Nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung với khát vọng cống hiến
NSUT Vũ Kim Dung một lần ngâm thơ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám có Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới dự
Những năm tháng dưới khói bom của giặc Mỹ, nghệ sĩ đã nhiều lần thu thanh các tác phẩm thơ trong tình trạng luôn bị ngắt quãng: còi báo động thì xuống hầm trú ẩn, còi báo yên lại lên phòng thu diễn tiếp và phải lên xuống nhiều lần mới hoàn thành tác phẩm. Có những lần nghệ sĩ phải đạp xe từ nơi sơ tán, qua nhiều hiểm nguy về Đài để thực hiện nhiệm vụ thu thanh.Trong quá trình lao động nghệ thuật, nghệ sĩ Kim Dung không rập khuôn theo cách ngâm thơ của lớp đàn chị đi trước, mà luôn tìm tòi sáng tạo đưa âm hưởng các làn điệu dân ca cổ truyền vào từng câu thơ, làm cho nghệ thuật ngâm thơ có thêm những nhân tố mới: đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc, gây được ấn tượng mạnh mẽ hơn cho người nghe. Nghệ sĩ Kim Dung đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu và tìm được những làn điệu đặc trưng, phù hợp để áp dụng vào ngâm thơ, song không áp dụng máy móc mà điều quan trọng là phải bám sát nội dung của mỗi bài thơ để lột tả được hết ý nghĩa của mỗi câu thơ chuyển tải tới công chúng. Ví dụ như thơ của Bác Hồ thường là thể thơ “thất ngôn tứ tuyệt” ngắn gọn với nội dung giáo dục cao. Nghệ sĩ đã nghiên cứu kỹ, chọn các giai điệu phù hợp với từng bài làm cho người nghe hoà vào hơi thở lạc quan trong thơ Bác, cảm nhận được ý tưởng sâu sắc trong thơ mà không cảm thấy bài thơ quá ngắn. Hay như trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, phần lớn mọi người ngâm “Kiều Xuân” (tức là điệu lẩy Kiều giọng tươi vui), riêng nghệ sĩ Kim Dung đã áp dụng ngâm “Kiều Oán” (tức là điệu lẩy Kiều giọng ai oán) với đoạn Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân…đã gây xúc động mạnh đối với người nghe. Giáo sư Đặng Thanh Lê rất tâm đắc, đã mời nghệ sĩ Kim Dung đến Khoa Văn Trường Đại học Sư phạm để minh họa trích giảng “Truyện Kiều” và cùng Giáo Sư đi nói chuyện, minh họa Truyện Kiều ở nhiều nơi. Đối với những bài thơ dài, nghệ sĩ Kim Dung luôn tìm cách đan xen hài hòa các làn điệu, thay đổi tiết tấu, nên mặc dù bài thơ rất dài mà người nghe vẫn say sưa theo dõi, cảm thụ được đầy đủ ý thơ mà không thấy nhàm chán, ví dụ như những bài “Sáng tháng năm”, “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu
NSUT Vũ Kim Dung trong trang phục ca trù
Không chỉ dành tâm huyết cho nghệ thuật ngâm thơ, nghệ sĩ Kim Dung đã sớm “cảm” nghệ thuật ca trù, quyết tâm học cho thành tài với loại hình nghệ thuật mang tính bác học này, dù biết đó là con đường nhọc nhằn, chông gai. Từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, Kim Dung đã dành 10 năm dùi mài đèn sách, tập luyện nghệ thuật ca trù từ hai người thầy hàng đầu là Nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ và Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc. Quá trình học gian nan vất vả từ kỹ thuật nảy hạt, nhả chữ sao cho chuẩn, tay phách sao cho giòn…Nhưng rồi, vượt qua những nhọc nhằn ấy, nghệ sĩ đã thành công, xứng đáng là học trò ưu tú, làm thày hài lòng và yên tâm là ca trù đã “không mất giống”. Kim Dung cũng đã thu thanh phát sóng và biểu diễn rất nhiều tác phẩm ca trù được khán, thính giả mến mộ như : các tác phẩm của Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Xuân Thủy, Lã Hùng Đàm, Chu Hà, Ngô Linh Ngọc v.v…Sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của nghệ sĩ đã được ghi nhận xứng đáng với hai giải thưởng lớn: Hai Huy Chương Vàng trong Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc năm 1985 cho hai tiết mục: Ngâm thơ bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy” và Hát ca trù bài “Xuân không tuổi” của Xuân Thủy. Ghi nhận thành tích và sự tận tụy cống hiến, ngày 14/1/1993, nghệ sĩ Vũ Kim Dung của Đài Tiếng Nói Việt Nam đã được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú do Chủ Tịch nước Lê Đức Anh ký.
NSUT Vũ Kim Dung tặng lại bộ CD ngâm Kiều cho Đài TNVN
Về hưu năm 2000, song 20 năm qua nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung vẫn không ngừng hoạt động nghệ thuật, từ việc giúp các chị em phụ nữ phường, quận nơi nghệ sĩ cư trú luyện tập cho các hội diễn đến việc tổ chức các chuyến đi biểu diễn từ thiện trong nước. Khi sang sống cùng con tại Cộng hoà Séc, nghệ sĩ lại xây dựng nhiều chương trình phục vụ cộng đồng người Việt tại các nước Đông Âu, Tây Âu, tổ chức biểu diễn và đào tạo cho lớp trẻ người Việt ở nước ngoài cả về tiếng Việt, cả về nghệ thuật dân tộc, trong đó ca trù, chầu văn, quan họ. Nhưng dù đi đâu, ở đâu nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung vẫn luôn hướng lòng mình về thủ đô yêu dấu, nơi có Đài Tiếng Nói Việt Nam- ngôi nhà thứ hai nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật, cũng là mảnh đất để nghệ sĩ cống hiến và thể hiện lòng đam mê đối với môn nghệ thuật dân tộc. Năm 2010, nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung thực hiện một vệt chương trình dạy ngâm thơ trên buổi phát thanh “Câu lạc bộ dành cho người cao tuổi”, được đông đảo khán giả yêu thơ theo dõi. Năm 2014, bà Hà Thị Khiết, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã trao cho nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung Huy chương vì sự nghiệp dân vận. Vào dịp Đài Tiếng Nói Việt Nam kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung trao tặng lại cho Đài tất cả những tài sản nghệ thuật quí giá nhất, đó là bộ băng đĩa ngâm Truyện Kiều của Đại Thi hào Nguyễn Du với 3.254 câu lục bát, các bài hát ru và một số CD khác…mà trong quãng đời hoạt động nghệ thuật nghệ sĩ đã thu thanh, lưu giữ nhằm phục vụ thính giả. Tiếp tục dịp kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung đã tặng hai bản ngâm Kiều cho Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Hà Tĩnh để tiếp tục nhân bản phục vụ miễn phí cho tất cả những ai yêu Truyện Kiều Nguyễn Du. Bộ Văn hóa- Thể thao và Du đã sao đĩa để lưu trữ tại các thư viện của 63 tỉnh thành trong cả nước. UBND tỉnh Hà Tĩnh tỉnh đã chỉ đạo Đài Phát thanh tỉnh, Thư viện tỉnh, Nhà trưng bày di tích Nguyễn Du, các trường học…khai thác phát huy cao nhất giá trị đĩa CD này. Nghệ sĩ đã gửi gắm tâm tư bằng mấy câu thơ:
“Cụ Nguyễn Du ơi có linh thiêng
Băng Kiều trao tặng mãi lưu truyền
Nhất tâm gìn giữ dành vốn quí
Gửi lại cho đời một chút duyên”
“Chút duyên” ấy vẫn được bồi đắp từng tháng, từng năm. Năm nay, tham gia chương trình đặc biệt đón xuân Canh Tý 2020 chủ đề " Hương sắc Việt Nam- Mạch nguồn năm tháng" của VOV2 Đài Tiếng Nói Việt Nam, nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung tiếp tục chinh phục khán giả với phần khách mời phòng thu và khách mời hiện trường ngay tại quê hương Nam Định. Lời thơ, tiếng hát ca trù của NSUT Kim Dung lại tiếp tục bay bổng, mang sức sống, khát vọng cống hiến không ngừng ./.
Thanh Thủy
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 Xúc tiến thương mại

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP