Nông nghiệp Quảng Ninh: Gỡ khó trước ảnh hưởng dịch bệnh Covid -19
Ngay sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, bà con nông dân các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đã nô nức bắt tay vào sản xuất vụ đông xuân, phấn đấu hoàn thành gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.
Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2020 - 2021, TP. Móng Cái sẽ gieo cấy gần 3.000 ha lúa và hoa màu, trong đó diện tích trồng lúa là 630 ha và sản lượng dự kiến đạt khoảng 2.700 tấn. Đến nay, các địa phương trên địa bàn đang tích cực làm đất gieo trồng và nạo vét các tuyến mương nội đồng, cải tạo các đầm hồ nuôi trồng thủy sản bảo đảm thời vụ...
Tại huyện Đầm Hà, vụ đông xuân năm nay dự kiến gieo trồng 1.200 ha lúa, 621 ha ngô, 180 ha cây khoai lang, cây có củ khác 80 ha, đậu tương 98 ha, lạc 300 ha, rau xanh các loại 185 ha. Để hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ xuân,, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn chủ động tuyên truyền lịch thời vụ cho bà con nông dân, chuẩn bị các điều kiện cần thiết như cung ứng giống, vật tư, phân bón, nạo vét kênh mương nội đồng, vận động nông dân tập trung sản xuất vụ xuân ngay sau thời gian nghỉ Tết.
Nông sản tại tỉnh Quảng Ninh được nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh hỗ trợ tiêu thụ
Còn tại thị xã Quảng Yên, tranh thủ thời tiết đầu năm thuận lợi, bà con nông dân các địa phương đã tranh thủ xuống giống được gần 90% diện tích cây các loại trong tổng số gần 5.300 ha của vụ đông xuân năm nay (diện tích lúa chiếm hơn 4.300 ha, còn lại canh tác rau màu)…
Theo kế hoạch vụ xuân 2020 - 2021, toàn tỉnh gieo trồng gần 32 nghìn ha, trong đó, trà xuân muộn chiếm hơn 96% diện tích lúa xuân và là vụ lúa quan trọng trong năm. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành làm đất lần 1 được hơn 30.000 ha (đạt hơn 90%), gieo mạ được 480 ha. Cùng với đó, các địa phương trong tỉnh cũng đã chủ động bố trí cơ cấu trà, giống, thời vụ phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, chế độ nước của địa phương nhưng vẫn bảo đảm nằm trong khung thời vụ chung của tỉnh. Đồng thời, tổ chức thông tin, tuyên truyền đến bà con nông dân, đôn đốc người dân xuống đồng vệ sinh đồng ruộng, huy động phương tiện làm đất và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho gieo cấy lúa xuân.
Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa, rau màu vụ xuân cho bà con. Các cấp hội nông dân, đại lý, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chủ động liên kết với các đơn vị sản xuất, cung ứng thóc giống, vật tư phân bón bảo đảm chất lượng.
Đồng hành trong khâu tiêu thụ
Dịch Covid-19 quay trở lại vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán, gây ra rất nhiều khó khăn cho người nông dân trong tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương cùng các đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã giúp người nông dân tháo gỡ khó khăn, bảo toàn vốn để tái sản xuất.
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản về việc tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ nông dân, các hộ sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND các địa phương rà soát, thống kê hàng hoá, nông sản, hoa màu... do nhân dân trong tỉnh nuôi, trồng đến thời điểm thu hoạch để xây dựng, triển khai phương án hỗ trợ tiêu thụ. Đồng thời, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…. ưu tiên đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh vào thực đơn các bữa ăn tại các bếp ăn của đơn vị, cơ quan, gia đình.
Thị xã Đông Triều, là địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch Covid-19, đã ngay lập tức được hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đây cũng là địa phương trồng nhiều loại nông sản như: Khoai tây, su hào, các loại hoa. Theo ông Phạm Văn Thành, Bí thư Thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều, chuyến hàng đầu tiên của nông dân xã Bình Dương (thị xã Đông Triều) đã được Sở Công Thương kết nối tiêu thụ thành công. Đã có 17 tấn khoai tây vừa đúng vụ thu hoạch của nông dân Đông Triều được chuyển đến các đơn vị ngành Than, chợ Hạ Long và các siêu thị trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, sau các đợt được hỗ trợ tiêu thụ nông sản trước và sau Tết, 90% hoa và rau củ của nông dân đã được bán hết, giúp người dân thu hồi vốn.
Đối với các địa phương vùng miền núi có thế mạnh về chăn nuôi như huyện Tiên Yên với đặc sản gà đồi, hay huyện Vân Đồn với đặc sản cá song… cũng đã có nhiều giải pháp tiêu thụ. Theo đó, gần 1.000 con gà Tiên Yên cùng với 0,5 tấn cá song đã được Công ty Xăng dầu B12 mua tặng cho cán bộ, công nhân viên dịp Tết vừa qua, tổng giá trị lên đến hơn 500 triệu đồng; Thành Đoàn Hạ Long cũng đã hỗ trợ tiêu thụ 2 tấn ngô cho người dân xã Dân Chủ, TP. Hạ Long và 1.000 con gà cho người dân xã Tân Dân, TP. Hạ Long, với tổng trị giá trên 280 triệu đồng…
Trong thời gian tới đây, tỉnh Quảng Ninh sẽ tích cực phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh, giúp đỡ nông dân tiêu thụ nông sản thông qua việc đưa nông sản vào các bữa ăn tại các đơn vị, cơ quan, gia đình. Đồng thời, đẩy mạnh thống kê các mặt hàng nông sản tồn đọng số lượng lớn, kết nối tiêu thụ, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, tận dụng tối đa thị trường ngoài tỉnh…
Bài, ảnh: Nguyễn Nga
Tin liên quan
Tin mới hơn

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp
11:55 | 11/07/2025 Kinh tế

Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
11:54 | 11/07/2025 Kinh tế

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa
10:12 | 11/07/2025 Kinh tế

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 | 10/07/2025 Kinh tế

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản
13:57 | 09/07/2025 Kinh tế

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 | 09/07/2025 Kinh tế
Tin khác

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng
08:53 | 08/07/2025 Kinh tế

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân