỉ, kiên trì và mong muốn học hỏi để nâng cao kỹ năng. Nếu ai bước vào nghề chỉ vì tiền bạc, chắc chắn sẽ không thể duy trì lâu dài”.

Miệt mài giữ lửa nghề rối nước

Chứng kiến nghệ thuật truyền thống của quê hương từ thời kỳ hưng thịnh khi được biểu diễn ở nước ngoài như: Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc cho đến giai đoạn năm 2016, không mấy ai còn mặn mà với nghề, nữ NNƯT vẫn chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ. Bà khẳng định: “Đây là di sản mà các cụ đi trước dày công xây dựng và để lại, tôi luôn tự nhủ phải gìn giữ bằng mọi giá”.

Nghệ nhân Thỏa (thứ ba từ trái sang) cùng gia đình truyền thống 3 thế hệ  theo nghề múa rối nước của mình.
Nghệ nhân Thỏa (thứ ba từ trái sang) cùng gia đình truyền thống 3 thế hệ theo nghề múa rối nước của mình.

Ngày ngày, bên cạnh công việc đồng áng, ở tuổi gần 60, NNƯT Nguyễn Thị Thỏa vẫn miệt mài trong công tác tuyên truyền, vận động các nghệ nhân trong làng; động viên bà con phường rối Đào Thục tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của nghề mà các bậc tiền bối đã gìn giữ bao đời nay.

“Tôi luôn tích cực tham gia vào các hoạt động của phường như: Tập luyện, biểu diễn, tu sửa con rối; khai thác những tích trò mới, nâng cao kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn; hướng dẫn du lịch, truyền thông nhằm đưa nghệ thuật múa rối nước đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; tăng cường công tác vận động, truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp nối nghiệp”, bà Thỏa chia sẻ.

Hằng năm, bà cùng NNƯT Đinh Hữu Tự đều mở các lớp dạy nghề múa rối nước miễn phí cho các bạn từ 14 tuổi, nhằm khơi dậy “máu” nghề từ sớm cho thế hệ tương lai.

Năm 2019, bà Nguyễn Thị Thỏa vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú bởi thành tích cống hiến xuất sắc trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc qua loại hình nghệ thuật múa rối nước truyền thống; năm 2020, nhận kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng do có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Văn hóa, thể thao và du lịch.

Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước
Lớp bồi dưỡng, truyền dạy, nghệ thuật múa rối nước năm 2024 do NNƯT Nguyễn Thị Thỏa (thứ hai từ phải sang) và NNƯT Đinh Hữu Tự giảng dạy.

Ông Đặng Minh Hưng - Trưởng phường rối nước Đào Thục tự hào: “Bà Nguyễn Thị Thỏa là một tấm gương sáng của phường rối nước Đào Thục, không chỉ giỏi nghề mà còn rất tích cực trong công tác đào tạo, truyền dạy cho thế hệ kế cận. Bên cạnh công tác đào tạo, chúng tôi cũng sẽ tập trung kêu gọi sự hỗ trợ về kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện chế độ đãi ngộ cho các nghệ nhân và đẩy mạnh công tác truyền thông, để phát triển hơn nữa loại hình nghệ thuật truyền thống này”.

Đến nay, gia đình NNƯT Nguyễn Thị Thỏa đã có 3 thế hệ theo nghề múa rối nước truyền thống. Họ cùng với những nghệ nhân nơi đây vẫn đang miệt mài viết tiếp truyền thống văn hóa đặc sắc của loại hình Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia này.

Múa rối nước là nghệ thuật độc đáo chỉ có tại Việt Nam, với đặc trưng là sân khấu nước và hình tượng chú Tễu, phản ánh chân thực chất đời, chất dân dã và văn hóa của nông thôn vùng châu thổ sông Hồng, đồng thời là “cuốn lịch sử sống” về dân tộc Việt Nam.

Cách trung tâm Hà Nội 30km, thôn Đào Thục, xã Thục Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội là cái nôi của nghề múa rối nước truyền thống. Theo NNƯT Nguyễn Thị Thỏa, làng nghề rối nước Đào Thục có từ thời Hậu Lê, do tổ nghề là cụ Đào Đăng Khiêm truyền dạy cho nhân dân địa phương.

Trong quá trình phát triển nghề múa rối nước, bên cạnh những tích trò cổ đã được lưu giữ từ ngàn đời, để đáp ứng nhu cầu của thị trường các nghệ nhân ở phường múa rối nước Đào Thục đã sáng tác thêm nhiều tích trò mới như: “Rước ảnh Bác Hồ”, “Truyền thuyết Cổ Loa thành”,...

Mỗi tiết mục biểu diễn múa rối nước sẽ có ít nhất 12 tích trò, cần từ 8-9 nghệ sĩ tham gia điều khiển con rối. Có tiết mục phải đến 20 nghệ sĩ, ca sĩ biểu diễn. Ngày 12-3-2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức ghi danh nghệ thuật múa rối nước Đào Thục trên địa bàn huyện Đông Anh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hải Ly

Tin liên quan

Tin mới hơn

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

LNV - Người dân làng nghề sản xuất đồ mộc Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội vô cùng phấn khởi khi đón nhận Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội". Một sự kiện ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi, vượt mọi khó khăn của người dân Vạn An, đóng góp tích cực vào quá trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thị xã.
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

LNV - Đàn ông Trạch Xá khéo may - Tay đo, tay thước suốt ngày chỉ kim. Quả thực, hiếm có làng quê nào như làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - nơi hầu hết đàn ông trong làng đều làm nghề may áo.
Làng nghề nước mắm Nam Ô

Làng nghề nước mắm Nam Ô

LNV - Cứ mỗi dịp gần Tết, người dân làng nước mắm Nam Ô lại tất bật chuẩn bị đủ sản lượng nước mắm phục vụ cho khách hàng trong và ngoài thành phố đến mua làm quà biếu và tiêu dùng. Từ đầu ngõ, nghe thoang thoảng hương vị mắm đặc trưng, quyện trong không gian thân thuộc giữa làng chài cổ.

Tin khác

Làng nghề bánh nổ Điền Trang

Làng nghề bánh nổ Điền Trang

LNV - Bánh nổ, món ăn dân dã chỉ có ở Quảng Ngãi này từ lâu đã thành đặc sản. Khi tiếng búa đóng vào chày vang khắp cả làng Điền Trang, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa chính là chuông báo, Tết sắp đến.
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

LNV - Bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, (tỉnh Điện Biên) là nơi người dân tộc Lào sinh sống lâu đời. Từ xưa, người Lào quan niệm phụ nữ phải biết dệt vải, “biết dệt vải mới lấy được chồng!”. Bởi vậy nghề dệt vải truyền thống người Lào Na Sang được lưu giữ, truyền dạy và phát triển cho tới ngày nay.
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

LNV - Với truyền thống hơn 100 năm trồng quất cảnh, nông dân xã Cẩm Hà, TP Hội An đã chuẩn bị 71.000 chậu quất phục vụ Tết Ất Tỵ.
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

LNV - Hồn đất thăng hoa qua bàn tay người thợ
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho làng nghề được phục hồi và phát triển.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

LNV - Làng nghề vùng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn liền với quá trình truyền nghề qua nhiều thế hệ. Những tinh hoa từ nghề xưa không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của các làng nghề trong thời đại ngày nay.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thêm 3 huyện của Bến Tre, Sóc Trăng và Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới

Thêm 3 huyện của Bến Tre, Sóc Trăng và Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre); huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng); huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đạt chuẩn nông thôn mới.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

LNV - Người dân làng nghề sản xuất đồ mộc Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội vô cùng phấn khởi khi đón nhận Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội". Một sự kiện ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi, vượt mọi khó khăn của người dân Vạn An, đóng góp tích cực vào quá trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thị xã.
Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

LNV - Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

LNV - Đàn ông Trạch Xá khéo may - Tay đo, tay thước suốt ngày chỉ kim. Quả thực, hiếm có làng quê nào như làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - nơi hầu hết đàn ông trong làng đều làm nghề may áo.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động