Nghệ nhân Hiền Minh - Người nâng tầm bánh truyền thống Việt
Chị Trần Thị Hiền Minh luôn có đam mê với các loại bánh dân gian Việt Nam.
Từ năm 2002, chị Trần Thị Hiền Minh, một nữ dược sĩ, đã từ bỏ môi trường làm việc quốc tế đầy hứa hẹn để quay về với công việc bếp núc chỉ vì muốn theo đuổi đam mê làm các loại bánh dân gian Việt Nam.
Từ ngày chuyển sang công việc mình yêu thích, chị càng cần mẫn, tìm tòi, sáng tạo để cho ra đời hàng trăm loại bánh dân gian mang đậm hương vị truyền thống của Việt Nam. Đến nay, các loại bánh chị làm ra được rất nhiều người biết đến và được khẳng định tại nhiều cuộc thi làm bánh trong và ngoài nước.
Giữ vị truyền thống của các loại bánh ngày Tết
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, gian bếp nhỏ nhà chị Trần Thị Hiền Minh lại rôm rả tiếng nói cười của những nhân viên trong nhóm Bếp cô Minh đến phụ chị gói bánh chưng, bánh tét phục vụ thị trường Tết 2022.
Vào dịp cận Tết Nguyên đán hàng năm, chị Hiền Minh thường cho ra lò khoảng 600 chiếc bánh chưng và 300 chiếc bánh tét mang hương vị truyền thống năm xưa để phục vụ các khách hàng thân quen.
Chị Trần Thị Hiền Minh cho biết, trong văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam, các loại quà, bánh đã trở nên rất gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người Việt. Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, người Việt luôn nhắc đến hai loại bánh không thể thiếu trong các mâm cơm gia đình, đó là bánh chưng và bánh tét.
Trong đợt dịch bệnh vừa qua, chị Hiền Minh và các thành viên Bếp cô Minh đã đồng hành cùng chăm lo các bữa ăn cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Theo chị Hiền Minh, khi cuộc sống ngày càng bận rộn thì người Việt càng muốn tìm về các vị bánh truyền thống năm xưa. Nắm bắt xu hướng đó, các loại bánh chưng, bánh tét từ thương hiệu Bếp cô Minh luôn cũng luôn đặt yêu cầu giữ vị truyền thống lên trên hết. Theo đó, để giữ được vị bánh chưng truyền thống, chị sẽ chọn những chiếc lá dong không quá non và không quá già, gạo nếp làm bánh tươi ngon, khi nấu vẫn còn mùi thơm của thịt. Ngoài ra, khi ướp nhân bánh chưng thì phải ướp nguyên vị truyền thống với các gia vị tốt nhất.
Các loại bánh do chị Hiền Minh làm ra rất bắt mắt nhưng luôn giữ hương vị truyền thống
Đối với bánh tét thì có hai loại bánh tét được người miền Nam và miền Trung ưa thích là bánh tét chuối và bánh tét nhân đậu thịt. Tất cả các nguyên liệu cũng được chọn lựa và giữ nguyên vị truyền thống của các loại bánh ngày xưa với các nguyên liệu chọn lọc, tươi ngon.
Đa số khách đặt bánh chưng, bánh tét của nghệ nhân Trần Thị Hiền Minh đều là những người đã ăn bánh của chị từ hàng chục năm. Bánh bán nhiều vào các dịp lễ, Tết như: Tết Trung Thu, Tết Đoan ngọ, Tết Nguyên đán… Khách mua bánh thường phải đặt trước, bởi bánh chị làm ra đến đâu bán hết đến đó.
Lưu giữ và nâng tầm bánh Việt
Hiện nay, những người trong nghề đều biết đến nghệ nhân làm bánh Trần Thị Hiền Minh, bởi ước mong đau đáu của chị là đi tìm các loại bánh dân gian để giữ nguyên hương vị gốc của các món bánh truyền thống này.
Theo chị Hiền Minh, đa số học trò của chị có thể sáng tạo hương vị theo sở thích nhưng khi dạy, chị vẫn khuyến khích các em phải luôn giữ nguyên vị gốc, bởi để các em học trò trẻ sau này còn biết nguyên bản của món ăn của người Việt Nam năm xưa. Tuy nhiên, về hình thức thì chị lại luôn ủng hộ việc sáng tạo để chiếc bánh đẹp hơn, sang hơn.
"Sang hơn, đẹp hơn ở đây không phải là dùng chén đĩa kiểu Tây để đựng bánh Việt, mà phải biết dùng những nguyên vật liệu đậm chất Việt để trang trí cho món bánh truyền thống. Chẳng hạn, với công thức làm bánh hình hoa từ gạo nếp mà tôi mới dạy cho một bạn kiến trúc sư trẻ là dùng gạo nếp để nặn bánh mang hình hoa lá đặc trưng của Việt Nam làm món tráng miệng cho các nhà hàng cao cấp, ngoài ra cũng có thể trang trí cho các bữa tiệc tại các khách sạn 5 sao", chị Hiền Minh cho biết.
Theo nghệ nhân Hiền Minh, trên thế giới, bánh Nhật Bản, bánh Đài Loan (Trung Quốc) bán được nhiều và bán được giá cao cho du khách là nhờ hình thức đẹp, hoa văn họa tiết trang trí đậm chất văn hóa bản địa. Tôi nghĩ rằng bánh Việt Nam đa dạng, đa vị và ngon không kém bánh các nước trên, chỉ có điều chúng ta chỉ mới coi trọng hương vị chứ chưa chú ý nhiều đến tính mỹ thuật của món ăn.
Để tìm ra hương vị gốc và các loại bánh dân gian trong nhân dân, chị Hiền Minh cũng không ngại khó, ngại khổ đi các vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh để tìm lại các công thức bánh địa phương sắp hoặc đã thất truyền để gìn giữ và khôi phục chúng.
Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng đa dạng nhờ địa hình trải dài và sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, thế nên bánh cũng không ngoại lệ. Càng tìm hiểu càng thấy ông bà ngày xưa rất sáng tạo trong việc tận dụng những gì sẵn có trong vườn nhà để làm bánh.
"Mới đây, tôi đến Bình Định và tìm lại được món bánh ít hình trái cây. Đây là món bánh không có trên thị trường mà chỉ còn sót lại ở một số gia đình giữ được truyền thống xưa. Thời trước, những chiếc bánh ít cực kỳ đẹp mắt này là sản phẩm thể hiện tài nghệ của các cô con gái trong gia đình, là niềm tự hào của cha mẹ có con gái đến tuổi gả chồng. Hay ở ngay huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) có một gia đình trí thức lâu đời mà tôi có quen biết vẫn còn lưu giữ công thức làm món bánh xôi xeo. Món bánh làm từ nếp và các loại đậu này rất công phu, hoàn toàn phải làm bằng tay và mất cả ngày trời với nhiều sức lực mới làm ra được. Bánh xôi xeo rất ngon, ăn một lần sẽ nhớ mãi nhưng ngoài thị trường đã không ai còn loại bánh này nữa", chị Hiền Minh cho biết.
Theo Nghệ nhân Minh Hiền, ngày nay, muốn nâng tầm cho bánh Việt, chúng ta phải có sự cầu thị từ nhiều phía. Người học cần phải học hỏi cách chăm chút vào mẫu mã, hình thức như bánh nước ngoài, phải biết cách tiếp thị đúng người đúng chỗ và phải yêu loại bánh đó. Nói tóm lại là phải đầu tư nhiều chất xám để bánh đẹp hơn, đặc sắc hơn và xuất hiện với tần suất cao hơn ở những kênh quảng bá, kênh phân phối hiện đại. Cuộc sống tuy ngày càng hiện đại, nhưng vẫn còn nhiều người yêu thích hương vị đặc trưng của các món bánh truyền thống, điều đó thật đáng trân trọng. Đây cũng là động lực để nghệ nhân làm bánh như chị tìm hiểu, giữ gìn và làm ra các món bánh truyền thống ngon cho mọi người thưởng thức. Từ đó, góp phần lưu giữ nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bài, ảnh: Hoàng Tuyết
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức