Ngành Dệt may nỗ lực về đích
Sản xuất hàng may mặc tại Tổng công ty May 10 - CTCP. Ảnh: Trung Hiếu
Theo VITAS, kết quả khả quan đạt được một phần đến từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chính thức có hiệu lực. Đây là nền tảng tạo ra giải pháp đa dạng hóa thị trường. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực từ chính các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn chung. Trao đổi thêm về vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10-CTCP Bạch Thăng Long cho hay, từ tháng 11 trở đi, đơn hàng bị thiếu khoảng 30-35% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do lạm phát ở các nước tăng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm, các nhãn hàng lớn đang phải đối diện với lượng hàng tồn kho lớn. Thậm chí, nhiều đơn hàng đã sản xuất nhưng khách xin hoãn, giãn thời gian giao hàng vì không có kho chứa. Tương tự, tại Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm, từ tháng 9 trở đi, lượng đơn hàng giảm 30% so với mọi năm, đã đẩy doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn… Dù biết đây là khó khăn chung với các doanh nghiệp dệt may do tác động bởi những nguyên nhân khách quan nhưng rõ ràng doanh nghiệp đang phải giải quyết nhiều bài toán để duy trì sản xuất, giữ chân công nhân.
Để duy trì hoạt động, các doanh nghiệp phải cắt giảm các khoản chi phí, tăng năng suất bằng cách đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm Phí Ngọc Trịnh thông tin, doanh nghiệp xác định phải lấy lợi nhuận, phần tích lũy nhằm bù đắp cho phần thiếu hụt. Đồng thời, xác định trong những tháng tới, nếu giá cả hạ thấp vẫn chấp nhận sản xuất, nhằm chia sẻ khó khăn với đối tác, khách hàng.
Bên cạnh đó, theo VITAS, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi từ gia công sang sản xuất ODM (thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng), thúc đẩy quản trị số, giải pháp tự chủ chuỗi cung ứng trong nước, đa dạng mặt hàng… Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu quý IV và cả năm 2022, ưu tiên lúc này của các doanh nghiệp là bảo đảm đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, sẵn sàng đơn hàng cho mùa xuân năm sau. Các doanh nghiệp đã và đang chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong nước và tỷ trọng này ngày càng tăng. Đặc biệt, các chương trình phát triển bền vững, quản trị số và kinh tế tuần hoàn của Việt Nam đang thu hút các nhãn hàng trên thế giới lựa chọn Việt Nam để đầu tư phát triển. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn cuối năm 2022 cũng như các năm sau.
Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang cũng nhấn mạnh, ưu tiên số một của ngành là giữ chân người lao động. Các doanh nghiệp đang có nhiều cách để duy trì hoạt động sản xuất, việc làm và thu nhập cho người lao động. Đặc biệt, có doanh nghiệp đã chuyển đổi mặt hàng sản xuất với năng suất thấp để giữ ổn định lao động, đón sự phục hồi của thị trường được dự báo vào quý III và IV-2023. Bởi vậy, hiện nay, số lượng lao động nghỉ việc trong ngành Dệt may có tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 5-7%.
Với những nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của các ngành, đơn vị chức năng, mục tiêu của ngành Dệt may trong năm 2022 đạt trị giá xuất khẩu 43 tỷ USD sẽ là đích không còn xa…
Theo Phương Nhi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 | 10/07/2025 Kinh tế

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản
13:57 | 09/07/2025 Kinh tế

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 | 09/07/2025 Kinh tế

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng
08:53 | 08/07/2025 Kinh tế

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế
Tin khác

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề