Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Nghề pha chế thức uống - Đam mê, sáng tạo để thành công

LNV - Thời gian gần đây, nghề pha chế được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Ngày nay, thức uống khi đến với khách hàng không chỉ ngon mà phải bắt mắt, thế nên, có thể nói, pha chế cũng như một môn nghệ thuật và người pha chế cũng là một “nghệ sĩ”.
Không đơn giản chỉ là pha chế

Đến Lagom Coffee (phường 4, TP.Tân An, tỉnh Long An) vào một chiều mưa, bên cạnh không gian ấm cúng với ánh đèn vàng tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thì ấn tượng nhất là hương cà phê ngào ngạt. Đặc biệt, chủ quán còn khéo léo bố trí một dãy ghế cho khách ngồi cạnh quầy pha chế. Đây cũng là cách để “người sành điệu”, có “gu” có thể xem các động tác pha chế của barista (thợ cà phê).

Chủ quán - anh Ngô Minh Thắng cho biết, do thổ nhưỡng, khí hậu mà cà phê ở mỗi nơi sẽ có hương vị đặc trưng, mỗi loại cà phê cũng có những cách chế biến khác nhau và mỗi châu lục, quốc gia có cách thưởng thức cà phê riêng. Do đó, barista phải có kiến thức, am hiểu về cà phê và biết cách hiệu chỉnh máy pha cà phê, cân chỉnh tỷ lệ, sử dụng các dụng cụ để cho ra những ly cà phê đúng điệu.


Cà phê qua bàn tay barista sẽ được tôn lên hương vị đặc trưng, trọn vẹn nhất, đánh thức được các giác quan của người thưởng thức.


Ngoài ra, chúng ta thường thấy những tách cà phê với bọt sữa sánh mịn được tạo hình xinh xắn, đó cũng là sản phẩm của một quá trình rèn luyện thuần thục từ người pha chế. Không chỉ vậy, bên cạnh việc pha chế, đổ hình, barista cũng là người truyền cảm hứng, hướng dẫn khách hàng cách thưởng thức, cảm nhận hương vị cà phê.

Tương tự, anh Đặng Trần Hữu Lộc - chủ quán trà sữa Dashi, cũng từng có thời gian làm barista cho một số quán cà phê tại TP.HCM ngay từ khi còn là sinh viên. Sau khi tốt nghiệp đại học, không theo đuổi chuyên ngành đã học, anh vẫn tiếp tục với nghề pha chế và trở về quê mở quán trà sữa tại TP.Tân An. Anh chia sẻ: “Trước đây, khi ở TP.HCM, tôi chuyên pha chế cà phê và các món đá xay (ice blended). Tại TP.Tân An, đối tượng khách hàng tôi hướng đến là các bạn trẻ, do đó, tôi chọn trà sữa là chủ đạo”.

Vận dụng vốn kiến thức khi còn làm pha chế, anh Lộc nắm bắt rất nhanh các công thức trà sữa rồi tự cân chỉnh để có hương vị riêng biệt, không trùng lắp

với những quán khác trên thị trường. Nếm thử các thức uống do anh pha chế, đặc biệt là trà sữa thì rất thơm và ít béo. Từ công thức cơ bản, anh còn sáng tạo ra nhiều thức uống ngon, lạ mà trong đó, một số món thuộc hàng “hot” của quán chính là trà sữa nướng, Choco Mashmallow, trà sữa bưởi hồng. Tuy quán có vị trí khá khiêm tốn vì tận dụng mặt bằng nhà riêng nhưng vẫn có một lượng khách quen nhất định bởi hương vị thơm ngon khác biệt.

Phải có lòng đam mê

Bất cứ nghề nào cũng cần có lòng đam mê, pha chế cũng không ngoại lệ. Như với anh Lộc, dù cơ hội việc làm rộng mở nhưng có lẽ, “duyên” với nghề chưa dứt nên anh vẫn tiếp tục với công việc pha chế. Anh chia sẻ: “Thời gian đầu thử nghiệm, tôi không đặt nặng lợi nhuận. Tuy nhiên, khi làm việc phải có sự nghiêm túc, đặt cái “tâm” vào công việc, có lẽ vì vậy mà nghề không phụ mình, khách hàng ngày càng nhiều hơn, đó cũng là động lực để tôi gắn bó lâu dài với công việc này”.

Trò chuyện cùng anh Thắng - chủ quán Lagom, người viết cũng cảm nhận được tình yêu nghề, đồng thời biết thêm được khá nhiều thông tin thú vị về cà phê. Theo đó, lịch sử cà phê trên thế giới trải qua 3 “làn sóng”: Phát minh ra cà phê hòa tan, phát minh ra máy pha cà phê Espresso và thưởng thức cà phê đặc sản, cà phê hảo hạng (Specialty Coffee). Trong đó, với cà phê đặc sản, việc thưởng thức cà phê được nâng lên một tầm cao mới, từ chọn lựa nguyên liệu, rang xay hạt cho đến pha chế đều rất cầu kỳ. Đối với “làn sóng thứ 3” này thì vai trò của barista là vô cùng quan trọng. Tương tự như Trà đạo của Nhật Bản, nghề barista đòi hỏi kỹ thuật cao, cần học tập bài bản, thế nên, một ly cà phê qua bàn tay barista sẽ được tôn lên hương vị đặc trưng, trọn vẹn nhất, đánh thức được các giác quan của người thưởng thức từ ngửi, nếm, cảm nhận cả vị hậu sau khi uống,...

Bảo Châu và Minh Sang được “truyền lửa” niềm đam mê với nghề pha chế từ anh Ngô Minh Thắng


“Đối với barista thì cà phê thể hiện cái tôi, sự đam mê và truyền cảm hứng năng lượng cho người thưởng thức. Những ngày đầu lên TP.HCM theo học lớp barista từ một nơi tiên phong cho “làn sóng cà phê thứ 3”, tôi có khái niệm hoàn toàn khác về cà phê cũng như nghề làm cà phê…” - anh Thắng tâm huyết.

Chính anh Thắng cũng là người “truyền lửa” đến các bạn trẻ. Khi được hỏi về nghề, bạn Hồ Bảo Châu (SN 1997) chia sẻ: “Theo nghề này cần phải có sự điềm đạm, kiên trì, ham học hỏi và đặc biệt là phải có niềm đam mê. Anh Thắng chia sẻ cho chúng tôi rất nhiều về cà phê, các bạn trẻ làm ở quán dần yêu thích cà phê cũng như nghề pha chế. Tôi cũng thường xuyên lên các nhóm trao đổi kinh nghiệm pha chế, học tập từ các kênh Youtube cũng như các tài liệu trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân”.

Tương tự, bạn Nguyễn Minh Sang (SN 2001) bộc bạch: “Tôi đến với nghề trong một lần tình cờ gặp anh Thắng. Anh sẵn sàng “truyền nghề”, hướng dẫn tận tình các “bí quyết” pha chế, từ một người không biết về cà phê, tôi dần yêu thích và muốn gắn bó lâu dài với nghề. Nghề pha chế rèn cho tôi tính kiên nhẫn, sự chỉn chu. Tôi cũng ước mơ có một quán cà phê nhỏ của riêng mình để thỏa mãn niềm đam mê”.

Có thể nói, để tạo ra thức uống với đủ sắc, hương, vị là cả một quá trình rèn luyện vất vả chứ không hề đơn giản. Thế nên, người làm nghề pha chế cũng phải trau dồi, học hỏi rất nhiều và yêu nghề vì một khi có đủ đam mê thì mới có thể đặt trọn cái tâm, cái tình của mình vào trong từng thức uống làm ra./.

Bài và ảnh: Phạm Ngân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tin khác

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

LNV - Làng nghề truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo dựng cơ hội việc làm cho người dân. Để các làng nghề có thể phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, cộng đồng và các nghệ nhân cần có những bước đi đồng bộ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

LNV - Thành phố Hải Phòng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa bản địa, góp phần quan trọng tạo việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh một số nghề truyền thống có xu hướng mai một dần thì cũng có nhiều làng nghề, nghề truyền thống chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhu cầu phát triển của thị trường nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, nét đặc trưng, riêng biệt, bản sắc độc đáo của các địa phương.
Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

LNV - Nằm bên bờ sông Long Hồ, xã Hòa Tịnh, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long là xóm nghề đan đát rổ, rế từ tre trúc. Đây là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời của người dân nơi đây. Nhờ sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay của người thợ, những chiếc rổ, rế từ tre trúc đã trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng sông nước miền Tây.
Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông

LNV - Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên không chỉ thể hiện sự tài hoa khéo léo của người thợ khi cho ra lò những sản phẩm tinh xảo, có giá trị sử dụng cao, mà còn thể hiện nét riêng có về bản sắc văn hóa.
Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp

LNV - Về miền Tây Nam Bộ ai cũng biết nơi đây có một nét rất riêng biệt đó là lắm sông nhiều cá, nên nơi đây cũng sản sinh ra một làng nghề mang đậm chất đặc trưng sông nước đó là làng nghề đan lờ, lợp.
“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề

LNV - Làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng dệt Vạn Phúc là 2 làng nghề đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

LNV - Xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa cách TP. Cao Bằng khoảng trên 30km, đây là làng nghề làm ngói âm dương đã có hàng trăm năm tuổi. Ngói Lũng Rì được làm thủ công rất cẩn thận, màu sắc đẹp, dùng lợp mái nhà mát vào mùa hè ấm về mùa đông.
Trù phú làng nghề

Trù phú làng nghề

LNV - Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...
Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa

LNV - Thôn Phú Hiệp, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được coi là cái nôi của nghề đan đát, đây là một nghề bản địa với nguyên liệu sẵn có ở địa phương để làm ra các sản phẩm quen thuộc như: Thúng, nong, nia, rổ, sàn, dừng, lồng sen, cơi trầu, xiểng đám cưới.
Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Đến nay, 100% cơ sở sản xuất giấy trong khu vực làng nghề Phong Khê; 135/137 cơ sở sản xuất giấy trong cụm công nghiệp Phong Khê I và Phong Khê II, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã dừng hoạt động.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm
Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Sáng 15-3, tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng gốm cổ Kim Lan (xã Kim Đức), UBND huyện Gia Lâm tổ chức Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

LNV - Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, nơi cộng cư của nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng trong phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống. Những lễ hội như Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Đền Sòng, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Lễ hội Căm Mương của người Thái, v.v., không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng biệt mà còn là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch.
Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định phát động phong trào thi đua năm 2025 với chủ đề “Thi đua đổi mới sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc”.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động