Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Nghề dát vàng Kiêu Kỵ độc nhất đất Thăng Long

LNV - Làng nghề Kiêu Kỵ hiện có khoảng trên dưới 50 hộ gia đình nhiều đời làm nghề dát vàng. Trong đó có 20 nghệ nhân do thành phố Hà Nội công nhận và 10 nghệ nhân được công nhận bởi các tổ chức đoàn thể, hiệp hội làng nghề Việt Nam. Cùng với lợi thế sở hữu nghề quỳ vàng thủ công độc nhất vô nhị, mỗi thôn tại Kiêu Kỵ đều có các di tích, đền, chùa còn giữ nguyên được giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử”.
Làng nghề dát vàng duy nhất Việt Nam

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Đông Bắc, Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm) hiện là làng nghề duy nhất nước ta làm nghề dát vàng, bạc. Đến với Kiêu Kỵ vào một ngày đầu hè, giữa bộn bề âm thanh của cuộc sống, vẫn nghe rõ tiếng đập quỳ khoan, nhặt đều tay.

Tương truyền, tổ nghề dát vàng Kiêu Kỵ là Binh Bộ Tả Thị Lang Nguyễn Quý Trị. Trong một lần được vua cử đi sứ Trung Quốc năm 1763, ông đã làm quen và học được nghề dát vàng, bạc từ phương Bắc. Sau khi về nước, Kiêu Kỵ là vùng đất duy nhất được ông “chọn mặt gửi vàng” để truyền nghề. Kể từ đó, người dân Kiêu Kỵ có cuộc sống sung túc, ăn nên làm ra từ nghề tô son, thếp vàng cho các đồ mỹ nghệ, hoành phi, câu đối, tượng trưng bày tại các đền, chùa, miếu, mạo. Đã 4 thế kỷ trôi qua, vẫn chưa có một ngành công nghiệp nào thay thế được đôi bàn tay khéo léo và con mắt nghệ thuật của những nghệ nhân dát vàng đất Kiêu Kỵ.

Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ ông Đinh Văn Giảng đang chia sẻ với PV Tạp chí Làng Nghề Việt Nam về nghề giát vàng Kiêu Kỵ
Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ ông Đinh Văn Giảng đang chia sẻ với PV Tạp chí Làng Nghề Việt Nam về nghề giát vàng Kiêu Kỵ

Bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ công nghệ mạ vàng công nghiệp của Nhật Bản, Trung Quốc hay Đài Loan, những sản phẩm thủ công dát vàng có độ tinh xảo của Kiêu Kỵ vẫn giữ được những giá trị riêng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tiếng lành đồn xa, vàng quỳ Kiêu Kỵ giờ đây không chỉ xuất hiện ở các công trình tín ngưỡng xưa, mà còn được nhiều họa sĩ chọn để trang trí nội thất của Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, lăng Chủ Tịch, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một số công trình kiến trúc ở Huế, Hội An, chùa chiền ở thành phố Hồ Chí Minh, Miếu Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang, Đền Trần Nam Định và nhiều khách sạn lớn trên toàn quốc…

Người giữ lửa cho làng nghề…

Nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung bên sản phẩm Bình Hút Lộc đạt chứng nhận OCOP 4 sao
Nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung bên sản phẩm Bình Hút Lộc đạt chứng nhận OCOP 4 sao

Nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung 63 tuổi hiện có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao là Bình Hút Lộc và tượng vàng phong thủy Thiềm Thừ. Vừa nâng niu những sản phẩm OCOP trên tay, ông Chung vừa chia sẻ về nỗi vất vả của nghề dát vàng: “Để tạo nên những sản phẩm hoàn thiện như thế này trước đây cần qua 40-50 công đoạn, bây giờ cải tiến còn 20 công đoạn. Công đoạn cắt dòng, trại quỳ phải làm hoàn toàn trong phòng kín gió, không được bật quạt vì vàng sau khi quỳ rất mỏng, chỉ cần gió nhẹ cũng có thể thổi bay, may mắn là hiện tại đã có điều hòa. Riêng thợ đập quỳ thì không được làm trong phòng điều hòa. Đó phải là những trai tráng khỏe mạnh, dày kinh nghiệm để đập quỳ liên tục trong khoảng một giờ đồng hồ với sự tập trung cao độ, nếu không quỳ sẽ không đều, nát hoặc có thể sẽ đập vào tay. Sau cùng là công đoạn làm sơn cũng phải qua mười mấy nước sơn mới hoàn thiện”.

Vất vả là vậy, nhưng với kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề, ông Chung vẫn giữ cách làm truyền thống: “Tôi đã cải tiến quy trình nhiều lần, thử qua nhiều loại máy móc, nhưng chất lượng không bằng làm thủ công, không giữ được hồn cốt của nghề. Nghề này ai có tâm mới làm được!”.

Ông chung tâm sự thêm, một năm nghề sẽ kết thúc vào 30 Tết và bắt đầu “khai tràng” trở lại (Tức là khai búa đập quỳ) vào ngày 12 tháng Giêng (Lễ cúng tổ nghề). Trong những ngày không được nghe tiếng búa đập quỳ, ông cảm giấy buồn như vắng đi một phần thân thuộc của cuộc sống.

Bảo tồn và phát triển nghề quỳ vàng bạc

Công đoạn đập diệp.
Công đoạn đập diệp.

Ông Chung phấn khởi, sau khi có hai sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, ông liên tục nhận được lời mời hợp tác từ các nhà thầu công trình trên toàn quốc. Họ tìm đến tận nơi để ký hợp đồng. Các dự án đến từ khắp mọi miền tổ quốc, cả ở các tỉnh xa xôi như An Giang, Tây Nguyên hay thậm chí ở đảo Trường Sa cũng có những công trình dát vàng Kiêu Kỵ.

Hiện tại, xưởng sản xuất có hơn 30 công nhân làm việc trực tiếp và lưu động tại các công trình, dự án trên toàn quốc. Theo chia sẻ của các công nhân đang làm việc tại xưởng sản xuất của ông Chung, thu nhập bình quân trên tháng của thợ làm trại quỳ 5 triệu đồng, thợ đánh quỳ 9 triệu đồng, thợ sơn 7 triệu đồng. Gia đình nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung đã có 10 đời làm nghề. Hai người con trai của ông Chung là anh Tươi và anh Chiến hiện đều là nghệ nhân dát vàng, thay bố tiếp quản những dự án tại các tỉnh thành.

Nghề dát vàng Kiêu Kỵ độc nhất đất Thăng Long
Các công đoạn xếp vàng chuẩn bị cho khâu đập điệp và làm quỳ cũ đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ cao.
Các công đoạn xếp vàng chuẩn bị cho khâu đập điệp và làm quỳ cũ đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ cao.

Để bảo tồn và phát triển nghề quỳ vàng bạc, chính quyền đã kết hợp với các làng nghề khác như làng gốm Bát Tràng, Dương Xá... tạo tuyến tham quan làng nghề cho du khách. Đây là hướng đi mới vừa làm tăng giá trị sản phẩm của các làng nghề, vừa bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

Mỗi ngành nghề, làng nghề đều có những bí quyết riêng được truyền từ đời này qua đời khác. Đặc biệt tại Kiêu Kỵ, các thế hệ kế cận muốn được truyền nghề đều phải làm lễ khấn Tổ nghề và lập lời thề "không ai được truyền ra ngoài". Đó chính là nét độc đáo giúp làng nghề Kiêu Kỵ bảo tồn, duy trì được tinh hoa nghề quỳ vàng có một không hai tại Việt Nam cho đến ngày nay.

Theo thống kê, TP Hà Nội có 1.350 làng nghề, đã mai một 544 làng còn 806 làng đang hoạt động (số liệu năm 2020). Các làng nghề, làng truyền thống sản xuất đã và đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập lao động cho các địa phương.

Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội đang khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất. Chú trọng bảo tồn các nghề truyền thống và sản phẩm làng nghề mang đậm nét văn hóa đặc trưng, độc đáo, hội tụ những tinh hoa truyền thống và có hướng đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với sản xuất tại các làng nghề. Đó chính là cơ hội tạo sự bứt phá cho các làng nghề có hướng đi phát triển mang tính chất bền vững.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 67/KH về bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Đáng chú ý, nét mới trong bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đó là thành phố sẽ thực hiện thu thập và bảo tồn, lưu giữ tư liệu về giá trị truyền thống của làng nghề và sản phẩm làng nghề, hỗ trợ xây dựng các phòng trưng bày, bảo tàng nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ, khu trình diễnnghề truyền thống.

Bài viết có sự phối hợp với Chi cục nông thôn mới Hà Nội

Nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ - Tinh hoa di sản văn hóa quốc gia Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long
Bài và ảnh: Thanh Hậu – Thùy Vân

Tin liên quan

Nghề dát vàng kiêu kỵ được ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Nghề dát vàng kiêu kỵ được ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

LNV - Sáng 12/10, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chứng nhận ghi danh nghề quỳ, vàng, bạc Kiêu Kỵ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Làng nghề Kiêu Kỵ hiện có khoảng trên dưới 50 hộ gia đình nhiều đời làm nghề dát vàng. Trong đó có 20 nghệ nhân do thành phố Hà Nội công nhận và 10 nghệ nhân được công nhận bởi các tổ chức đoàn thể, hiệp hội làng nghề Việt Nam.

Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

LNV - Nghề đan thúng chai Phú Mỹ được hình thành hàng thế kỷ qua ở thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) từ nghiệp đi biển của người dân nơi đây. Đây là nghề không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn gắn bó, tạo nên một nếp sống của người dân Phú Mỹ.
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.

Tin khác

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu  Phố cổ Hà Nội

Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

Sáng ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm - gắn với phố nghề Lãn Ông” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với Hội Đông y quận Hoàn Kiếm tổ chức.
Khai mạc hoạt động văn hóa

Khai mạc hoạt động văn hóa 'Giữ nghề xưa trên phố' năm 2024

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024 ) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ ngày 19/4 -12/5, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa với chủ đề “Giữ nghề xưa trên phố”.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

LNV - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

LNV - Lá lốt là một loại cây thân thảo được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn để gia tăng mùi vị thơm ngon. Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon, lá lốt còn là phương thuốc dân gian hỗ trợ điều trị cảm lạnh, đau nhức xương khớp,... Dưới đây là một số công dụng của lá lốt trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh không phải ai cũng biết.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động