Nâng cao giá trị thương hiệu từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm"

LNV - Số lượng làng nghề của Hà Nội hiện chiếm gần 1/3 làng nghề của cả nước, tuy nhiên với xuất phát điểm thấp, sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu… Các làng nghề Thủ đô trong dòng chảy của cơ chế thị trường đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Do đó, việc triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của Thành phố tạo bước chuyển đáng ghi nhận giúp tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn, góp phần lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt nâng cao giá trị thương hiệu cho làng nghề.
Vượt qua thách thức…

Hiện cả nước có trên 5.400 làng nghề với khoảng 1.864 làng nghề truyền thống, 115 nghề truyền thống đã được công nhận. Trong đó, Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước khi có đến 1.350 làng nghề và làng có nghề, có 305 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống, thuộc 23 quận, huyện và thị xã (chiếm 60% tổng số làng nghề của cả nước). Các sản phẩm của làng nghề theo đó cũng rất đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, như sản phẩm may mặc, gốm sứ, dệt, đồ gỗ, cơ khí và chế biến nông sản thực phẩm...

Theo tính toán, tổng doanh thu trung bình một năm của 305 làng nghề truyền thống và các làng có nghề ở Hà Nội năm 2018 đạt trên 20.000 tỷ đồng. Trong đó, một số làng nghề thủ công mỹ nghệ đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, đồng thời đạt doanh thu cao, như làng nghề sơn son thếp vàng, tạc tượng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) đạt 2.850 tỷ đồng; Làng nghề mộc Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) đạt gần 1.000 tỷ đồng; Làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) đạt gần 2.000 tỷ đồng…

Từ những đóng góp của làng nghề vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội nói chung, khu vực nông thôn nói riêng có thể thấy, giá trị thực tế mà các làng nghề truyền thống đã và đang mang lại cho người dân Thủ đô là không nhỏ. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, thì công tác phát triển nghề và làng nghề của Hà Nội hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Thực tế cho thấy, hiện hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn Hà Nội đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp phải không ít những khó khăn, như thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của các làng nghề truyền thống vẫn còn thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hoá, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Trong khi đó, một số sản phẩm truyền thống đang có dấu hiệu bị mai một, suy giảm. Hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng ở các làng nghề đang xuống cấp, hoặc chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm, chưa có biện pháp khắc phục... Điều này đã và đang trở thành rào cản lớn đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống nói chung và việc phát triển, bảo tồn làng nghề truyền thống, di tích văn hóa gắn với du lịch nói riêng.

Mặt khác, các làng nghề truyền thống của Hà Nội hiện nay vẫn chưa có sự đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, như công trình phục vụ khách du lịch đến tham quan, mua sắm sản phẩm; Các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, bãi thu gom rác thải, nhà hàng, khách sạn, hệ thống đường giao thông, chiếu sáng, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các làng nghề cũng chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, chuyên môn và ngoại ngữ. Các cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ kinh doanh gia đình, vì vậy, cũng ít quan tâm tới việc tổ chức kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của nghề và làng nghề dẫn tới khả năng cạnh tranh không cao; Đặc biệt là chưa gây được ấn tượng sâu sắc và thu hút khách trở lại tham quan, du lịch. Mặc dù, sau gần 7 năm, Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ ra danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, trong đó có 17 dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch. Thế nhưng, đến nay, mới chỉ có 2/17 làng nghề truyền thống áp dụng được mô hình phát triển làng nghề truyền thống, di tích văn hóa gắn với du lịch nổi tiếng và thành công, nổi bật là làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc. Trong khi đó, 15 làng nghề truyền thống còn lại hiện vẫn chưa thực hiện hoặc vẫn còn loay hoay tìm hướng đi riêng...

Nâng cao giá trị thương hiệu

Xác định được những khó khăn, thách thức cũng như lợi thế từ các làng nghề, sản phẩm làng nghề mang lại; Trong nhiều năm qua, cùng với việc đẩy mạnh Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thành phố Hà Nội đã có những hỗ trợ nhằm gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống. Trong đó, để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị bền vững, thì trọng tâm là việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế của từng địa phương.

Theo đó, Thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” với mục tiêu: Chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có; Xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm của Thành phố gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm; triển khai thực hiện từ 10 đến 20 làng văn hóa, làng nghề du lịch… để hiện thực hóa mục tiêu này. Từ năm 2017, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cụ thể hóa chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Thành phố và đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp thông tin, số liệu về làng nghề, sản phẩm địa phương, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, định hướng phát triển sản phẩm để phục vụ cho việc xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” Thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đề án được các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ. Trong đó, nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề đã và đang được tiếp cận với những cơ chế hỗ trợ của Thành phố từ đề án “Mỗi xã một sản phẩm”. Chỉ trong một thời gian ngắn triển khai, đề án đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng, chất lượng, nhiều làng nghề đã có những sáng kiến, mô hình, cách làm hay. Trên thị trường theo đó cũng xuất hiện nhiều các sản phẩm của các làng nghề truyền thống, như làng lụa Vạn Phúc, làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng quạt Chàng Sơn, gốm sứ Bát Tràng...

Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những cơ hội thì việc phát triển các làng nghề ở Hà Nội cũng gặp không ít thách thức. Theo các chuyên gia kinh tế, để làng nghề có thể phát triển, đem lại đời sống kinh tế ổn định cho người dân, cũng như để chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đạt hiệu quả tốt hơn, nâng cao giá trị thương hiệu, thì cần phải tăng cường sự kết nối giữa các làng nghề, đặc biệt là tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp với làng nghề truyền thống, qua đó nâng cao giá trị thương hiệu các làng nghề.

Để thực hiện được mục tiêu trên, cũng như nâng cao giá trị thương hiệu, theo Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần cho biết, hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề vẫn phải tự tìm đến nhau để kết nối, tìm kiếm vùng nguyên liệu… Do đó, để nâng cao giá trị thương hiệu trong thời kỳ hội nhập bên cạnh việc Thành phố Hà Nội có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ làng nghề được công nhận theo tiêu chuẩn về đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, thì cần chú trọng đầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” Thành phố Hà Nội đang triển khai đã và đang cho thấy những tín hiệu tích cực, đặc biệt, chương trình đã hỗ trợ bổ khuyết những khâu nghệ nhân làng nghề còn yếu để vực dậy số làng nghề gặp khó khăn, gồm cả làng nghề nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng; Tạo điều kiện giúp nghệ nhân trau dồi thêm kiến thức, tham quan, học hỏi cách làm ăn ở các nước. Hiện nay, ở những làng nghề đang phát triển, nhiều nghệ nhân đã hướng cho con em tới học tập tại các trường mỹ thuật, quản lý kinh tế để trở về điều hành công việc. Việc liên kết sản xuất - thiết kế - tiêu thụ sẽ giúp khắc phục các nhược điểm của làng nghề, qua đó, không chỉ bảo tồn được các giá trị văn hóa đặc sắc tại các làng nghề, mà giá trị thương hiệu của các sản phẩm làng nghề cũng được nâng lên và phát triển một cách bền vững.

Bài và ảnh: Đỗ Thị Hải Uyên

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP TP.HCM lần 1 năm 2024

Khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP TP.HCM lần 1 năm 2024

OVN - Sáng ngày 16/1 tại Nhà thiếu nhi Tp. Thủ Đức (số 281 đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Tp. Thủ Đức) diễn ra Khai mạc Hội chợ, Triển lãm sản phẩm Nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP TP.HCM lần 1.
Sản phẩm dầu lạc Đông Thành đạt chất lượng OCOP 3 sao

Sản phẩm dầu lạc Đông Thành đạt chất lượng OCOP 3 sao

OVN – Từ vùng đất có nguồn lạc tươi dồi dào và chất lượng, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Đông Thành đã phát triển dầu lạc thành sản phẩm OCOP 3 sao, mang hương vị đặc trưng của một miền quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Sản phẩm OCOP 4 sao của làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên

Sản phẩm OCOP 4 sao của làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên

OVN - Miến đao ở xã Giới Phiên (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) có điểm đặc trưng là sợi nhỏ, màu trong hơi xám, có độ dai, giòn, nấu chín không bị nát, sản phẩm đã được HTX Sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên phát triển thành sản phẩm OCOP đạt chất lượng 4 sao.
Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP

Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Quận Hồng Bàng Hải Phòng- khai mạc chương trình trưng bày giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ - sản phẩm OCOP

Quận Hồng Bàng Hải Phòng- khai mạc chương trình trưng bày giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ - sản phẩm OCOP

LNV - Nhằm đẩy mạnh hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và chào mừng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2024. Tối ngày 10 tháng 5, năm 2024, UBND quận Hồng Bàng Tổ chức lễ khai mạc chương trình trưng bày giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản phẩm OCOP.
Chương trình OCOP phát huy tiềm lực nghành, nghề nông thôn

Chương trình OCOP phát huy tiềm lực nghành, nghề nông thôn

OVN - Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, tính đến hết tháng 4/2024, 63/63 tỉnh, thành phố đã triển khai đánh giá, phân hạng được hơn 12.000 sản phẩm OCOP.

Tin khác

Huyện Cẩm Giàng: Trưng bày giới thiệu nông sản OCOP tại lễ hội đền Bia

Huyện Cẩm Giàng: Trưng bày giới thiệu nông sản OCOP tại lễ hội đền Bia

OVN - Nông sản OCOP huyện Cẩm Giàng đang trưng bày giới thiệu tại lễ hội đền Bia, tuần lễ xúc tiến thương mại. Nhiều nông sản của nông dân huyện Cẩm Giàng đã có mặt để giới thiệu tới du khách thập phương tại lễ hội đến Bia.
Bình Phước: Sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Bình Phước: Sản phẩm OCOP phát triển bền vững

OVN - Bình Phước là một trong những tỉnh được cấp nhiều mã vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có cây sầu riêng, đây là cơ hội làm giàu cho người nông dân. Tuy nhiên, ít tháng trở lại đây, nhiều diện tích cây trồng chết khô chưa rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.
Sóc Sơn: Khai phá tiềm năng của sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Sóc Sơn: Khai phá tiềm năng của sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

LNV - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

OVN - Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
Tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

OVN - KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam trưng bày hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP Việt Nam đến với khách hàng trải nghiệm tại cửa hàng
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

OVN - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

LNV - Cuối năm 2023, các sản phẩm cá lăng đen, trắm đen và cá ngạnh của xã Tiền Phong (Đà Bắc) được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Những sản vật quý được nuôi dưỡng trên dòng Đà Giang đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Với quy trình chăn nuôi khoa học, các sản phẩm cá sạch sông Đà đã khẳng định được chất lượng trên thị trường. Qua đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

OVN - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Một ngày đầu Thu 2023, tôi về thăm bác Trịnh Trọng Giữ, người CCB của Tiểu đoàn Hải Đà năm xưa - Đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Với tình cảm của một đảng viên, hội viên CCB, hội viên Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng, bác Giữ tâm sự về cuộc đời, về sự cống hiến không mệt mỏi, nhất là quá trình xây dựng “Bảo tàng gia đình của Cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ Trần Thị Xúc”.
Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

OVN - Vốn là món ăn đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng khi được người dân đưa về phát triển huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), món bánh lọc lại nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và trở thành một trong những món bánh đạt chất lượng OCOP của địa phương.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu OCOP

LNV - Sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với tỉnh Gia Lai- quê hương thứ hai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9

LNV - Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9 đã hoàn thành vượt mức toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc ngày 18/5. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc, bế mạc Hội nghị.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV – Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 9 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 18/5. Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029

Khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029

LNV - Chiều ngày 17/5, tại khách sạn Hoa Sứ 1, số 14 Hoàng Việt, Tân Bình, TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Chiếu sáng Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024-2029 và Hội nghị chiếu sáng toàn quốc 2024. Tham dự Đại hội có hơn 200 đại biểu là …
Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt"

Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt"

LNV - Sáng ngày 17/5/2024, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.
Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

LNV - Tối 16/5, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) đã khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía bắc - Hà Nội tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (số 1 Đỗ Đức
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động