Người “Thổi hồn” vào than đá
Ông Chín cho biết: “Nghề chế tác mỹ nghệ than đá xuất hiện do người Pháp du nhập vào tại vùng mỏ Quảng Ninh từ cuối thế kỷ 19. Trước năm 1986, những người thợ tham gia vào Hợp tác xã Hồng Gai chuyên chế tác tranh, mỹ nghệ than đá. Sau khi hoạt động không hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, Hợp tác xã bị giải thể. Năm 1986, những người làm nghề dần khôi phục lại nghề thủ công này để sinh sống”. Hồi nhỏ, bố ông Chín là công nhân mỏ. Mỗi khi đi làm về, chú bé Chín lại được bố cho một vài hòn than. Từ món quà đó, chú bé Chín làm thành những hòn bi và đồ chơi nhỏ.
Sau này, khi lớn lên, ông Chín là công nhân nhà máy cơ khí Hòn Gai, với chuyên ngành là Thợ tiện cơ khí chế tạo máy. Thời gian này, ông lấy bà Vũ Thị Phương nữ công nhân làm tại Công Ty Mỹ thuật, Mĩ nghệ Quảng Ninh. Cũng vì cuộc sống mưu sinh, nên ông Chín đành tạm gác ước mơ chạm khắc than đá từ nhỏ của mình lại. Năm 1995, nhận thấy nhiều du khách tới tham quan Hạ Long thích thú với các sản phẩm từ than đá. Ông Chín, bàn với người vợ, tự mở một xưởng riêng, chế tác các sản phẩm từ than đá.
Nghệ nhân Phạm Tiến Chín đang chế tấc sản phẩm từ than đá.
Trong nhiều năm qua, ông Chín có hàng trăm tác phẩm khắc than đá như: Tượng cô gái, đảo hoang, vịnh Hạ Long, hòn gà chọi, các bình hoa,… Ông Chín còn gửi các sản phẩm của mình đến tham dự các hội chợ ở tỉnh cũng như địa phương trong cả nước để quảng bá sản phẩm của mình. Các sản phẩm của ông Chín được nhiều du khách đánh giá rất cao về chất lượng và kĩ thuật chạm khắc. Để làm ra một tác phẩm từ than đá, đòi hỏi người thợ phải biết cách từ chọn than, cho đến đục, đẽo, chạm… qua bàn tay khối óc tài ba của mình thì sẽ cho ra một sản phẩm có hồn, và đẹp.
Ông Chín còn chia sẻ thêm: Để chạm khắc được một sản phẩm từ than đá cần rất nhiều công đoạn. Khâu đầu tiên để có được một tác phẩm đẹp từ than là phải chọn chất liệu tốt. Than đá dùng để chế tác ra những tác phẩm nghệ thuật phải là phôi than mỹ nghệ hóa thạch chất lượng tốt với các yêu cầu như: Than đen đặc, trên bề mặt than không có những đường vân, mạch đứt gãy xuyên ngang dọc, than mua trực tiếp tại các khai trường hoặc của các thương lái. Cũng theo ông Chín, hiện tại, ở Quảng Ninh thì chỉ có mỏ than Đèo Nai, mỏ Cọc Sáu thì mới có than đạt chất lượng tốt, để có thể chạm khắc ra các tác phẩm đẹp. Sau khi đã chọn được than các nghệ nhân sẽ ngắm, lựa chọn phôi than nguyên khối phù hợp với tác phẩm định tạc, điêu khắc. Bước tiếp theo là vệ sinh, rửa phôi than sạch sẽ bằng nước để lộ nguyên thổ than. Sau đó, là chế tác gồm các công đoạn như: Cưa, cắt, đục, mài, gọt giũa than theo ý tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Đánh giấy ráp tạo độ bóng, mịn cho tác phẩm. Bước cuối cùng là việc khắc chữ, chỉnh sửa, gọt giũa, chau truốt lại tác phẩm trước khi xuất xưởng, đưa ra thị trường. Để hoàn thành một tác phẩm lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp phải trải qua từ 5 đến 12 người thợ chế tác.
Mỗi tác phẩm điêu khắc than thể hiện sự kết tinh của sự sáng tạo, bàn tay khéo léo và sự say mê với nghề. Khâu khó nhất của nghề điêu khắc than là việc căn chỉnh tạo hình trên bề mặt than. Các dụng cụ dùng để chế tác than gồm: Búa, đục, cưa, kìm, dao, kéo, giấy ráp, máy đánh bóng. Từ một số mẫu đơn giản ban đầu như: Phù điêu Vịnh Hạ Long, hòn trống mái…. Các sản phẩm điêu khắc từ than đá tại Quảng Ninh có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước và một số quốc gia như: Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Áo, Đức…
ở Quảng Ninh ngoài nghệ nhân Chín chạm khắc than đá có thể kể đến Nghệ nhân Phạm Thị Cộng, nghệ nhân Nguyễn Tâm Nhâm, anh Nguyễn Tiến Quyết… Ngoài việc kiên trì, khéo léo, say mê với nghề, điêu khắc than phải hứng chịu sự nhem nhuốc do bụi than.
Hiện nay, nghề điêu khắc than đá đang dần bị mai một vì ít người làm, thu nhập không ổn định và thiếu sự quan tâm đầu tư. Thợ làm nghề chỉ là nhất thời, khó kiếm được người thợ gắn bó lâu dài với nghề. Trong gia đình ông Chín bà Phương, hiện chưa có người kế cận, duy trì nghề này. Tuy công việc vất vả, thu nhập không cao nhưng với lòng yêu nghề, ông Chín vẫn duy trì sản xuất. Với ông, ngoài việc để mưu sinh, duy trì công việc điêu khắc than là giữ gìn nghề truyền thống quê hương, làm đẹp cho đời. Sản phẩm từ điêu khắc than dùng để trang trí, làm quà tặng cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Bài, ảnh: Long Vũ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội