Nghệ nhân quốc gia thành công trong phát triển làng nghề truyền thống
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất làng nghề, bản thân gia đình nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh cũng gắn với nghề truyền thống chạm khắc, sơn thếp vàng. Chính vì vậy mà từ nhỏ, anh đã được tiếp xúc, gắn bó và hình thành nên tình yêu với “nghề”.
Bắt đầu từ năm lên 5 tuổi, lúc đôi tay còn mềm dẻo, anh đã theo học nghề cùng cha anh. Nhìn những người thợ gò mình trên khúc gỗ, ngắm nghía mãi lấy hình dáng dọc ngang rồi nhẹ nhàng đục bỏ từng thớ. Cứ vậy, tay thoăn thoắt đưa lên đập xuống mà khúc gỗ đã thành một tác phẩm. Tình yêu với cái nghề truyền thống quê hương trong anh cứ lớn dần lớn dần mỗi ngày.
Nghệ nhân quốc gia Nguyễn Huy Thịnh (thi công nội thất đền Bạch Mã)
Không chỉ trót yêu cái nghề của cha anh, nghệ nhân trẻ Nguyễn Huy Thịnh còn có đam mê và tìm hiểu về các kiến trúc cổ. Theo đó, anh quyết định theo học đại học kiến trúc để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình phát triển sự nghiệp và khát vọng của riêng mình.
Năm 2008, sau khi tốt nghiệp trường đại học kiến trúc Hà Nội, anh quyết định trở về quê nhà để nối nghiệp gia đình. Dưới sự dẫn dắt của người bố là Nghệ nhân Nguyễn Huy Cường, anh luôn tâm niệm: Muốn có được những sản phẩm độc đáo tinh khôi, nhất định phải kể đến phẩm hạnh, cái “tâm” của người thợ với nghề. Đặc biệt là tâm đức, tâm hồn và tâm linh. Đồng thời phải hiểu cội nguồn sâu xa của từng sản phẩm, phẩm chất linh hồn của vị Phật, vị Thánh để dân tôn thờ. Người thợ điêu khắc còn phải học hỏi tâm đức từ các vị để nâng cao tâm hồn, có ý thức tâm linh để nâng cao tay nghề, nâng cao giá trị sản phẩm.
Nghệ nhân trẻ Nguyễn Huy Thịnh thuyết trình về quy trình tu bổ di tích cho cán bộ Sở văn hóa và quận Hoàn Kiếm
Cũng theo anh: “Nghề điêu khắc gỗ, tạc tượng đòi hỏi sự chính xác trong từng khâu, chỉ cần một khâu sai sót thì sẽ làm hỏng cả một tác phẩm. Điều đó đòi hỏi người thợ làm nghề phải có “tay nghề”, trải qua quá trình học tập bền bỉ mới có thể làm được”. Với những nghệ nhân tại Gỗ Vượng như anh Thịnh, việc làm nghề không đơn thuần chỉ là một công việc để kiếm sống mà họ còn tìm được niềm vui và tình yêu, gắn bó với nó.
Khát vọng thay đổi của “Gỗ Vượng”
Ngày nay, quan điểm về thẩm mỹ và cái đẹp trong nghệ thuật truyền thống tâm linh đang có nhiều sự thay đổi. Điều này đòi hỏi những làng nghề truyền thống như nghề điêu khắc đồ thờ, tạc tượng, sơn son thếp bạc tại Sơn Đồng cũng cần linh hoạt “chuyển đổi” để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Nhạy bén nắm bắt xu hướng, nghệ nhân trẻ Nguyễn Huy Thịnh - đại diện Công ty Gỗ Vượng đã từ nền tảng phát triển nghề truyền thống nghiên cứu, áp dụng các kiến trúc nội thất cổ vào trong sản phẩm, từ đó đã đưa những sản phẩm của gia đình lên một tầm cao mới.
Gỗ Vượng - Đơn vị thiết kế thi công thành công nhiều công trình văn hóa, di tích cấp quốc gia, cấp thành phố
Khác biệt với nhiều cơ sở làm nghề truyền thống, theo anh Nguyễn Huy Thịnh - Đại diện công ty Gỗ Vượng cho hay: “Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp, giá trị truyền thống của nghề, doanh nghiệp đã tiên phong áp dụng kiến trúc cổ từ các triều đại vào từng sản phẩm truyền thống lẫn hiện đại. Gỗ Vượng cũng là đơn vị áp dụng các sản phẩm theo lối cổ, đúng với triều đại hưng thịnh của từng dòng họ. Từ đó, cá nhân hóa các sản phẩm để có dấu ấn riêng cho từng công trình”.
Hiện tại, Gỗ Vượng đã thi công hoàn thiện, tu sửa thành công nhiều công trình đình chùa cấp di tích quốc gia, cấp thành phố như nội thất đền Bạch Mã, đình Thọ Tháp, Đình Cao Cương - Ba Vì, Đền thờ Mạc tộc Việt Nam, Chùa Cảnh Tiên, Chùa Tân Bửu, Chùa Trang Sơn… Nhiều công trình nhà thờ họ, phòng thờ hiện đại cũng đã được Gỗ Vượng thiết kế thi công thành công, mang đến không gian thờ cúng đẹp trang trọng, linh thiêng cho các gia đình.
Phòng thờ hiện đại tại VinHome Riverside do Gỗ Vượng thiết kế thi công
Công ty Gỗ Vượng Dát vàng bức tượng Phật cao 12m tại chùa Tản Viên
Nghệ nhân còn cho hay: “Việc tôi còn khá trẻ khiến khách hàng hoài nghi về kiến thức lẫn trình độ. Điều này đã khiến tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tư vấn, thuyết phục khách hàng tiếp nhận sự thay đổi trong thiết kế, thi công những công trình mang tính chất lịch sử, tâm linh...”.
“Thời buổi kinh tế thị trường nên nhiều đơn vị sử dụng những loại gỗ không đúng cam kết, ăn bớt các quy trình sơn mài truyền thống để giảm giá thành sản phẩm. Đây cũng là việc mà tôi cùng cộng sự mất rất nhiều thời gian để tư vấn cho khách hàng hiểu đúng về giá trị sản phẩm của mình”, nghệ nhân doanh nhân trẻ Nguyễn Huy Thịnh cho biết.
Với cái “tâm” của người làm nghề cổ trăm năm, người nghệ nhân trẻ ấy muốn lưu giữ, truyền lại cho thế hệ mai sau không chỉ nếp nghề trân quý, mà còn là những giá trị tinh hoa, văn hóa cổ truyền. Đồng thời, đó còn là tình yêu quê hương, là khát khao đổi mới, kiến tạo những giá trị cộng đồng đáng quý để bảo tồn và phát huy cho muôn đời sau.
Theo Dân Việt
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân