Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc

OVN - Với niềm trăn trở làm sao để xua tan nỗi lo được mùa mất giá của nhà vườn và đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản, chị Nguyễn Minh Thy - CEO Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận đã nghiên cứu chế biến, đưa sản phẩm từ trái xoài cát Hòa Lộc cũng như một số loại trái cây khác của miệt vườn Tây Nam Bộ vươn tầm trở thành đặc sản OCOP tại tỉnh Tiền Giang.

Huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) được mệnh danh là một trong những vựa trái cây lớn nhất khu vực Nam Bộ, với nhiều đặc sản nổi tiếng được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Trong đó, đặc biệt phải kể đến xoài cát Hòa Lộc. Theo thông tin từ Bộ Công thương, xoài cát Hòa Lộc có xuất xứ từ xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (hay tên gọi trước đó là xã Hòa Lộc, huyện Giáo Đức). Thịt xoài dẻo, dày, mềm mịn, ít xơ, vị ngọt thanh mát. Kích thước quả tương đối to, cầm chắc tay, khối tượng trung bình từ 450 - 600g. Khi còn xanh, quả màu xanh ngọc, cuống li ti những đốm nhỏ. Khi chín thơm, trái chuyển sang màu vàng chanh, xung quanh trái phủ một lớp phấn mỏng.

Xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo khiến người tiêu dùng “mê mẩn” bởi hương vị ngọt thanh và chất bột đặc trưng
Xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo khiến người tiêu dùng “mê mẩn” bởi hương vị ngọt thanh và chất bột đặc trưng

Nhờ hương vị thơm ngon và chất lượng vượt trội, hiện nay, xoài cát Hòa Lộc đã được nhân giống và trồng rộng rãi tại nhiều địa phương khu vực Đông Nam Bộ, điển hình như Tiền Giang, Đồng Tháp,… Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng mỗi nơi mà khi thu hoạch quả sẽ có hương vị đặc trưng triêng. Tuy nhiên, xoài cát Hòa Lộc thuộc huyện Cái Bè vẫn là mặt hàng chiếm trọn tình cảm từ người tiêu dùng.

Sinh ra tại làng Hòa Lộc thuộc ấp Hòa (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè), tuổi thơ chị Nguyễn Minh Thy luôn gắn liền với hương vị xoài cát thơm ngon mà mỗi khi nhớ lại đều đánh thức trong chị ký ức hồn quê da diết. Hương vị nồng nàn, độ ngọt sắc sảo, chất bột cát đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loại xoài nào, kể cả xoài cát trồng ở những vùng khác. Sau này, khi trưởng thành và trở về thăm quê, nhìn những vườn xoài vàng ươm, tươi mắt, chị lại hoài niệm về hương vị tuổi thơ và dâng lên nỗi nhớ thương về bà nội. Mặc dù chị đã lên Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống từ lâu nhưng mỗi khi đến mùa, bà nội vẫn thường cắt mỏng từng lát xoài chín, phơi nắng trong nhiều ngày và gửi món xoài dẽo vàng ươm ấy cho gia đình chị sử dụng. Việc phơi khô không chỉ giúp xoài bảo quản được lâu, tránh tình trạng dập nát khi vận chuyển hoặc chỉ có theo mùa, mà còn duy trì hương vị thơm ngon, chẳng hề thua kém quả tươi.

Ngoài đặc sản xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo, doanh nghiệp còn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm sấy khác như khóm, gừng, chuối xiêm, cóc, ổi, thanh long,...
Ngoài đặc sản xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo, doanh nghiệp còn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm sấy khác như khóm, gừng, chuối xiêm, cóc, ổi, thanh long,...

Những năm qua, bài toán “được mùa, mất giá” vẫn đang là vấn đề nan giải đối với bà con nông dân. Bên cạnh đó, người dân còn phải đối mặt trước tình trạng thiên tai, dịch bệnh, thương lái ép giá khiến nông sản khó tiêu thụ, nguy cơ lỗ vốn. Xoài cát Hòa Lộc cũng không ngoại lệ. Những lúc rớt giá hay mất mùa, người dân chỉ để trái chín rụng, vô cùng lãng phí. Điều này thôi thúc chị Thy muốn làm gì đó để giúp bà con cải thiện tình hình, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nhận ra cách phơi khô của bà có thể tối ưu nguồn xoài không tiêu thụ hết, giải quyết đầu ra cho bà con quê mình, chị Thy đã nhiều lần làm thử, trải qua không ít thất bại và cuối cùng tạo nên món xoài sấy khô như hương vị năm xưa. Để phù hợp với nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và rút ngắn thời gian chế biến, vào năm 2017, chị đã tiến hành xây dựng nhà xưởng, mua sắm dây chuyền thiết bị hiện đại, thành lập Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận (Công ty Bamofood) và đưa ra thị trường sản phẩm “xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo Bamofood”. Trong đó, “Bamo” là chữ viết ngắn của Bà Một, tên thường gọi của bà chị.

Chị Thy chia sẻ, “Phơi thủ công vừa mất thời gian, vừa phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường. Do đó, tôi quyết định theo đuổi mục tiêu làm thực phẩm sạch, an toàn sức khỏe bằng cách không dùng chất phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản và đường. Đồng thời, lựa chọn phương pháp sấy nhiệt bằng máy tương đương nhiệt độ ngoài trời với quy trình sấy hoàn toàn khép kín. Tuy nhiên, thói quen lâu đời của người tiêu dùng thường thích những sản phẩm ngọt, nhiều màu sắc và giá thành rẻ nên ban đầu tôi gặp không ít khó khăn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường.”

Chị Nguyễn Minh Thy - CEO Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận (Bamofood)
Chị Nguyễn Minh Thy - CEO Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận (Bamofood)

Khi không dùng chất phụ gia, màu sản phẩm thường không bắt mắt, giá thành lại cao, khó bảo quản lâu, thêm phần bị người mua so sánh về giá khiến chị Thy chán nản, muốn bỏ cuộc. “Đôi khi, tôi cảm thấy mình cô đơn trong nghề lắm vì không tìm thấy người đồng hành, thiếu sự hỗ trợ của chuyên gia, phải một mình dò dẫm. Nhưng may mắn cho tôi là được gia đình và một số bạn bè ủng hộ tinh thần, tiếp thêm niềm tin, sự quyết tâm,” chị Thy tâm sự.

Qua thời gian dài nỗ lực và kiên trì với mục tiêu làm thực phẩm sạch, sản phẩm của đơn vị dần dần được mọi người đón nhận và tìm mua rộng rãi trên thị trường. Năm 2021, “xoài cát Hòa Lộc sấy Bamofood” được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Bên cạnh đó, đơn vị cũng nghiên cứu thêm nhiều mặt hàng trái cây sấy khác như khóm, chuối xiêm, cóc, ổi, thanh long,… với với công suất trung bình từ 3 - 4 tấn thành phẩm mỗi tháng, giá dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/kg. Riêng sản phẩm xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo có giá 600.000 đồng/kg. Hiện, các sản phẩm của đơn vị đã có mặt tại trên các hệ thống siêu thị, trạm dừng chân và một số sàn thương mại điện tử.

Điều khiến chị Thy tâm đắc nhất chính là có thể góp phần giải quyết đầu ra cho mặt hàng trái cây đặc sản và tạo thêm thu nhập cho chị em phụ nữ địa phương. Theo chị Thy, trước đây, xoài Cát Hòa Lộc được người dân bán ra với giá khoảng hơn 20.000 đồng/kg, khi sấy khô 10kg xoài tươi, sẽ thu được 1kg xoài sấy dẻo, với giá bán ra tăng gấp 3 lần (600.000 đồng). Hiện nay, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, Công ty Bamofood vẫn đang lên kế hoạch mua thêm máy móc, nâng cấp nhà xưởng, hướng tới tăng gia sản xuất, phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hồng Anh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Tương Dương (Nghệ An): Phát triển sản phẩm OCOP dựa vào thế mạnh địa phương

Huyện Tương Dương (Nghệ An): Phát triển sản phẩm OCOP dựa vào thế mạnh địa phương

LNV - Phát triển sản phẩm OCOP tại Tương Dương những năm qua, đã góp phần phát huy thế mạnh của địa phương, nâng tầm sản vật miền núi. Tuy nhiên, để phát triển sản phẩm OCOP ở Tương Dương, vẫn còn những khó khăn...
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

OVN - Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” sẽ tổ chức vào ngày 1/9/2024 tại Bãi cỏ Đồng Vuông, cao nguyên La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Một gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn và 5 gian hàng của các địa phương (Kbang, Đức Phổ, Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ) sẽ tham gia Ngày hội.
Quảng Ninh: Vai trò quan trọng của phụ nữ trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Vai trò quan trọng của phụ nữ trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Hỗ trợ phụ nữ làm kinh doanh, giới thiệu việc làm, phát triển kinh tế gia đình... luôn là những nhiệm vụ trọng tâm được Hội LHPN huyện Đầm Hà quan tâm, chú trọng. Để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ này, Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện đã chủ động phát huy vai trò của hội viên trong tham gia chương trình OCOP và đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách

Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách

OVN - Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy, lượng du khách tham gia các hình thức du lịch nông thôn, sinh thái chiếm khoảng 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ khách đi du lịch nông thôn tăng 10 - 30%...
Tuy Phong: Thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

Tuy Phong: Thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

OVN - Mới đây, ông Nguyễn Trung Trực – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong đã ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Tuy Phong năm 2024 (đợt 1).
Thanh Hoá: Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với nhiều sản vật hấp dẫn

Thanh Hoá: Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với nhiều sản vật hấp dẫn

OVN - Tối 21/7, tại quảng trường biển TP Sầm Sơn đã diễn ra Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.

Tin khác

Hội nghị Kết nối, quảng bá các sản phẩm OCOP, đặc trưng của địa phương

Hội nghị Kết nối, quảng bá các sản phẩm OCOP, đặc trưng của địa phương

LNV - Ngày 11/7, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bắc Giang phối hợp với Liên minh HTX các tỉnh: Hà Tĩnh, An Giang tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, đặc trưng, tiêu biểu và xúc tiến thương mại cho các HTX năm 2024.
Quảng Ngãi: Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn

Quảng Ngãi: Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn

LNV - Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổ chức sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đạt diện tích khoảng gần 1.500 ha, sản lượng đạt trên 24.000 tấn, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Rau ăn lá An Hòa - sản phẩm OCOP 4 sao

Rau ăn lá An Hòa - sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Chị Trần Thị Thanh - chủ thể bộ sản phẩm OCOP 4 sao rau ăn lá An Hòa (thôn Ngọc Động, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm) đạt thành công trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất các loại rau an toàn.
Xây dựng thương hiệu chè Tô Múa thành sản phẩm OCOP

Xây dựng thương hiệu chè Tô Múa thành sản phẩm OCOP

LNV - Chè shan tuyết ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, từ lâu đã nổi tiếng bởi đượm vị, nước chè vàng sánh, có mùi thơm đặc trưng. Trong quá trình phát triển, cây chè Tô Múa được người sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong các khâu trồng, chăm bón và thu hái, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Sắc Sen Tây Hồ - Tôn vinh nét đẹp văn hóa của Thăng Long - Hà Nội

Sắc Sen Tây Hồ - Tôn vinh nét đẹp văn hóa của Thăng Long - Hà Nội

OVN - Tối 12/7, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ (Hà Nội), UBND quận Tây Hồ phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị, Báo Hà Nội mới, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024.
Mạch nha Thi Phổ

Mạch nha Thi Phổ

LNV - Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là “mạch nha Thi Phổ”:
Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP

LNV - UBND Thành phố Hà Nội có kế hoạch tổ chức Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” từ ngày 9 đến 11/8/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

OVN - Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao Lào Cai

Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao Lào Cai

LNV - Do đặc thù về điều kiện địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên nơi sinh sống nên mỗi nhóm, ngành dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai sở hữu những loại hình kiến trúc nhà ở khác biệt. Tuy vậy, điểm chung của các tộc người là đều gìn giữ nếp nhà như gìn giữ hồn cốt của dân tộc mình. Bởi không đơn thuần là nơi ăn ở, sinh hoạt, nhà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tín ngưỡng tâm linh độc đáo thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của đồng bào đã được truyền thụ từ đời này sang đời khác.
Phát huy giá trị văn hoá, tinh thần sen Tây Hồ

Phát huy giá trị văn hoá, tinh thần sen Tây Hồ

LNV - Với trí tuệ, bàn tay tài khéo của các nghệ nhân, doanh nhân, cây sen đã trở thành nguyên liệu chính để làm nên nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống hằng ngày của người Việt, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng; được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP

Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP

OVN - Tỉnh Phú Yên hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, liên kết theo chuỗi giá trị năm 2024, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn của các địa phương đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Hà Tĩnh: Xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP

Hà Tĩnh: Xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ tích cực tham gia các hoạt động giao thương, xúc tiến quảng bá do các sở, ban, ngành tổ chức, nhiều sản phẩm OCOP Hà Tĩnh ngày càng nâng cao thương hiệu, chất lượng, mở rộng thị trường.
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

lnv - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Sản phẩm OCOP thu hút du khách đến Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024

Sản phẩm OCOP thu hút du khách đến Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024

LNV - Du khách trong và ngoài tỉnh Phú Yên đến với Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024, không chỉ thưởng thức những món ăn đặc sản của các vùng miền mà còn tham quan, mua sắm, thưởng lãm các sản phẩm OCOP của 27 tỉnh/thành phố trong cả nước.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động