Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Một ngày đầu Thu 2023, tôi về thăm bác Trịnh Trọng Giữ, người CCB của Tiểu đoàn Hải Đà năm xưa - Đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Với tình cảm của một đảng viên, hội viên CCB, hội viên Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng, bác Giữ tâm sự về cuộc đời, về sự cống hiến không mệt mỏi, nhất là quá trình xây dựng “Bảo tàng gia đình của Cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ Trần Thị Xúc”.

Bác Giữ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Phương Lưu, xã Đông Hải, huyện Hải An, nay là Tổ dân phố Phương Lưu 2, phường Đông Hải 1, quận Hải An, TP. Hải Phòng. Năm 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, bác phải đi làm thuê để kiếm sống. Khoảng tháng 2/1962, làm công nhân của Xí nghiệp Cơ khí 2-9; năm 1965, được bầu là Chiến sỹ thi đua của Xí nghiệp, rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 12/1972, bác Giữ nhập ngũ, lên đường vào Nam chiến đấu theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của tổ quốc.

Hội viên Chi hội Khoa học Lịch sử  quân sự thăm Bảo tàng gia đình cụ Trịnh Văn Nghệ
Hội viên Chi hội Khoa học Lịch sử quân sự thăm Bảo tàng gia đình cụ Trịnh Văn Nghệ

Năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam gần đến ngày thắng lợi, với tấm lòng “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, Thành ủy, Ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng, Bộ Tư lệnh 350 quyết định thành lập một tiểu đoàn tinh nhuệ được trang bị vũ khí đầy đủ, huấn luyện cơ bản, gửi tặng Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân Quảng Nam - Đà Năng kết nghĩa. Tiểu đoàn được lấy tên là “Hải Đà” với 502 cán bộ, chiến sỹ. Tiểu đoàn tham gia chiến đấu dũng cảm, góp phần giải phóng Quảng Nam, Đà Năng và được tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Với truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, không những ngoan cường, dũng cảm trong chiến đấu, mà còn giỏi trong lao động sản xuất, làm giàu chính đáng. Sau ngày thống nhất đất nước, cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn thành lập Ban liên lạc Tiểu đoàn Hải Đà, thành lập Tập đoàn Kinh tế công nghiệp Đông Hải với 11 thành viên. Tập đoàn Kinh tế công nghiệp Đông Hải rất quan tâm tập hợp, tạo công ăn việc làm, có thu nhập ổn định cho bản thân và con cháu của những người lính trở về quê hương sau khi kết thúc chiến tranh và phục vụ trong Quân đội. Đảng bộ Tập đoàn Kinh tế công nghiệp Đông Hải được thành lập theo Nghị quyết 28 của Thành ủy Hải Phòng, hiện nay có 64 đảng viên sinh hoạt tại 9 chi bộ cơ sở, nhiều năm Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tổ chức Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội CCB thuộc Tập đoàn thường xuyên được công nhận là tập thể vững mạnh toàn diện. Bằng những nỗ lực phấn đấu vươn lên, Đảng bộ, Tập đoàn Kinh tế Công nghiệp Đông Hải giành được nhiều thành tích xuất sắc, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 4 Huân chương Lao động hạng Ba, 7 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 12 cờ thi đua xuất sắc và nhiều Bằng khen của thành phố, Bộ ban ngành.

Để phát huy truyền thống gia đình cách mạng, với trách nhiệm của một người đảng viên, của một CCB đã trải qua những năm tháng gian khổ, ác liệt. Bác Trịnh Trọng Giữ trong nhiều năm qua đã giành nhiều tâm huyết, trí tuệ, tiền bạc, cơ sở vật chất để xây dựng “Bảo tàng gia đình cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ Trần Thị Xúc” (Bảo tàng gia đình) với tổng diện tích hơn 5.000 mét vuông. Hôm nay, con cháu, chắt toàn thể gia đình, họ tộc cũng như nhiều khách đến thăm quan Bảo tàng gia đình, đều cảm phục về tấm lòng tiếp lửa truyền thống lịch sử, văn hóa mà khó ai có thể làm được.

Hội viên Chi hội Khoa học Lịch sử quân sự thăm Thư viện Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại bảo tàng gia đình
Hội viên Chi hội Khoa học Lịch sử quân sự thăm Thư viện Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại bảo tàng gia đình

Từ cổng khuôn viên gia đình bước vào, phía bên trái là bức tượng hai cha con: Cụ Nguyễn Sinh Sắc và Người thanh niên Nguyễn Tất Thành, để gợi nhớ, kỷ niệm ngày 05/6/1911- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và ngày 06/6/2001 thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Tân Hồng; phía bên phải là ngọn núi non bộ với dòng chữ “Ngũ hồng sơn” tượng trương cho Tổ quốc Việt Nam núi non trung điệp, thống nhất một khối, không thể chia cắt. Tiếp theo là Lầu ngũ giác - nơi đàm đạo sử sách, văn thơ, gặp gỡ, tri ân đồng đội. Chính diện cổng chính vào, với tấm lòng tưởng nhớ công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. ông Trịnh Trọng Giữ xây dựng Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh uy nghi. Có diện tích 120m2, làm toàn bằng gỗ cẩm lai. Tượng Bác Hồ nặng 790 kg, được thếp vàng, gợi nhớ về 79 tuổi của Bác, với tổng số kinh phí xây dựng hơn 30 tỷ đồng. Phía bên trái Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Báo ân tháp với 4 tầng, hai đại tự hai bên:

“Nghĩa khí tấm lòng dân” (bên trái), “Chiến công lưu sử sách” (bên phải) để tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân, các Anh hùng Liệt sỹ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tiếp theo Báo ân tháp bên trái là hồ nước hình chữ nhật, phía bên phải hồ được trưng bày hình ảnh những đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, thành phố và địa phương về thăm Bảo tàng gia đình và Tập đoàn Kinh tế Công nghiệp Đông Hải.

Trong khuôn viên Bảo tàng gia đình, khánh thăm quan được vào thắp hương tại Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam, nguyên Chủ tịch danh dự Hội CCB Việt Nam. Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thiết kế hai tầng, đây cũng là nơi tổ chức viếng khi Đại tướng đi về cõ vĩnh hằng. Cũng bằng tấm lòng thành kính đối với Người anh cả của Quân đội, phía bên phải bố trí Thư viện Đại tướng Võ Nguyên Giáp với hơn 1.000 đầu sách và khoảng trên 10.000 cuốn. Đến Thư viện Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đọc có thể tiếp cận, tra cứu, tìm hiểu được nhiều tư liệu quý về lịch sử, truyền thống, văn hóa của đất nước, thành phố Hải Phòng, quận Hải An, phường Đông Hải. Trong số đó, bác Giữ đã trực tiếp biên soạn, xuất bản hơn 50 đầu sách và sáng tác 20 bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Quân đội, quê hương, đất nước, tình đồng chí, đồng đội...

Các đại biểu dâng hương đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Các đại biểu dâng hương đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khách thăm quan thật sự súc động trước tấm bia ghi lại gia đình cơ sở cách mạng: Nơi đây, gia đình cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ bà Trần Thị Xúc thôn Phương Lưu, xã Đông Hải, huyện Hải An (nay là khu Phương Lưu 2 - phường Đông Hải - quận Hải An) TP. Hải Phòng là cơ sở cách mạng kháng chiến, có hầm bí mật trong nhà nuôi dấu cán bộ. Tại đây, ngày 10 tháng 10 năm 1949, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên xã Đông Hải được thành lập gồm 4 đồng chí đảng viên: Đồng chí Lê

Doanh Nhân - Bí thư Chi bộ; đồng chí Ngô Văn Cốt - Đảng viên; đồng chí Phạm Thị Ghi - Đảng viên; đồng chí Trịnh Chiến Xa - Đảng viên.

Để giáo dục truyền thống cách mạng cho con cháu mai sau, ông giành toàn bộ tầng 4 của gia đình trưng bày hàng nghìn hiện vật, kỷ vật kháng chiến, chiến tranh. Đó là những vũ khí, trang bị quân sự, kỷ vật của một thời gian khổ hy sinh không thể nào quên của anh chị em, con cháu trong gia đình bác Giữ, của những đồng chí, đồng đội một thời gắn bó, chia ngọt sẻ bùi; đó là những kỷ vật các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban ngành Trung ương, thành phố Hải Phòng về thăm Bảo tàng gia Đình, Tập đoàn Kinh tế công nghiệp Đông Hải, Đảng bộ Hải Đà; là những lần gặp gỡ đồng chí, đồng đội...

Đến nay, có hàng trăm đoàn khách lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố, địa phương về thăm Tập đoàn Kinh tế Công nghiệp Đông Hải, thăm Bảo tàng gia đình cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ Trần Thị Xúc, tiêu biểu như các đồng chí: Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Nguyễn Văn An, Nguyên Chủ tịch Quốc hội; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước; Đoàn Duy Thành - nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Thượng tướng, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Minh Thảo...

Chia tay bác Trịnh Trọng Giữ, trong tôi tỏa sáng một điều, một người cán bộ, đảng viên, một người từng trải qua chiến đấu, không quản ngại gian khổ, hy sinh, nay trở về với cuộc sống đời thường phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng bắng trí tuệ và khả năng của chính mình, lại tâm huyết xây dựng Bảo tàng gia đình để giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau, thì thật chân quý biết bao.

Quốc Huy

Tin liên quan

Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng -  Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng - Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

LNV - Chiều dài lịch sử của đất nước và thành phố Hải Phòng đó là lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước; Hai nhiệm vụ dựng nước đi đôi với giữ nước, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, xây dựng đi đôi với bảo vệ gắn bó chặt chẽ, quan hệ máu thịt, không tách rời tạo thành dòng chảy lịch sử oai hùng của đất nước và thành phố. Đặt trong tiến trình lịch sử ấy, thì nhiệm vụ của khoa học lịch sử quân sự là hết sức to lớn, nặng nề và có thể khẳng định rằng, đó là một nửa của khoa học lịch sử đất nước, thành phố.

Tin mới hơn

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

LNV - Ngày 15/7 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP.
Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà

OVN - Bắc Hà không chỉ có đua ngựa mà đặc sản mận Tam Hoa cũng nổi tiếng khắp vùng bởi độ giòn, ngọt không ở đâu trồng được.
Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó

LNV - Từ 16 sản phẩm OCOP được công nhận năm đầu tiên, đến 158 sản phẩm đạt sao tính đến đầu năm 2025 - chương trình OCOP ở Hòa Bình đã đi qua một hành trình bài bản và bền bỉ. Song điều đọng lại không chỉ là những con số. Đó là cam được gắn thương hiệu, măng được đưa ra thế giới, thổ cẩm được may thành quà tặng du lịch… Và trên hết là cách người dân đã đổi thay tư duy sản xuất, học cách gìn giữ bản sắc bằng chính thương hiệu mang tên OCOP.
Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

LNV - Với nhiều nỗ lực, toàn bộ diện tích 7ha chè của HTX chè Nhật Thức, xóm Khưu 3, xã Phục Linh (Đại Từ), 22 hộ dân tham gia mô hình đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, được Công ty CP Chứng nhận và kiểm nghiệm FAO cấp giấy chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 11041-6:2018. Đảm bảo chè sạch, chất lượng, giá trị kinh tế cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.

Tin khác

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

OVN - Ngày 26-6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

LNV - Thời gian qua, nhiều chủ thể tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội đã làm tốt việc khai thác tiềm năng, lợi thế đặc trưng của địa phương kết hợp với đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Bắc Kạn đã bước lên một tầm cao mới khi tích cực xúc tiến thương mại, giúp chủ thể – bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất – từng bước phát triển chuyên nghiệp hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn và hướng đến mục tiêu nông thôn mới bền vững.
Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.
Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

LNV - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) rất được chú trọng tại thị xã Sa Pa (Lào Cai). Trong tháng 5/2025, thị xã đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm và có thêm 13 sản phẩm đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP trên địa bàn lên 53 sản phẩm. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Trung ương.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và nỗ lực chuyển đổi sản xuất, xã Đồng Yên đang từng bước ghi dấu trên bản đồ sản phẩm OCOP với những cái tên tiêu biểu như dầu lạc, lạc đỏ và thanh long ruột đỏ. Sự vào cuộc tích cực của người dân, đặc biệt là các mô hình hợp tác xã, đã giúp nông sản địa phương không chỉ đạt chuẩn chất lượng mà còn từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.
“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

LNV - Từ những sản vật bản địa như miến dong, tinh bột nghệ, trà thảo dược và những món ăn đặc sắc– chương trình OCOP đang từng bước đưa thương hiệu Bắc Kạn vượt ra khỏi lũy tre làng, góp mặt trên bản đồ hàng hóa quốc gia, thậm chí chạm ngõ thị trường quốc tế.
Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

LNV - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

LNV - “Tấm giấy chứng nhận OCOP 5 sao với HTX của tôi không chỉ là phần thưởng. Nó giống như lời hứa với chính mình, với người tiêu dùng – rằng mỗi sợi miến mình làm ra phải xứng đáng với niềm tin ấy.” –Giám đốc Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan (Na Rì, Bắc Kạn) mở đầu cuộc trò chuyện với ánh mắt trầm ngâm nhưng kiên định.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

LNV - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.
Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

LNV - Hành trình “bén rễ” của cây ổi trên đồng đất ở xã Đôn Nhân (Sông Lô) đã kết “trái ngọt” khi được công nhận sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đến nay, nhiều hộ dân địa phương đã tập trung mở rộng, phát triển vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

LNV - Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

LNV - Sau khi được thành lập từ sự hợp nhất của ba xã cũ thuộc thị xã Sơn Tây, xã Đoài Phương (Hà Nội) đang từng bước vươn lên trở thành địa phương phát triển toàn diện. Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và du lịch sinh thái, Đoài Phương đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và xây dựng nền kinh tế bền vững.
Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

LNV - Ngày 15/7 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP.
Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

LNV - Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTƯ ngày 27-7-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân thành phố Hà Nội từng bước khẳng định vai trò lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật là hội xây dựng các mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp đặc thù theo thế mạnh từng địa phương.
Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

LNV - Từ chiều sâu lịch sử của miền Cố đô mộng mơ, Bún bò Huế vươn mình trở thành một tác phẩm văn hóa sống, nơi tinh hoa ẩm thực và trí tuệ dân gian hội tụ, được Nhà nước trao tặng chứng nhận "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" theo Quyết định số 2203/QĐ–BVHTTDL, ký ngày 27/6/2025
Giao diện di động