Nghề dệt thổ cẩm xã Châu Phong (An Giang): Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
Từ nguyên liệu là những tơ sợi và màu tự nhiên từ trái cây, vỏ cây, mủ cây… đã làm nên các sản phẩm độc đáo, màu sắc đặc biệt như áo, khăn choàng, xà rông, nón, túi xách…Không chỉ thế, chính nhờ những nguyên liệu thiên nhiên này mà sản phẩm của làng dệt Châu Giang được đánh giá có màu rất tươi, đẹp và độ bền cao.
Dệt thổ cẩm là nghề mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khi được 10-12 tuổi, những thiếu nữ Chăm đã được tập những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt. Nếu có dịp ghé thăm, mọi người sẽ tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo và kỹ thuật dệt điêu luyện của người thiếu nữ, phụ nữ Chăm nối sợi một cách thuần thục dệt nên những tấm thổ cẩm với nhiều hoa văn xinh đẹp, độc đáo mang đậm nét văn hóa truyền thống.
Làng dệt thổ cẩm Châu Phong góp phần nâng cao đời sống người dân.
Theo một nghệ nhân lâu năm tại làng nghề cho biết, thông thường nếu như muốn tạo nhiều màu sắc hoa văn phải bố trí nhiều go (khung dệt gỗ). Mỗi go như là môt đường nét riêng biệt. Go càng nhiều thì nghệ nhân đạp càng vất vả, hệ thống điều khiển dệt thủ công rất phức tạp, nó là sự kết nối của nhiều công đoạn. Hiện tại khung dệt ở hợp tác xã Châu Giang có tối đa 18 go. Thợ giỏi mỗi ngày chỉ có thể dệt được một mét thổ cẩm.
Mặc dù, thổ cẩm của người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều, nhưng vẫn giữ được những hoa văn truyền thống. Chất liệu chủ yếu được sử dụng là tơ công nghiệp và được nhuộm màu thủ công từ nước nấu của cây rừng. Nhuộm màu sợi, màu vải là bí quyết được lưu truyền nhiều đời nay trong cộng đồng người Chăm ở Châu Phong. Những sản phẩm như sà rông, khăn choàng, nón, áo khoác, túi xách… được khách hàng rất ưa thích, nhất là du khách nước ngoài lựa chọn mua làm đồ lưu niệm trong mỗi chuyến du lịch ghé tham quan làng nghề.
Thời gian trước, do khó khăn trong khâu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, nghề dệt ở Châu Phong bị chựng lại, nhiều người bỏ nghề dệt sang làm nghề khác khiến làng dệt đứng trước nguy
cơ bị mai một.
Hiện tại, để bảo tồn nghề dệt thổ cẩm Chăm ở xã Châu Phong, chính quyền địa phương đã tiến hành xây dựng các điểm dừng chân du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, có tuyến tham quan danh lam thắng cảnh, nghề truyền thống và đẩy mạnh giới thiệu về du lịch thị xã trên các trang thông tin bằng hình ảnh và phóng sự giới thiệu về các làng nghề, các địa điểm có thể thu hút khách du lịch… Điều này không những tạo điều kiện rất tốt để phát triển kinh tế địa phương, kinh tế gia đình mà ý nghĩa hơn là góp phần giúp đồng bào dân tộc Chăm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc mình.
Với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Chăm ngày càng được cải thiện, song song đó là làng nghề cũng dần đi vào ổn định. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, không chỉ nghề dệt xã Châu Phong mà những làng nghề truyền thống khác sẽ được đầu tư, xây dựng nhằm nâng hiểu quả sản xuất kinh doanh, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy hơn nữa các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Bài và ảnh An Yên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới