Hà Nội: 16°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 25°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 17°C Thừa Thiên Huế

Người luôn tiên phong và khát vọng đưa lụa Vạn Phúc vươn tầm thế giới

LNV - Sau ngày giải phóng đất nước, ông Phạm Khắc Hà ở làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội vẫn tiên phong, miệt mài, dày công cùng với địa phương tìm hướng đi cho nghề lụa.
Luôn tiên phong

Vạn Phúc đã trở thành địa chỉ đỏ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở làm việc tại đây. Làng lụa Vạn Phúc cũng là làng cổ có nghề dệt với trên nghìn năm tuổi. Trải qua bao thăng trầm lịch sử của đất nước, người dân làng lụa luôn vững vàng đấu tranh giữ đất, giữ làng, giữ nghề. Sinh ra trong ngôi làng có bề dày truyền thống lịch sử, khi mới là học sinh lớp 8, chưa đầy 18 tuổi nghe tiếng gọi non sông, chiến tranh còn chia đất nước làm 2 miền, ông Phạm Khắc Hà đã ghi tên mình vào danh sách thanh niên xung phong đi chống Mỹ cứu nước.

ông Hà xung phong nhập ngũ tháng 3/1971, đến tháng 4 được cử vào đơn vị đặc công 13. được huấn luyện hơn 1 tháng ông đã được nhận nhiệm vụ vào chiến trường miền Nam. Chỉ 1 ngày tiếp cận địa bàn Bình Phước ông và đồng đội phải bước vào trận chiến đấu đầu tiên với quân giặc. Vừa là lính mới và kỹ năng thiếu nhưng đó lại là những bài học đầu tiên để ông và đồng đội rút kinh nghiệm cho những lần chiếu đấu sau.


Nghệ nhân Phạm Khắc Hà trao đổi với khách về sản phẩm lụa đã được đa dạng.


Là đặc công nên đơn vị của ông Hà luôn phải đi trước trong nhiều cuộc tiến công của quân và dân ta để lật đổ Chính phủ Nguy quyền Sài Gòn. Ông nhớ nhất trận đánh vào ngày 12/12/1974 vào tỉnh Phước Long (khi đó) và đến ngày 6/1/1975 giải phóng hoàn toàn địa phương này. Đây là trận đánh mở màn cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn, nó vừa mang tính làm điểm để các đơn vị, địa phương khác rút kinh nghiệm và cũng là để lôi kéo báo chí nước ngoài thông tin về chiến thắng của quân giải phóng, khẳng định đường lối của Đảng và Chính phủ nhà nước còn non trẻ của ta đã có những bước tiến mạnh mẽ trong lãnh đạo đất nước, giải phóng dân tộc. Sau thành công đó của đơn vị Đặc công 13, chỉ hơn 3 tháng sau các trận đánh giải phóng liên tiếp các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ tiến tới giải phóng Sài Gòn 30/4/1975.

Đau đáu nghề dệt lụa

Sau khi đất nước được giải phóng, ông Hà chưa rời quân ngũ nhưng đã hướng về quê hướng với mong ước đổi mới nghề dệt truyền thống. Năm 1975, ông là người đầu tiên tham gia cùng với Hợp tác xã Dệt lụa Vạn Phúc mua và tháo dỡ khung cửi ở TP Hồ Chí Minh đưa về làng nhằm cải tiến quy trình dệt lụa truyền thống.

Năm 1977, ông Hà chính thức rời quân ngũ. tiếp tục học công nhân kỹ thuật và đi làm 10 năm sau xin nghỉ hưu về quê. Là người sinh ra đã gắn với khung cửi, tiếng thoi đưa nên ông rất hiểu nghề dệt. Suốt những năm tháng qua ông đã cùng gia đình giữ gìn và phát huy nghề lụa. Có lúc nghề dệt lụa bị mai một, nhất là thời kỳ đầu khi đất nước chuyển đổi cơ chế sang sản xuất thị trường. Nhiều người đã không còn giữ được nghề truyền thống, bởi kỹ thuật ngành dệt bị lạc hậu, hàng hàng hoá từ Trung Quốc du nhập vào. Ông nói “là người con của làng lụa, mình phải có trách nhiệm để xây dựng và phát triển, giữ nghề tổ tiên để lại. Tôi tự hào được sinh ra và lớn lên ở làng cổ và có di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi học Bác ở tinh thần trách nhiệm”.

Nói là làm, chỉ trong 6 tháng năm 1991, ông mua 5 khung cửi. Trên cơ sở đó ông thu thập các tài liệu về nghề dệt, từng bước cải tiến khung cửi từ chỗ kéo sợi bằng thủ công, ươm tơ cũng thủ công nên sợ tơ thường bị to – nhỏ, tấm lụa dệt không được mịn. Màu sắc không đẹp, bắt mắt và không đa dạng. Sau khi cải tiến quy trình dệt lụa của gia đình, đến nay gia đình ông vẫn duy trì 5 khung dệt được cải tiến đưa các tiến bộ kỹ thuật vào quá trình dệt, nhuộm, hấp tạo ra sản phẩm lụa bền, đẹp, đa dạng mẫu mã.

Trước những khó khăn của nghề lụa, TP Hà Nội chỉ đạo phát triển làng nghề, gắn với du lịch trải nghiệm. Ông Hà được tiến cử làm Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc. Không chỉ lo cho gia đình, ông cùng với phường Vạn Phúc, quận Hà Đông xây dựng Dự án “Bảo tồn làng nghề dệt lụa truyền thống nhằm phát triển du lịch tại phường Vạn Phúc”.

Ông đề nghị thành lập tổ kỹ thuật của làng lụa, từ đó mở các lớp đào tạo lại nghề cho những người còn yếu về kỹ năng dệt, nhuộm, hấp và đào tạo mới cho những lớp trẻ kế cận nghề. Với một người am hiểu về kỹ thuật, ông thường xuyên đứng lớp giảng dạy về kỹ thuật cũng như văn hoá giao tiếp của người Vạn Phúc đối với du khách đến mua sắm, tham quan tại làng. Đối với những khung cửi của các gia đình chưa được cải tiến, ông bàn bạc với mọi người trong tổ kỹ thuật đưa ra biện pháp khắc phục.

Từ năm 2010 đến nay vải lụa Hà Đông đã được nâng cấp. Trước kia vải hay nhăn và xô, nhưng bây giờ đã khắc phục hoàn toàn hiện tượng nhăn, xô, sợi vải mịn, nhẵn và bóng. Năm 2006, thương hiệu lụa Hà Đông đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận thương hiệu độc quyền và bảo hộ tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo lãnh đạo phường Vạn Phúc: Ông Hà luôn phát huy vai trò Chủ tịch Hiệp hội làng nghề, cùng với địa phương tích cực đào tạo nghề, hỗ trợ các hộ cải tiến quy trình dệt lụa, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá. Ông tích cực đi tham gia các hội chợ trong nước, nước ngoài nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm luạ Vạn Phúc đến với các nước và khu vực như Ý, Thái Lan, Pháp, Myanma, Ấn Độ … Để hội nhập cũng như thuận tiện ký kết các đơn hàng với các đơn vị trong nước và nước ngoài.

Chị Nguyễn Thị Huyền phụ trách văn hoá phường Vạn Phúc, chia sẻ: Ngoài việc đứng lớp đào tạo nghề, truyền dạy cách ứng xử giao tiếp văn minh với khách hàng, từ năm 2018 ông Hà còn hướng dẫn bà con sản xuất, kinh doanh lụa niêm yết giá bán trên các sản phẩm nhằm minh bạch thông tin, tránh chặt chém gây mất lòng tin với khách, nhất là khách du lịch.

Mới đây, ông Hà được đi cùng với đoàn lãnh đạo và DN của Hà Đông vào Bảo Lộc, Lâm Đồng ký kết nguồn nguyên liệu tơ nhằm đảm bảo ổn định và sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ. Ông Hà còn đề xuất với quận Hà Đông tạo điều kiện mở lớp dạy cắt may nhằm đa dạng sản phẩm lụa và mở lớp dạy ngoại ngữ cho những người làm nghề để giao tiếp với khách du lịch.

Ở cái tuổi 67, nhiều người đã nghỉ ngơi, nhường lại công việc cho thế hệ trẻ. Nhưng với thương binh 3/4 Phạm Khắc Hà vẫn mang bản chất người lính luôn tiến về phía trước, hỗ trợ cùng địa phương từ việc cải tiến khung cửi, dạy nghề, xung phong đi nước ngoài và các tỉnh thành quảng bá sản phẩm, ký kết nguyên liệu cho làng nghề. Ông đang được đề nghị công nhận là nghệ nhân thợ giỏi cấp thành phố.

Bài và ảnh Bích Hời

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

LNV - Hồn đất thăng hoa qua bàn tay người thợ
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho làng nghề được phục hồi và phát triển.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

LNV - Làng nghề vùng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn liền với quá trình truyền nghề qua nhiều thế hệ. Những tinh hoa từ nghề xưa không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của các làng nghề trong thời đại ngày nay.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.

Tin khác

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

LNV - Nghề thêu truyền thống có mặt ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyện, không thể không nhắc đến làng nghề thêu ở Mỹ Đức (Hà Nội) – nơi được coi là ‘cái nôi’ của nghệ thuật thêu. Với sự kết hợp độc đáo giữa hội hoạ và thêu, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, cùng chồng là một hoạ sĩ, đã sáng tạo ra một phương pháp thêu mới lạ. Để có được thành công này, bà đã trải qua hàng năm trời nghiên cứu, cải tiến, và không ngần ngại từ bỏ hàng trăm bức tranh thêu tay tỉ mỉ.
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

LNV - Từ những hạt lạc tròn mẩy, mật mía ngọt ngào, gừng tươi cay nồng, những người nghệ nhân đã khéo léo đem nấu và kết hợp cùng bánh đa tạo nên món Cu đơ Ông bà Thư Viện thơm ngon nức tiếng – xứng tầm là đặc sản xứ Nghệ.
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để chuẩn bị đơm hoa đón Tết chào Xuân mới Ất Tỵ năm 2025.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

LNV - Hồn đất thăng hoa qua bàn tay người thợ
Hơn 1000 sản phẩm có mặt tại Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3

Hơn 1000 sản phẩm có mặt tại Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3

LNV - Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội tại quận Băc Từ Liêm được tổ chức từ ngày 27-31/12 tại công viên Hòa Bình, với quy mô hơn 150 gian hàng
Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu

LNV - Nhằm đẩy mạnh việc cải tiến, đổi mới, sáng tạo mẫu mã, bao bì, nhãn mác sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong nước và quốc tế,
Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.

Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.

LNV - Sáng 27/12, tại Sở Công Thương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024

Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024

LNV - Tối ngày 26/12, tại Quảng trường - Trung tâm huyện Mê Linh (Hà Nội), Lễ khai mạc Festival Hoa lần thứ 2 năm 2024 và Hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa địa phương đã chính thức diễn ra, mang đến không gian rực rỡ sắc màu và đậm đà
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động