Nghệ An: Những nỗ lực đi đến thành công trong phong trào xây dựng NTM
Ông Nguyễn Đắc Vinh- Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
* Phóng viên: Xin ông cho biết chủ trương và hướng tập trung chỉ đạo của tỉnh Nghệ An để huyện Nam Đàn trở thành huyện NMT kiểu mẫu trong giai đoạn tới?
Ông Nguyễn Đắc Vinh: Ngày 4/1/2019 Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số 17 về phê duyệt đề án huyện Nam Đàn, Nghệ An đạt được huyện NTM kiểu mẫu. Về phía tỉnh Nghệ An đã thực hiện chủ trương theo hai hướng thứ nhất phấn đấu Nam Đàn đạt tiêu chí nâng cao và hướng thứ hai phấn đấu làm sao đảm bảo được chất lượng các tiêu chí trở thành hình mẫu cho các huyện khác trên địa bàn. Chúng tôi thấy có 6 nhóm vấn đề cần tập trung:
Nhóm thứ nhất: Phát huy vai trò cùa cấp ủy Đảng và chính quyền. Về phía tỉnh có Nghị quyết 07 của Ban thường vụ tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Nam Đàn trong đó phân công đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp phụ trách về việc kinh tế - xã hội của huyện Nam Đàn.
Nhóm thứ hai: Huyện cũng đã có những kế hoạch và chương trình hành động hết sức cụ thể để thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như thực hiện đề án xây dựng NTM kiểu mẫu. Chúng tôi nhận thấy các cấp ủy Đảng, chính quyền đã vào cuộc hết sức quyết liệt. Về phía tỉnh cũng nổ lực hết sức để làm sao quê hương Bác Hồ trở thành huyện kiểu mẫu trong chương trình xây dựng NTM.
Trong nhóm thứ hai: Chúng tôi thấy rằng cần phải hực hiện kết cấu hạ tầng trong đó quan trọng nhất vẫn là hạ tầng giao thông nông thôn. Hiện nay kết cấu giao thông của huyện Nam Đàn đã đạt được chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên chúng tôi thấy rằng để trở thành hệ thống kết cấu hoàn chỉnh hơn xứng tầm huyện NTM kiểu mẫu thì về phía tỉnh cũng như huyện phải nỗ lực rất nhiều. Để công việc có thể thực hiện tốt phải phát huy được nội lực của dân, huyện cũng như xã. Về phía tỉnh chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ tối đa. Với đặc điểm huyện Nam Đàn là quê hương của Bác Hồ vấn đề huy động các nguồn lực xã hội có điều kiện thuận lợi chúng tôi cũng tận dụng các nguồn lực có hiệu quả để làm sao kết cấu hạ tầng của huyện được hoàn thiện một cách tốt nhất. Kết cấu hạ tầng ở đây gồm: Có hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước sạch, một số hạ tầng phục phụ sản xuất như: hệ thống thủy lợi, hệ thống đường nội đồng phục vụ cho phát triển sản xuất…
Nhóm thứ ba: Đó là tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất: Trước tiên cần phải liên kết được với các hộ nông dân chuyển từ tự cung tư cấp sang mô hình sản xuất hàng hóa. Ở Nghệ An cũng đã có những mô hình trang trại, gia trại rồi chúng tôi cũng đã xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp và đã có các hình thức kêu gọi đầu tư trong nông nghiệp. Chúng tôi nhận thức vấn đề này đòi hỏi phải có sự quan tâm, hỗ trợ và không có những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả thì đời sống người dân không thể nâng lên được. Đây là vấn đề cốt yếu khi xây dựng NTM mới chúng tôi cố gắng đầu tiên là dân giàu. Dân giàu thì địa phương mới có cơ sở đẩy mạnh. Đó là yếu tố cần quan tâm.
Đối với Nam Đàn có nhiều lợi thế lớn hơn so với các địa phương khác như khu di tích đặc biệt Kim Liên, các khu di tích lịch sử văn hóa…và huyện có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là vấn đề thuận lợi của Nam Đàn mà chúng tôi cần khai thác có hiệu quả. Qua đó trong nhóm phát triển sản xuất đây là vấn đề cần được ưu tiên. Chúng tôi cũng nhận thấy phát triển du lịch là vấn đề mũi nhọn của huyện Nam Đàn.
Nhóm thứ tư: Nâng cao dân trí cho người dân, để đạt được hiệu quả đó việc đầu tiên phải làm được giáo dục đào tạo, chất lượng đào tạo tốt thì nhận thức người dân tốt hơn. Người dân Nam Đàn dù trưởng thành ở lại Nam Đàn hay địa phương khác lập nghiệp đều có lợi cho địa phương. Hiện nay, cơ sở vật chất của ngành giáo dục Nam Đàn tương đối tốt nhưng cần cố gắng hơn nữa trong phương pháp dạy và học để chất lượng nâng lên. Huyện cũng đầu tư nhiều về: hệ thống phát thanh, hệ thống tuyên truyền của huyện tương đối tốt. Việc đưa thông tin tuyên truyền đến với người dân cũng đạt được hiệu quả tích cực. Đối với thế hệ trẻ cần chú ý đào tạo chuyên môn vấn đề đạo tạo nghề cho thanh niên hết sức quan trọng. Đào tạo nghề tốt thì thanh niên có điều kiện xuất khẩu lao động, hay phát huy tại quê hương. Gắn với vấn đề đó địa phương phải giữ gìn được bản sắc văn hóa của địa phương. Nền tảng văn hóa địa phương tốt thì giúp người dân có nhiều thế mạnh để phát triển quê hương mình.
Nhóm thứ 5: Vấn đề cảnh quan môi trường nông thôn Nghệ An cũng được cải thiện hơn nhiều, nông thôn hiện nay nếp sống lành mạnh hơn. Tuy nhiên vấn đề xây dựng NTM chúng tôi cũng thấy đâu đó về cảnh quan nông thôn cũng đã mất đi Bản sắc hình ảnh nông thôn trước đây: hệ thống hàng rào kiên cố, nhà kiên cố, sân kiên cố đâu đó mất đi hình ảnh của lủy tre làng, của cây đa xưa. Hiện nay cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân cũng đã nhìn nhận vấn đề này thì huyện Nam Đàn cũng có đề án trồng lại hệ thống cây xanh, phát triển vườn hoa tạo ra những khuôn viên xanh hơn, tươi hơn mát hơn, và cũng tạo ra hàng rào, đoạn đường thân thiện hơn. Đây là bước khởi đầu và chúng tôi mong muốn bản sắc của nông thôn, bên cạnh những ngôi nhà kiên cố cần có mái che, ao làng, mái đình. Chúng ta xây dựng được những mô hình tốt thì phấn đấu nó đạt được NTM kiểu mẫu từ đó lan tỏa cho các huyện khác.
Nhóm thứ 6: Đó là xây dựng làng quê bình yên: Thứ nhất an ninh trật tự phải tốt, tôi rất mừng khi đến Nam Đàn đi vào nhà dân thì cánh cổng rộng mở, thậm chí chủ nhà vắng nhà thì những ngôi nhà rộng mở chúng tôi thấy người dân chan hòa, gắn bó với nhau. Làng quê có tinh thần tương thân tương ái. Đây là nét đáng quý của nông thôn Việt Nam. Xây dựng NTM không được bỏ ai ở lại phía sau, không chỉ phấn đấu đạt chỉ tiêu đặc biệt đời sống của người dân cần được nâng cao như thế chúng ta mới đạt được những giá trị của NTM.
* Phóng viên: Xin ông cho biết kết qủa xây dựng NTM cấp thôn, bản ở Nghệ An thời gian qua như thế nào? Đâu là bí quyết để Nghệ An xây dựng được NTM cấp thôn bản thành công như vậy?
Ông Nguyễn Đắc Vinh: Từ thực tiễn xây dựng NTM có rất nhiều xã xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế gặp rất nhiều khó khăn không cho phép người dân hoàn thiện vấn đề xây dựng NTM trong thời gian ngắn. Có rất nhiều địa phương với hoàn cảnh bối cảnh như vậy thì họ sẽ thấy nỗ lực đến mấy thì họ rất khó đạt được mục tiêu đề ra. Chúng tôi thấy rằng phong trào xây dựng NTM là phong trào rộng khắp đó là “mọi nơi, mọi chỗ, và mọi người”. Vậy tại sao những nơi chưa có điều kiện, tại sao mình không tập trung phát triển ở khu dân cư, để cho những thôn, xóm, bản họ tiến bộ lên, đạt chuẩn NTM. Từ suy nghĩ đó, tỉnh đã ban hành các tiêu chí về thôn/bản nông thôn mới. Từ chủ trương đề ra các huyện xã rất ủng hộ đặc biệt các huyện miền núi những nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống những nơi điều kiện kinh tế khó khăn.
Từ khi ban hành chủ trương, chúng tôi thấy có 97 thôn xóm bản ở những xã chưa đạt chuẩn NTM đã đạt tiêu chuẩn NTM cấp thôn bản đây là điểm đáng mừng. Ví dụ, huyện Con Cuông có 13 xã, có rất đông đồng bào dân tộc, điều kiện kinh tế khó khăn thì trong 13 xã mặc dù mới có 2 xã về đích NTM nhưng hiện nay có thêm 8 xã đã có thôn bản về đích nông thôn mới. Như vậy, chỉ còn 3 xã chưa có thôn bản phấn đấu về đích NTM họ cũng đang phấn đấu có thôn bản về đích NTM. Như thế phong trào NTM đã thấm đến từng xã, từng thôn bản địa bàn dân cư. Như vậy, chúng ta không bỏ ai lại phía sau.
Đối với những địa bàn khó khăn như vậy làm sao họ về đích NTM? Những vùng khó khăn thường tỉ lệ hộ nghèo rất đông, thu nhập bình quân rất thấp, mỗi xã phải tìm ra thế mạnh của mình. Ví dụ huyện Con Cuông có những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc nên tạo ra được các điểm du lịch thu hút đối với khách thập phương. Với các thôn bản đã tạo ra được những mô hình homestay rất độc đáo, tạo ra được thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, huyện cũng đã hỗ trợ có những chính sách giúp người dân hoàn thiện được các mục tiêu đề ra. Nhiều thôn bản theo cách làm như thế họ đã vươn lên đạt chuẩn NTM. Chủ trương xây dựng thôn bản NTM đây là chủ trương phù hợp đối với các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, các bản miền Núi. Nguyên tắc đó là: Làm cho được 1 thôn 1 bản cho xã, thì xã đó có kinh nghiệm và động lực quyết tâm sau đó xóm làm được làm xóm thứ 2, sau đó bản, từ đó nhân rộng ra toàn xã. Đối với miền núi vấn đề giao thông cũng khó khăn nhưng chúng ta hướng tới NTM thì làm từng thôn, từng bản chất lượng đời sống nâng lên.
* Phóng viên: Ông cho biết những giải pháp phát triển du lịch nông thôn của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới? Tỉnh đã có những định hướng như thế nào để nâng cao được giá trị đó?
Ông Nguyễn Đắc Vinh: Du lịch là một tiềm năng lớn để chúng ta khai thác và hỗ trợ nông thôn phát triển. Nói ở tầm khái quát, ví dụ: Khách du lịch đến Nghệ An sử dụng dịch vụ ăn uống người ta đã sử dụng rất nhiều sản phẩm tại đây, mua một số đồ lưu niệm đã kích thích việc phát triển quà lưu niệm ở làng nghề. Bên cạnh đó việc phát triển du lịch đưa khách du lịch đến với Nghệ An đã hỗ trợ rất nhiều cho các vùng nông thôn, từ những người đánh bắt thủy hải sản cho đến trồng trọt chăn nuôi. Thứ hai, đó là nhu cầu du lịch của người dân mong muốn tìm đến những chỗ mới lạ, thay đổi không khí tâm lý tự nhiên họ rất muốn đến với vùng nông thôn, những nơi có cảnh đẹp, văn hóa
Đối với nông thôn có nhiều lợi thế phát triển rất lớn, nếu chúng ta làm tốt việc này sẽ giúp sự phát triển của nông thôn rất nhiều. Do vậy, vấn đề là chúng ta cần chọn phương thức như thế nào để chúng ta đầu tư cho tốt. Đơn cử, huyện miền núi Con Cuông hiện nay họ xây dựng các nhà sàn và tập huấn cho mọi người cách ứng xử, cách phục vụ tốt khách du lịch. Bên cạnh đó, có những dịch vụ đi xe trâu, xe bò tham quan các làng nghề, các mô hình dệt vải thổ cẩm, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ… Tất cả những điều đó thu hút được khách du lịch rất lớn, nếu khai thác hợp lý thì việc đầu tư không lớn mang lại hiệu quả cao. Qua đó giúp cho người dân cải thiện được đời sống tạo việc làm. Ngoài ra, Nam Đàn cũng có những điểm di tích lịch sử, có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch đơn cử như khu di tích Kim Liên mỗi năm đón trên 2 triệu lượt người. Bên cạnh đó, những chính sách thu hút đầu tư cũng được tỉnh cố gắng kêu gọi thực hiện… để tạo được phong trào xây dựng NTM phát triển du lịch lan tỏa đến cộng đồng về tinh thần, trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như người dân đã được nâng cao.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông.
Thực hiện: Hậu Nguyễn
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội