Nông nghiệp Thủ đô tăng trưởng ấn tượng
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, năm 2020, sản xuất nông nghiệp đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 khiến thị trường tiêu thụ bị hạn chế, nguồn thực phẩm chế biến gặp khó khăn do giãn cách xã hội. Trong khi đó, bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, diễn biến bất thường của thời tiết. Mặc dù vậy, vượt khó khăn, nông nghiệp Thủ đô vẫn đạt mức tăng trưởng 4,2%.
Năm 2020, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 38.093 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm trước. Cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch kịp thời, trong đó trồng trọt, lâm nghiệp chiếm 41,55%; chăn nuôi, thủy sản chiếm 56,22% và dịch vụ chiếm 2,23%. Hà Nội tiếp tục thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và chuyển đổi theo hướng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn. Đáng chú ý, TP đã có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 141 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, thu hút nhiều DN, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia.
Mô hình trồng rau thủy canh tại huyện Sóc Sơn cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Ngọc Ánh
Chia sẻ về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, quý I/2020, ngành nông nghiệp tăng trưởng âm 1,17%. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, TP đã có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng vụ sản xuất. Trong quý II/2020, Hà Nội đã điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp để bám sát nhu cầu thị trường. Với sự điều chỉnh này, sản lượng rau vụ Xuân đạt trên 212.000 tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, nhờ sự linh hoạt trong phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, năm 2020, đàn gia cầm đạt trên 39,8 triệu con, tăng 7,78% so với năm 2019; sản lượng thủy sản đạt trên 116.000 tấn, tăng 3,49% so với năm trước, giá trị sản phẩm thủy sản tăng 1,5 - 3 lần.
Ứng dụng khoa học công nghệ là khâu then chốt
Trong năm 2021, mục tiêu hướng tới của nông nghiệp Thủ đô là sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ...; sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển làng nghề kết hợp du lịch giáo dục trải nghiệm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 3% trở lên.
Tuy nhiên, theo ông Chu Phú Mỹ, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương bởi yếu tố thời tiết, dịch bệnh… Do vậy, Hà Nội đã xác định các giải pháp cụ thể để vừa đảm bảo mục tiêu đề ra, vừa giảm thiểu tác động, hướng tới phát triển bền vững. Đó là thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, từ đó tăng năng suất, chất lượng nông sản, tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến. Đặc biệt, công nghệ tự động, cảm biến, sinh học… sẽ được chú trọng ứng dụng vào quy trình sản xuất, nhất là trong lai tạo những giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao hơn.
Hà Nội sẽ tập trung nâng diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ trên các cây trồng chủ lực, nhất là với sản xuất rau, cây ăn quả. Bên cạnh đó, khai thác có hiệu quả diện tích đất bãi các sông (Hồng, Đà, Đáy, Đuống) để tập trung phát triển cây trồng; sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng trang trại gắn với kết hợp du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Đồng thời, ngành nông nghiệp sẽ chú trọng phát triển các giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với biến đổi khí hậu. Từng bước giảm dần diện tích đất trồng lúa, chuyển sang trồng rau, đậu thực phẩm, cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản an toàn, đạt chất lượng, giá trị cao.
Ngọc Ánh/Theo KTĐT
Tin liên quan
Tin mới hơn

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế
Tin khác

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế

Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân