Nghệ nhân Lê Xuân Tùng: Ước mơ nâng tầm nghề tò he truyền thống
Sinh ra và lớn lên tại làng Xuân La (huyện Phú Xuyên (Hà Tây cũ), nay là Hà Nội chiếc nôi của làng nghề tò he, cũng như bao đứa trẻ khác trong làng, Lê Xuân Tùng đã sớm tiếp xúc với bột gạo đủ màu sắc, thành phần chính làm nên tò he. Trong một gia đình, tất cả thành viên đều là nghệ nhân nặn tò he, ngày qua ngày, Xuân Tùng quan sát ông cha làm từ đó học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Từ những cục bột mà người lớn làm còn dư lại, Xuân Tùng bắt chước nặn theo những gì mình học được. Lúc đầu, nặn những con vật quen thuộc có hình thù đơn giản, qua sự chỉ dạy của các bậc tiền bối, dần dần tay nghề Xuân Tùng từng bước tiến bộ. Đến năm 12 tuổi, Xuân Tùng chính thức trở thành nghệ nhân tò he và có thể làm cùng với gia đình.
Cũng vào thời gian này, Xuân Tùng theo gia đình chuyển đến Đồng Nai sinh sống, vào ngày cuối tuần rảnh rỗi hay những dịp lễ lớn, anh cùng gia đình đến chùa, các trường học, công viên nặn tò he để bán. Những cục bột gạo mang trên mình đủ sắc màu rực rỡ được đôi bàn tay thoăn thoắt của Xuân Tùng uốn nặn, chưa đến 3 phút bỗng chốc biến thành những món đồ chơi đủ hình thù, màu sắc bắt mắt, có hồn và sống động như thật.
Nghệ nhân Lê Xuân Tùng biểu diễn nặn tò he với các em nhỏ.
Năm 17 tuổi, Xuân Tùng cùng anh trai vào Sài Gòn lập nghiệp, tại nơi đất khách quê người, hai anh em phải bươn chải, làm đủ mọi nghề để sinh sống. Vì nghề nặn tò he thu nhập thấp lại không ổn định, Xuân Tùng kiếm thêm thu nhập từ làm xiếc, nặn bong bóng, viết thư pháp… Có một thời gian anh học sửa xe, thế nhưng làm chưa được bao lâu, Xuân Tùng cảm thấy bản thân không thích hợp với nghề này chính vì vậy, anh quay lại với cái nghề truyền thống nuôi dưỡng mình từ thuở còn thơ.
Khó khăn, vất vả là vậy nhưng mỗi khi nhìn thấy ánh mắt thích thú, hiếu kỳ của các em nhỏ quây quanh mình, đan xen là tiếng rầm rồ thốt lên mỗi khi đôi bàn tay điêu luyện bóp nặn từng cục bột, dứt khoác trong từng thao tác, trong lòng dâng lên cảm giác vui đến lạ thường. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy anh kiên trì với nghề. Với anh việc đưa món trò chơi dân gian tò he đến với đông đảo mọi người, đặc biệt là trẻ em thành phố, vốn dĩ chỉ biết đến những món đồ chơi hiện đại đã là một thành công rồi.
Không chỉ gò bó trong những hình mẫu như ngày xưa, Xuân Tùng luôn cập nhật những hình ảnh mới nhất được các em nhỏ quan tâm như nhân vật hoạt hình, truyện tranh bên cạnh đó anh còn sáng tạo ra nặn chân dung từ bột tò he, chỉ cần nhìn qua hình ảnh, khoảng 5 đến 10 phút sau một bức chân dung tò he tuyệt đẹp ra đời, phù hợp với thị yếu của giới trẻ.
Nâng tầm nghề làm tò he
Với mong muốn đưa nghề làm tò he đến gần hơn của mọi người cũng như gợi nhắc lại làng nghề truyền thống đang dần quên lãng, năm 2014, Xuân Tùng tham gia chương trình Vietnam’s Got Talent với những màn trình diễn nặn tò he hết sức điêu luyện giúp anh lọt vào Top 49 thí sinh xuất sắc nhất . Không dừng lại ở đó, anh còn khiến ban giám khảo cũng như khán giả bất ngờ khi vẽ tranh bằng chính bột tò he này trong đêm bán kết chương trình.
Anh chia sẻ: “Ý tưởng này đã hình thành từ rất lâu rồi, khi anh tình cờ đi ngang qua khu vực bán tranh, nhìn thấy những bức tranh bày bán, anh suy nghĩ từ màu nước, cọ, bút có thể tạo nên một bức tranh sinh động, thế tại sao mình không thử dùng bột tò he vẽ nên một bức tranh như vậy”. Sau hơn 1 tháng mày mò nghiên cứu, Xuân Tùng đem bất ngờ này đến với mọi người ngay trong đêm bán kết. Trong vòng chưa đến 2 phút chớp nhoáng, anh đã vẽ nên bức chân dung nghệ sĩ Hoài Linh trên một bức tranh khổ lớn.
Tiết mục đã nhận được hưởng ứng nồng nhiệt từ phía khán giả và ban giám khảo, đây là chính bước tiến vượt bậc của Xuân Tùng, đưa nghề tò he trở thành nghệ thuật biểu diễn. Giờ đây, tò he không chỉ đơn thuần là những hình mẫu trên thanh tre nhỏ nữa, mà đã nâng tầm trở thành những bức tranh mang đậm nét văn hóa, đặc trưng của Việt Nam.
Chàng trai Hà Nội luôn ấp ủ ước mơ mong muốn quảng bá nghề truyền thống này không chỉ với lớp trẻ Việt Nam mà còn sang các nước bạn trên thế giới. Chính vì thế, Xuân Tùng tích cực tham gia những chương trình quốc tế, anh đã từng sang Đài Loan, NewZeland, Australia, Thái Lan… biểu diễn nặn tò he trước ánh mắt hiếu kỳ của cư dân nơi đây. Đặc biệt, trong đợt tết năm nay, Xuân Tùng đã có dịp biểu diễn tại đại sứ quán úc, tại đây mọi người vô cùng thích thú trước những tác phẩm hết sức độc đáo và lạ mắt của nghệ nhân trẻ. Mỗi tác phẩm đều mang trong mình nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, bên cạnh đó là những đường nét tinh tế chứa chan cảm xúc, hơi thở và tâm huyết của người nghệ nhân làm ra nó.
Chia sẻ về dự định tương lai, Xuân Tùng mong muốn có thể tìm ra nguyên liệu mới thay thế bột gạo. Đây cũng chính là điều khó khăn nhất của nghề tò he, bởi vì, tò he làm ra chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn khoảng 2-3 tháng. Xuân Tùng hi vọng trong tương lai, anh có thể tạo nên những sản phẩm bảo quản trong thời gian lâu hơn để gửi đến những ai yêu mến nghề tò he này.
Đến nay, Xuân Tùng đã gắn bó với nghề hơn chục năm, mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng anh là một trong những người vẫn đang kiên trì thổi lửa với mong muốn giữ gìn làng nghề truyền thống mà ông cha ta để lại và lan truyền đến những thế hệ mai sau.
Bài, ảnh: Mộc Tâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP