Nghề đặt lọp miền Tây mùa nước lên
Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm,
công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu.
Chiếu này tôi chẳng bán đâu,
tìm cô không gặp, tôi gối đầu mỗi đêm...”
Bác Huỳnh Văn Tám, biệt danh “Tám Tàng”, hành nghề chèo xuồng quanh khu vực cù lao xã Tân Phong (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) vừa nhâm nhi rượu cần vừa ngân dài sáu câu cực kì mùi mẫn. Giọng bác tuy khàn đặc mà trầm ấm, thanh sắc lại chắc nịch và vang vọng, làm lay động cả những cánh chim cu gáy đang làm ổ dưới những bụi cây điên điển. Đương độ lũ tràn về thượng nguồn sông Tiền, miền đất lắm sông nhiều rạch hiển nhiên càng thêm màu mỡ bởi phù sa đêm ngày bồi đắp. Nước ròng, triều cường xuống. Người lớn, trẻ nhỏ lại đổ xô mò cua bắt ốc bằng vô số nan tre, mồi trùng khi cá tôm đổ về cùng dòng nước lớn.
Đặt lợp đánh bắt thủy sản - nghề mang lại thu nhập cao tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Thế là đến hẹn lại lên, khi lũ tràn về các kênh - rạch, người dân quanh lưu vực châu thổ lại tất bật chuẩn bị cho mùa nước nổi. Không khỏi ngạc nhiên khi thời điểm Đồng bằng Sông Cửu Long mưa lũ tràn bờ, cuộc sống sinh kế của bà con vùng quê lại tưng bừng như trẩy hội. Bởi ngoài những món nghề mưu sinh quen thuộc đã giúp người dân tần tảo quanh năm, như làm ruộng, làm rẫy, chăn nuôi, cấy cày,… vào những ngày “tháng 7 nước nhảy lên bờ”, bà con Tiền Giang lại có thêm nguồn thu ổn định từ nghề đặt lợp đánh bắt thủy sản.
“Chú mày ở xa nên không biết, chớ dân quanh đây có hằng hà, sa số cách để khai thác nguồn lợi thủy sản. Không giăng lưới, thì vác cần đi câu, không ngụp lặn như đám con nít, thì đặt lờ, đặt lợp. Nói chung cách nào cũng có cái ưu, cái khuyết, từng vùng sẽ khác nhau, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi “giỏ”. Miễn là chịu cực chịu khó, sông nước chả bạc đãi ai bao giờ.” Nơi mặt hồ trong veo, phong cảnh hữu tình, trời xanh nước biếc, bác Tám vừa uống, vừa tâm sự.
Trên chiếc xuồng ba lá rẽ nước xuôi dòng, tôi gặp cha con bác khi thuê phương tiện về ấp Tân Thiện. Thấy bố đã ngà ngà say, anh Huỳnh Văn Khang, con trai bác cũng thay phiên tiếp chuyện. Anh giải thích thêm, “Ở những vùng nước sâu, sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, ngư dân thường chủ yếu gieo lưới, đánh bắt trực tiếp để tối đa nguồn thủy sản trù phú. Riêng những vùng nước nông, nhiều kênh rạch, sông hồ như miệt cù lao, người ta lại thường đặt lợp để đánh bắt.”
Người dân đánh bắt cá đồng.
Lợp là loại ngư cụ hình bầu dục, thon dài, phía trước có gắn hom, phía sau được bịt kín. Để làm lợp, người dân thường dùng cây chùm đọt, một loại cây mọc hoang, có thân mềm, dai, dễ uốn cong, hoặc bằng tre để làm rọng. Hom lợp (nắp) phần lớn được gắn ở miệng lợp, cũng có khi gắn ở 2 đầu, để cá, tôm đi vào và không ra được. Nơi đặt lọp là chỗ râm mát, cây cỏ um tùm, nơi ẩn nấp, trú ngụ của nhiều loại cá đồng. Tùy vào mục đích sử dụng, kích thước mỗi loại sẽ khác nhau. Để bẫy các loại cá bóng dừa, tép, ba khía, người ta thường dùng các lợp có kích thước nhỏ; Đối với các loại cá đồng, lươn, tôm cua lớn hơn thì ngược lại. Do giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường, nguồn thủy sản đánh bắt chính của người dân huyện Cai Lậy thường là cá đồng.
Khi được hỏi về nguồn gốc của nghề độc đáo này, anh Khang cũng thật tình chia sẻ, “Không ai biết rõ nghề này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi nguồn tiêu thụ cá đồng ở các tỉnh miền tây ngày càng tăng, người dân quanh các vùng kênh, rạch, cù lao đã bắt đầu đổ xô đặt lọp.” Nghề này phổ biến tới nỗi, cứ đến mùa nước lên, trên những dòng sông mênh mông của Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), Vĩnh Hưng (Long An), hàng trăm, hàng ngàn người dân lại xuôi ngược trên các ghe, thuyền. Trong đó có cả những đứa trẻ chỉ vừa năm, bảy tuổi. Đặc biệt, ở Cà Mau, vùng rừng Tràm U Minh, những năm gần đây, nông dân còn dùng lưới gân, lưới ni lông để làm lợp. Cách làm này giúp lọp cải tiến “sáng” hơn, nhẹ và dễ bẫy thủy sản.
Khi đặt lợp trở thành nghề “hot”, nghề đan lợp, làm lợp cũng từ đó trở thành ngành nghề được các địa phương quan tâm. Với kinh nghiệm hơn mười lăm năm đặt lợp đánh bắt, anh Khang nhận định, thị trường tiêu thụ chính ở 12 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, mạnh nhất là Cà Mau, Kiên Giang và Tiền Giang. Mấy năm gần đây, các tỉnh miền đông như Tây Ninh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang có xu hướng phát triển ngành nghề này. Cũng theo anh Khang, loại lợp tốt nhất là được sản xuất, đan thủ công tại xã Kiến Thành. Khi tìm mua lợp chuẩn bị cho mùa đánh bắt, anh thường đến trực tiếp các chợ đầu mối, chợ nổi trên sông cái Bè để tìm mua, đây cũng là địa phương có truyền thống sản xuất lâu đời.
Đặt lợp là một trong những nghề tuy đơn giản, nhưng mang lại nhiều giá trị kinh tế cho bà con miền đồng bằng châu thổ. Khi tình hình dịch bệnh được ổn định, kim ngạch xuất khẩu thủy sản gia tăng, nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước được đẩy mạnh, đây hứa hẹn sẽ là ngành nghề có nhiều tiềm năng phát triển trở lại trong tương lai.
Bài, ảnh: Huỳnh Kha
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP