Longform
14:00 | 10/05/2023
Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

14:00 | 10/05/2023

Làng nghề Kiêu Kỵ hiện có khoảng trên dưới 50 hộ gia đình nhiều đời làm nghề dát vàng. Trong đó có 20 nghệ nhân do thành phố Hà Nội công nhận và 10 nghệ nhân được công nhận bởi các tổ chức đoàn thể, hiệp hội làng nghề Việt Nam.

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

“Làng nghề Kiêu Kỵ hiện có khoảng trên dưới 50 hộ gia đình nhiều đời làm nghề dát vàng. Trong đó có 20 nghệ nhân do thành phố Hà Nội công nhận và 10 nghệ nhân được công nhận bởi các tổ chức đoàn thể, hiệp hội làng nghề Việt Nam. Cùng với lợi thế sở hữu nghề quỳ vàng thủ công độc nhất vô nhị, mỗi thôn tại Kiêu Kỵ đều có các di tích, đền, chùa còn giữ nguyên được giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử” - Phát biểu từ Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ Đinh Văn Giảng.

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

LÀNG NGHỀ DÁT VÀNG DUY NHẤT

TẠI VIỆT NAM

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Đông Bắc, Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm) hiện là làng nghề duy nhất nước ta làm nghề dát vàng, bạc. Đến với Kiêu Kỵ vào một ngày đầu hè, giữa bộn bề âm thanh của cuộc sống, vẫn nghe rõ tiếng đập quỳ khoan, nhặt đều tay.

Tương truyền, tổ nghề dát vàng Kiêu Kỵ là Binh Bộ Tả Thị Lang Nguyễn Quý Trị. Trong một lần được vua cử đi sứ Trung Quốc năm 1763, ông đã làm quen và học được nghề dát vàng, bạc từ phương Bắc. Sau khi về nước, Kiêu Kỵ là vùng đất duy nhất được ông “chọn mặt gửi vàng” để truyền nghề. Kể từ đó, người dân Kiêu Kỵ có cuộc sống sung túc, ăn nên làm ra từ nghề tô son, thếp vàng cho các đồ mỹ nghệ, hoành phi, câu đối, tượng trưng bày tại các đền, chùa, miếu, mạo. Đã 4 thế kỷ trôi qua, vẫn chưa có một ngành công nghiệp nào thay thế được đôi bàn tay khéo léo và con mắt nghệ thuật của những nghệ nhân dát vàng đất Kiêu Kỵ.

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Tác phẩm hổ dát vàng phục vụ Tết Nguyên Đán 2022 của nghệ nhân quỳ vàng xã Kiêu Kỵ

Bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ công nghệ mạ vàng công nghiệp của Nhật Bản, Trung Quốc hay Đài Loan, những sản phẩm thủ công dát vàng có độ tinh xảo của Kiêu Kỵ vẫn giữ được những giá trị riêng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Tiếng lành đồn xa, vàng quỳ Kiêu Kỵ giờ đây không chỉ xuất hiện ở các công trình tín ngưỡng xưa, mà còn được nhiều họa sĩ chọn để trang trí nội thất của Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, lăng Chủ Tịch, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một số công trình kiến trúc ở Huế, Hội An, chùa chiền ở thành phố Hồ Chí Minh, Miếu Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang, Đền Trần Nam Định và nhiều khách sạn lớn trên toàn quốc…

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Bức tranh tứ linh dát vàng khổ 81x127cm

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Tượng hổ dát vàng.

NGƯỜI GIỮ LỬA CHO LÀNG NGHỀ...

Nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung 63 tuổi hiện có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao là Bình Hút Lộc và tượng vàng phong thủy Thiềm Thừ. Vừa nâng niu những sản phẩm OCOP trên tay, ông Chung vừa chia sẻ về nỗi vất vả của nghề dát vàng:

“Để tạo nên những sản phẩm hoàn thiện như thế này trước đây cần qua 40-50 công đoạn, bây giờ cải tiến còn 20 công đoạn. Công đoạn cắt dòng, trại quỳ phải làm hoàn toàn trong phòng kín gió, không được bật quạt vì vàng sau khi quỳ rất mỏng, chỉ cần gió nhẹ cũng có thể thổi bay, may mắn là hiện tại đã có điều hòa. Riêng thợ đập quỳ thì không được làm trong phòng điều hòa. Đó phải là những trai tráng khỏe mạnh, dày kinh nghiệm để đập quỳ liên tục trong khoảng một giờ đồng hồ với sự tập trung cao độ, nếu không quỳ sẽ không đều, nát hoặc có thể sẽ đập vào tay. Sau cùng là công đoạn làm sơn cũng phải qua mười mấy nước sơn mới hoàn thiện”.

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung bên sản phẩm Bình Hút Lộc đạt chứng nhận OCOP 4 sao

Vất vả là vậy, nhưng với kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề, ông Chung vẫn giữ cách làm truyền thống: “Tôi đã cải tiến quy trình nhiều lần, thử qua nhiều loại máy móc, nhưng chất lượng không bằng làm thủ công, không giữ được hồn cốt của nghề. Nghề này ai có tâm mới làm được!”.

Ông chung tâm sự thêm, một năm nghề sẽ kết thúc vào 30 Tết và bắt đầu “khai tràng” trở lại (Tức là khai búa đập quỳ) vào ngày 12 tháng Giêng (Lễ cúng tổ nghề). Trong những ngày không được nghe tiếng búa đập quỳ, ông cảm giấy buồn như vắng đi một phần thân thuộc của cuộc sống.

Công đoạn đập diệp

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

NGHỀ QUỲ VÀNG BẠC

Ông Chung phấn khởi, sau khi có hai sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, ông liên tục nhận được lời mời hợp tác từ các nhà thầu công trình trên toàn quốc. Họ tìm đến tận nơi để ký hợp đồng. Các dự án đến từ khắp mọi miền tổ quốc, cả ở các tỉnh xa xôi như An Giang, Tây Nguyên hay thậm chí ở đảo Trường Sa cũng có những công trình dát vàng Kiêu Kỵ.

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Sản phẩm Bình Hút Lộc và tượng vàng phong thủy Thiềm Thừ đạt OCOP 4 sao của nghệ nhân Lê Bá Chung

Hiện tại, xưởng sản xuất có hơn 30 công nhân làm việc trực tiếp và lưu động tại các công trình, dự án trên toàn quốc. Theo chia sẻ của các công nhân đang làm việc tại xưởng sản xuất của ông Chung, thu nhập bình quân trên tháng của thợ làm trại quỳ 5 triệu đồng, thợ đánh quỳ 9 triệu đồng, thợ sơn 7 triệu đồng. Gia đình nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung đã có 10 đời làm nghề. Hai người con trai của ông Chung là anh Tươi và anh Chiến hiện đều là nghệ nhân dát vàng, thay bố tiếp quản những dự án tại các tỉnh thành.

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long
Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Các công đoạn xếp vàng chuẩn bị cho khâu đập điệp và làm quỳ cũ đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ cao.

Để bảo tồn và phát triển nghề quỳ vàng bạc, chính quyền đã kết hợp với các làng nghề khác như làng gốm Bát Tràng, Dương Xá... tạo tuyến tham quan làng nghề cho du khách. Đây là hướng đi mới vừa làm tăng giá trị sản phẩm của các làng nghề, vừa bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

Mỗi ngành nghề, làng nghề đều có những bí quyết riêng được truyền từ đời này qua đời khác. Đặc biệt tại Kiêu Kỵ, các thế hệ kế cận muốn được truyền nghề đều phải làm lễ khấn Tổ nghề và lập lời thề "không ai được truyền ra ngoài". Đó chính là nét độc đáo giúp làng nghề Kiêu Kỵ bảo tồn, duy trì được tinh hoa nghề quỳ vàng có một không hai tại Việt Nam cho đến ngày nay.

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Theo thống kê, TP Hà Nội có 1.350 làng nghề, đã mai một 544 làng còn 806 làng đang hoạt động (số liệu năm 2020). Các làng nghề, làng truyền thống sản xuất đã và đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập lao động cho các địa phương.

Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội đang khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất. Chú trọng bảo tồn các nghề truyền thống và sản phẩm làng nghề mang đậm nét văn hóa đặc trưng, độc đáo, hội tụ những tinh hoa truyền thống và có hướng đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với sản xuất tại các làng nghề. Đó chính là cơ hội tạo sự bứt phá cho các làng nghề có hướng đi phát triển mang tính chất bền vững.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 67/KH về bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Đáng chú ý, nét mới trong bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đó là thành phố sẽ thực hiện thu thập và bảo tồn, lưu giữ tư liệu về giá trị truyền thống của làng nghề và sản phẩm làng nghề, hỗ trợ xây dựng các phòng trưng bày, bảo tàng nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ, khu trình diễn nghề truyền thống.

Theo Ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng, Chi Cục phát triển nông thôn Hà Nội.

Bài viết có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội

Thanh Hậu - Minh Vân

Minh Vân

Tin khác

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

LNV - Ngôi nhà ngập tràn sắc màu vẽ, những tác phẩm sơn mài được trưng bày cẩn thận, lung linh. Nắng như rót mật qua khung cửa sổ, hắt những tia nắng sớm vàng ươm chiếu rọi cả góc phòng. Tiếng nhạc ngân nga, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi đang đặt bút vẽ.
Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Những mô hình kinh tế nổi bật, những con đường khang trang, sạch, đẹp, những ngôi trường chất lượng, hiện đại…nhà văn hóa thôn đầy ắp tiếng cười, trẻ em nô đùa trong không gian trong lành… Bức tranh nông thôn mới Thanh Trì hiện lên những gam màu tươi sáng và sống động.
Nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn

Nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn

Chiều 14/9, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn”. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động AgroViet 2023 diễn ra từ ngày 14 đến 17/9 tại Hà Nội.
Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội

Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội

OVN - Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội
Kỳ vọng xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Trung Quốc bằng thương mại điện tử.

Kỳ vọng xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Trung Quốc bằng thương mại điện tử.

Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh cho nông sản Việt Nam thông qua hình thức thương mại điện tử ( TMĐT).
Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

Sáng 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

Với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, giúp nông dân có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế bền vững, có chiều sâu, nhiều đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội đang thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, với điểm tựa từ các HTX, tổ hợp tác.
Nông thôn mới Sóc Sơn nỗ lực trở thành miền quê đáng sống của thủ đô

Nông thôn mới Sóc Sơn nỗ lực trở thành miền quê đáng sống của thủ đô

Dạo quanh các thôn xóm huyện Sóc Sơn hôm nay, những thành quả đầu tiên của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) dần hiện hữu sinh động. Trong những năm qua, huyện Sóc Sơn đã chủ động phát triển nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, là điểm sáng trong xây dựng NTM của thủ đô.
Chương Mỹ: Liên kết trong sản xuất nông nghiệp tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao

Chương Mỹ: Liên kết trong sản xuất nông nghiệp tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định liên kết là một trong những chìa khóa quan trọng giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Chương Mỹ đã thực hiện thành công nhiều mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao, góp phần đưa nền nông nghiệp huyện phát triển một cách bền vững.
Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Nguyên liệu sản xuất cho nhiều làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đang dần khan khiếm, một số nơi mất đi tính liên kết vùng nguyên liệu, sản xuất và thu nhập của người làng nghề đang bị ảnh hưởng, nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một… Vì thế để kết nối vùng nguyên liệu đảm bảo phục vụ cho sản xuất ổn định phát triển các làng nghề một cách bền vững là mối quan tâm hàng đầu của thành phố hiện nay.
Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn cần có liên kết

Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn cần có liên kết

LNV - Để có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc và định hướng phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất làng nghề, ngành nghề. Ngày 30/6, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn. Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT chủ trì hội nghị.
Xây dựng và phát triển nông thôn mới Đan Phượng bền vững theo hướng đô thị xanh, hiện đại

Xây dựng và phát triển nông thôn mới Đan Phượng bền vững theo hướng đô thị xanh, hiện đại

Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTM), các cấp chính quyền và người dân huyện Đan Phượng đã tham gia hưởng ứng tích cực.
Khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền tại Hà Nội

Khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền tại Hà Nội

Ngày 21/6/2023, Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề Tuần lễ quảng bá trà và các sản phẩm trái cây nhiệt đới (Phiên chợ), do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các địa phương tổ chức đã chính thức khai mạ
Chuyện người con đất lụa - Một đời trăn trở tương lai làng nghề Vạn Phúc

Chuyện người con đất lụa - Một đời trăn trở tương lai làng nghề Vạn Phúc

LNV - Theo chân nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa, ghé thăm Vạn Phúc vào một ngày cuối hạ, chúng tôi vừa được chiêm ngưỡng những sản phẩm gấm, lụa đẹp mơ màng, độc đáo, vừa như được trở về cội nguồn với những nét xưa cũ, đắm mình vào chiều sâu của văn hóa nghệ thuật giữa lòng Hà Nội.
Hà Nội trao chứng nhận cho 518 sản phẩm OCOP

Hà Nội trao chứng nhận cho 518 sản phẩm OCOP

Ngày 16/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội công bố quyết định, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2022 cho 518 sản phẩm đạt từ ba sao trở lên của 191 chủ thể.
Xem thêm