Nghề dệt thổ cẩm của người Ê đê (Phú Yên): Bảo tồn và phát huy nét văn hóa độc đáo
Để tạo nên những tấm thổ cẩm đẹp thì sợi bông chính là nguồn nguyên liệu chủ yếu. Xưa kia, bông được trồng ở khắp nơi trên đất của đồng bào Ê đê: đất rẫy, đất thổ, gieo hạt vào tháng 2 và tháng 3, thu hoạch vào tháng 6 và tháng 7 âm lịch hằng năm. Đến mùa bông chín, người dân hái bông từ rẫy về nhà rồi bắt đầu các công đoạn sơ chế gồm: nhặt bông, cán bông, lăn con cúi, tiếp đến là kéo sợi chỉ, chế biến sợi, nhuộm màu và cuối cùng là mắc sợi chỉ vào khung dệt.
Chiếc khung cửi của người Ê đê không giống với các dân tộc khác mà được làm từ những thanh tre rời nhau. Người phụ nữ Ê đê ngồi dệt trên khung dệt trải dài và theo kỹ thuật luồn sợi chắc chắn và tinh xảo. Khi nghệ nhân của dân tộc Ê đê ngồi đối diện với khung dệt, họ sáng tạo trên nền thổ cẩm những mảng sợi dọc đã hình thành về loại hình cho sản phẩm. Do đó khi giăng thảm sợi dọc, họ đã sắp xếp tính toán những hàng sợi màu vào vị trí cần thiết để có những hoa văn theo đồ án trong đầu. Tài năng của các nghệ nhân Ê đê là ở chỗ đó không cần có bản thiết kế, mọi thứ đã có sẵn ở trong đầu.
Nghề dệt thổ cẩm của người Êđê tỉnh Phú Yên
Muốn có được những dải hoa văn nhiều màu sắc đan xen sinh động mang hình dáng đặc trưng của rừng núi, sông, suối, cây, trái, hoa, cỏ, chim, thú… trên tấm thổ cẩm phải qua nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và tài năng sáng tạo nghệ thuật của người thợ dệt từ khi se sợi, pha chế màu thuốc nhuộm sợi… đến khi ngồi vào khung dệt dàn trải sợi màu tạo hình là một chuỗi công việc không dễ dàng. Sợi bông se xong còn nguyên màu trắng, người ta đem sợi ngâm vào chậu nước thuốc (vỏ cây chàm và vỏ ốc đá) để tạo sợi thành màu xanh chàm. Nhuộm xong đem phơi sợi khô ráo, sợi sẽ chuyển dần thành màu đen. Tiếp theo người ta sẽ tạo ra những màu sắc khác như màu xanh (mực), màu đỏ (vỏ cây dần), màu vàng (củ nghệ), màu tím (vỏ cây sim)… Nhuộm sợi màu xong, người ta đem tất cả chúng nhúng vào chậu nước thuốc giữ màu không bị phai trong quá trình sử dụng (nước keo). Những sợi màu này dùng để dệt hoa văn trang trí trên tấm vải thổ cẩm.
Do lao động thủ công nên việc tạo ra một tấm thổ phải mất thời gian hàng tháng trời (thời gian dệt liên tục) đôi khi đến vài ba tháng. Ngày nay, người Êđê ở miền tây Phú Yên này vẫn còn giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nhưng sử dụng sợi chỉ màu của người Kinh còn về vẻ đẹp của áo, váy, khố… đều gắn với người Êđê, luôn có sức hấp dẫn đối với việc bảo tồn và phát huy trang phục của người Êđê, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Người Êđê ở Phú Yên đang ra sức gìn giữ nghề dệt thổ cẩm như giữ gìn nét văn hoá độc đáo của dân tộc mình vậy.
Một sản phẩm thổ cẩm đẹp thì đường len phải khít đều, họa tiết phong phú, sáng tạo, màu sắc hài hòa. Để làm được điều đó, người dệt phải căng dây, căng sợi đều tay, siết lao thật chặt. Cái khó trong dệt thổ cẩm là tạo hoa văn, chủ yếu hình thoi, zích zắc, hình vuông, đường thẳng hoặc hình một số con vật tiêu biểu gắn với cuộc sống hàng ngày.
Bảo tồn và phát triển
Các thế hệ của người Ê đê bao đời nay vẫn làm ra những hoa văn, họa tiết đặc trưng của mình trên từng tấm vải. Tiến sĩ dân tộc học, bà Thu Nhung Mlô Duôn Du, cho biết: “Hoa văn truyền thống của người Ê đê phản ánh thế giới tự nhiên xung quanh họ. Ví dụ người Ê đê lấy hoa cỏ, cây lá hoặc một vài con vật. Người ta cách điệu đi để đưa vào dệt thành hoa văn. Ngày nay thì nhiều phụ nữ Ê đê dùng hoa văn khắc trên nhà mồ để dệt lên váy của mình. Chứng tỏ có thay đổi rất lớn trong nhận thức của họ”.
Sự độc đáo trên từng miếng thổ cẩm của người Ê đê là nhờ ở cách phối hợp màu. Để tạo thành những sợi chỉ màu khác nhau, người Ê đê nhuộm màu trên sợi chỉ trắng. Công thức nhuộm màu dựa vào kinh nghiệm ngàn đời của cư dân khi họ biết được tính năng của các loại lá, vỏ và rễ cây rừng. Để có màu xanh chàm, họ dùng vỏ cây chàm, muốn có màu vàng thì dùng vỏ cây nhàu hoặc củ nghệ, muốn có màu nâu thì dùng vỏ cây dẻ…Hầu hết các nhóm tộc người Ê đê chọn tông màu đen và màu trắng sẫm làm màu nền chủ đạo trên thổ cẩm của mình. Chọn màu tối làm nền, người Ê đê muốn cuộc sống họ hòa vào thiên nhiên với nương rẫy, núi rừng và với màu đất ba zan, nơi họ sinh sống. Tiến sĩ dân tộc học Thu Nhung Mlô Duôn Du cho biết: “Trang phục của người Ê đê chủ yếu là màu đen và đỏ. Tuy nhiên chiếc váy của người phụ nữ Ê đê nó thể hiện 5 màu cơ bản đen, đỏ, vàng, xanh nước biển và xanh lá cây. 5 màu này là 5 màu mà người Ê đê chủ động tạo ra được”.
Theo bà Nguyễn Thị Nhật Tảo, Phó Chủ tịch UBND xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa, Phú Yên cho biết: Trước đây, khi trưởng thành, các thiếu nữ Ê Đê thường được người thân trong gia đình, dòng họ dạy cách dệt thổ cẩm ngay trên khung theo phương pháp vừa học vừa làm hết sức tỉ mỉ, kiên trì. Người truyền nghề và người học nghề đều quyết tâm bền bỉ, không hạn chế thời gian, sao cho đạt kết quả. Bởi mỗi phụ nữ Ê Đê nhất thiết phải biết dệt thổ cẩm, ít ra cũng làm được váy áo, khăn, túi cho bản thân. Thành thạo nghề là một yêu cầu, một tiêu chuẩn của bất cứ cô gái Ê Đê nào ở tuổi sắp lấy chồng. Còn ngày nay, trong thời kỳ kinh tế thị trường, hàng hóa phong phú và đa dạng, nhiều phụ nữ Ê Đê không được học nên không biết cách dệt và không tự làm ra được những đồ dùng thiết yếu cho mình.
Chị Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội LHPN xã Suối Trai, cho biết thêm: “Thông qua hội thi dệt thổ cẩm hang năm, chúng tôi mong muốn khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ê Đê trên địa bàn xã và kêu gọi các nghệ nhân hãy ra sức gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống; qua đó giữ gìn nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình”.
Đôi tay nhanh nhẹn móc từng sợi chỉ đưa qua đưa lại thoăn thoắt, vừa làm, Mí Nga ở thôn Thống Nhất, xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa, chia sẻ: “Cũng đã hơn 45 mùa rẫy từ khi mình biết dệt, đến giờ mình quen với công việc này rồi. Hồi nhỏ nhìn mẹ dệt thổ cẩm mình thích lắm. Lớn lên, mẹ bắt đầu dạy cho những bước cơ bản, thành quen tay. Giờ già rồi, mắt kém nhưng việc dệt thổ cẩm này chẳng có gì khó khăn với mình”.
Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa cổ truyền của người Ê Đê mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, giúp địa phương giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
Quý Lợi
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 Tin tức

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:42 Tin tức