Nữ doanh nhân Hồ Thị Hoa - Chủ doanh nghiệp mè xửng Thiên Hương: Thành công nhờ ý thức gìn giữ nghề truyền thống
Nữ Doanh nhân Hồ Thị Hoa – Chủ Doanh nghiệp mè xửng Thiên Hương
Với một chữ “Tâm” thiền định, Thiên Hương không chọn lối đó. Chị Hoa có cách tiếp thị không khoa trương, ồn ào nhưng lại đặc biệt độc đáo đó là: đầu tiên mình phải làm tốt chất lượng sản phẩm rồi tiếp thị trực tiếp từ chính người thân, bạn hữu của mình. Mỗi khi gặp bạn bè, người thân, chị mời họ thưởng thức kẹo mè xửng rồi nhờ họ gửi đến bạn bè, bà con nơi xa chút đặc sản xứ Huế, gọi quà của xứ Huế. Công việc tiếp thị chân tình đó không ngờ lại có tác dụng lớn, những đơn đặt hàng kẹo mè xửng từ các nơi về ngày càng nhiều và hiện nay qua kênh tiếp thị này, 50% sản lượng mè xửng Thiên Hương đã được xuất ngoại, sang cả Mỹ và Trung Quốc vốn là những thị trường cực kỳ khó tính. Sản phẩm của Thiên Hương đã tham gia hầu hết các hội chợ và triển lãm trong nước, đạt được nhiều huy chương, đạt được nhiều danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn. Các năm 2003 và năm 2005, mè xửng Thiên Hương đã được Giải thưởng Sao vàng Đất Việt. Mới đây, Thiên Hương được trao Cúp Sen vàng thương hiệu nổi tiếng Việt Nam và Quốc tế. Điều này góp thêm động lực, tạo nguồn động viên tinh thần vô cùng to lớn cho tập thể Công ty TNHH Thiên Hương nói chung và doanh nhân Hồ Thị Hoa nói riêng đặt trách nhiệm và chữ “tâm” vào từng sản phẩm để phục vụ tất cả người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Nguyên Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang trao kỷ niệm Chương Doanh nhân tiêu biểu cho chị Hồ Thị Hoa (01/2014)
Du khách đến Huế, được mời thưởng thức kẹo mè xửng, uống cùng trà sen Tịnh Tâm, nghi lễ tiếp đón này chỉ dành cho thượng khách. Vì chỉ người dân xứ Huế mới có được sự kết hợp tinh tế này. Đó là nét văn hóa Huế, không đâu có được và không thể thay thế được. Hương thơm của trà ướp sen được pha bằng sương sớm hứng trên lá sen hòa quyện với hương vị của mè xửng… tạo nên văn hóa ẩm thực trà đạo xứ Huế vô cùng tao nhã, vô cùng thi vị, độc đáo. Vì thế từ lâu, mè xửng đã được coi là một trong những biểu tượng của vùng đất Cố Đô này.
Sản phẩm Thiên Hương rất phong phú, đa dạng để đáp ứng tất cả nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngay từ những thập niên 50, ở Huế đã có nhiều tiệm mè xửng nổi tiếng, sản xuất và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Ngày nay, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe, chất lượng sản phẩm phải có nguyên liệu tốt, tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra cực kỳ nghiêm ngặt, sản phẩm luôn phải có tiêu chí phù hợp với sức khỏe người tiêu dùng, giá cả phải phù hợp với túi tiền của người dân. Các tiêu chuẩn bình chọn các sản phẩm là ngon - bổ - rẻ, không phải nhà sản xuất nào cũng đáp ứng được, người tiêu dùng khôn ngoan khi phải chọn lựa hàng chục thương hiệu mè xửng khác nhau tràn lan trên các khu như chợ Đông Ba, các siêu thị như Big C, Coopmart, rồi kể cả sân bay, bến xe,nhà ga...Các hãng mè xửng không đáp ứng được những tiêu chí trên thì tự khắc bị đào thải theo quy luật “thương trường là chiến trường”. Thương hiệu Mè xửng Thiên Hương trải qua một chặng đường rất dài để có được ngày hôm nay. Luôn được người tiêu dùng tin tưởng, bình chọn là nhãn hàng uy tín, một địa chỉ tin cậy để du khách khi đến Huế ghé tận nơi mua đặc sản của Huế làm quà tặng người thân…
Không phải ngẫu nhiên mà mè xửng của công ty Thiên Hương tồn tại và có thương hiệu vững chắc trong lòng du khách, hay tất cả người tiêu dùng. Sản phẩm Thiên Hương có mặt khắp mọi miền đất nước, kể cả nước ngoài... Để đạt điều này chị Hồ Thị Hoa chia sẻ: “Chúng tôi phải “lao tâm khổ trí” đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để có công thức chế biến phù hợp nhưng vẫn giữ cái truyền thống: đó là giảm hàm lượng đường, để kẹo không quá ngọt, tăng thêm độ thơm tự nhiên của vị mè rang, vị bùi béo của đậu phụng... Đồng thời, cải tiến cách tân mẫu mã liên tục cho bắt mắt, phù hợp với nhãn quan thời hiện đại. Có nhiều những thay đổi thì nét đặc trưng của mè xửng xứ Huế không bao giờ thay đổi, miếng kẹo làm ra không to, không nhỏ, vừa phải khi đưa lên miệng, mũi ngửi ngay thấy mùi của Mè Xửng. Khi mè xửng xuất ngoại dù không khí lạnh nhưng miếng mè không bị cứng như các loại mè xửng khác”.
Các sản phẩm của mè xửng Thiên Hương được sản xuất và chế biến dựa trên sự thừa kế tinh hoa gia truyền kết hợp với công nghệ hiện đại. Sản phẩm chính gồm: mè xửng dẻo truyền thống, mè xửng dẻo cải tiến, mè xửng giòn và nhiều loại khác nhau … để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Giữ vững nghề truyền thống, Thiên Hương luôn đào tạo nâng cao kỹ thuật tay nghề cho công nhân, đầu tư trang thiết bị hiện đại, dây chuyền đóng gói khép kín, dây chuyền nướng bánh tráng…sẵn sàng cho sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Bằng uy tín, chất lượng sản phẩm và nỗ lực của mình, đặc sản Mè xửng Thiên Hương không những được người tiêu dùng ở Huế tín nhiệm mà còn được du khách trong và ngoài nước đón nhận. Mè xửng Thiên Hương có hệ thống các Đại lý tiêu thụ rất mạnh ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
Mè xửng Thiên Hương - một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn hóa của Huế, như Chùa Thiên Mụ, Sông Hương, Núi Ngự vậy. Người Huế khi đi xa hay thậm chí ra nước ngoài ai cũng mang theo vài gói mè xửng, như mang hồn của xứ Huế đi theo. Ngược lại du khách mọi miền khi đến Huế đều mong muốn tìm cho kỳ được những gói mè xửng mang về làm quà dành tặng người thân...
HỮU VĂN
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 Kinh tế