Nghệ nhân Mai Anh Thi: Nghề kim hoàn không dành cho những người lười biếng
Ông Mai Anh Thi sinh năm 1967, ngụ tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, ông là người có khả năng chế tác các loại sản phẩm trang sức kim hoàn bằng kỹ thuật thủ công truyền thống từ thiết kế cho đến hoàn thiện sản phẩm bằng sáp, bằng kim loại.
Ông Thi cũng là người có kỹ năng chuyên nghiệp trong các kỹ thuật của một người thợ kim hoàn bậc cao như gắn đá cao cấp, sản phẩm có kết cấu phức tạp; tạo mẫu trên sáp, trên kim loại; làm nguội, làm bóng và đa dạng kỹ thuật khác để tạo ra các sản phẩm trang sức bằng thủ công mang tính thẩm mỹ, sáng tạo và có giá trị cao.
Để có được kinh nghiệm như vậy, ông Thi nói rằng cuộc đời ông gắn bó với nghề kim hoàn đầy vất vả và lắm truân chuyên. Ông nhớ lại, năm 1988 ông bắt đầu theo học nghề kim hoàn ngẫu nhiên khi thế chỗ cho người anh đã đóng tiền học mà không đến lớp. Dùi mài, đục đẽo cả năm trời, ông ra nghề và làm công cho một tiệm kim hoàn ở chợ Tân Định.
Thời đó, dân đa số nghèo, nhiều người chỉ lo cái ăn, ít người mua sắm nữ trang, việc ít nên sự vất vả dồn lên những người thợ. Dù vất vả, nhưng ông cố gắng vừa làm vừa học, nhờ thế nghề đã dạy ông những kỹ năng chuyên sâu mà cha ông đã để lại. Năm 2002, ông trở thành nhân viên của Công ty PNJ và đảm trách khâu chế tác nữ trang. Nhờ khéo tay lại có kỹ năng chuyên sâu, kinh nghiệm về chế tác kim hoàn của ông được nâng cao nhờ tham gia một số khóa học do doanh nghiệp cử đi tham gia.
Chính sự lao tâm khổ tứ với nghề đã giúp ông Mai Anh Thi gặt hái được nhiều thành công với nhiều giải thưởng được trao có giá trị. Chẳng hạn như tác phẩm đoạt giải quán quân như “Tiếng thu”, tác phẩm "Pháo hoa"; tác phẩm “Gốc Hoa” đoạt giải nhì Hội thi Bàn Tay Vàng cấp thành phố; thể loại Vòng cổ được chọn để trưng bày tại Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia Hội quán Lệ Châu - Đền thờ Tổ nghề kim hoàn TP. Hồ Chí Minh…
Năm 2007, Công ty PNJ công nhận ông Thi là cá nhân có nhiều sản phẩm tiêu biểu đã thiết kế, chế tác có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật cao. Năm 2008, ông đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp thành phố; năm 2011 đạt danh hiệu Nghệ nhân Kim hoàn, do Hội Kim hoàn Đá quý TP. Hồ Chí Minh trao tặng.
Đối với nghề kim hoàn, ông Thi tâm niệm rằng, muốn trở thành một người thợ giỏi, bản thân phải kiên trì học hỏi, lao động bằng cả trí lực và sức sáng tạo, đồng thời phải có sự thăng hoa trong tư duy. Làm nghề kim hoàn phải tập cho đôi tay trở nên tài hoa thì mới ‘thổi hồn” vào những sản phẩm mình chế tác.
Nghệ nhân Mai Anh Thi (đứng) hướng dẫn đồng nghiệp chế tác nữ trang theo phương pháp truyền thống
Theo ông Thi, sự khác biệt của người thợ kim hoàn giỏi với phần còn lại là khả năng đưa ra ý tưởng, đọc bản vẽ và gọt dũa chuẩn xác từng chi tiết. Ngày xưa nghề kim hoàn của ông cha chưa có công nghệ cân chỉnh, hình vẽ 3D nhưng bằng kinh nghiệm nhiều thế hệ truyền nối, các loại nữ trang được mài dũa, cẩn đá chuẩn đẹp đến từng chi tiết nhỏ.
Để làm được như vậy, người thợ kim hoàn thủ công khi xưa đã làm việc với cảm xúc thăng hoa, dồn cả tâm lực cho công việc. Ngày nay, nghề kim hoàn truyền thống vẫn còn được lưu truyền, tiếc rằng tính “ma thuật” của nghề do ông cha để lại đang mai một và không ít người trợ trẻ thiếu sức bền để “dùi mài” kỹ năng nghề, cho dù thời bây giờ họ dễ dàng tiếp cận với công nghệ và điều kiện học hành hơn xưa rất nhiều.
Theo Công thương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân