Một số Làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên
1. Xã Phú Yên:
Da giày Phú Xuyên.
Xã Phú Yên có bước phát triển mạnh về kinh tế làng nghề, tiểu thủ công nghiệp; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Hiện xã đang tổ chức làm hạ tầng cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Da giày Phú Yên; Tiếp tục mở rộng phát triển ngành nghề truyền thống, như: da giày, may mặc, sơn mài; động viên khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động thương mại, dịch vụ. Đẩy mạnh, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề theo hướng du lịch làng nghề. Năm 2018, xã Phú Yên sản xuất khoảng 5 triệu đôi giày dép. Giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp năm 2018 ước đạt 120 tỷ đồng.
2. Xã Sơn Hà
Túi xách Sơn Hà.
Xã Sơn Hà có vị trí địa lý nằm ở khu vực trung Tây huyện Phú Xuyên, cách trung tâm huyện 3km. Khoảng 10 năm trở lại đây, xã có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển mạnh. Xã có 2/3 thôn được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống. Các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, như: Túi ví da, đồ da và giả da, dệt trã, đồ gỗ mỹ nghệ,v.v... ngày càng được nhân rộng và phát triển khá mạnh; có trên 70% số hộ tham gia làng nghề, dịch vụ làng nghề. Làng nghề xã Sơn Hà đã tạo công ăn việc làm ổn định và thu nhập khá cho người dân trong và ngoài xã.
3. Xã Chuyên Mỹ
Khảm trai Chuyên Mỹ.
Xã Chuyên Mỹ thuộc đất đồng chiêm trũng, gồm 07 thôn: Đồng Vinh, thôn Thượng, thôn Trung, thôn Ngọ, thôn Hạ, thôn Bối Khê và Mỹ Văn. Đây là nơi được biết đến với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất nổi tiếng bởi sự tinh xảo và đẹp mắt, đó là các mặt hàng khảm trai, khảm ốc và Sơn mài. Nghề khảm là nghề cần nhiều công sức và rất công phu. Để có được một sản phẩm thực sự tinh sảo và sống động, người nghệ nhân cần trải qua nhiều công đoạn. Sản phẩm khảm trai Chuyên Mỹ nổi tiếng vì mảnh trai không vỡ, luôn phẳng và được gắn vào gỗ rất khít, chi tiết trang trí sinh động, đặc sắc. Hiện nay, 7/7 thôn của xã Chuyên Mỹ được công nhận “Làng nghề thủ công truyền thống. Riêng thôn Ngọ được công nhận là “Làng nghề truyền thống” và phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch làng nghề.
4. Nặn tò he Xuân La
Nghề nặn tò he của làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên đến nay đã 300 năm tuổi. Tò he là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được làm ra bởi những bàn tay tài khéo và trí tưởng tượng phong phú của mỗi nghệ nhân. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ theo hình thức cha truyền con nối và hiện nay đang trên đà phục hồi và phát triển. Năm 2005, làng Xuân La đã được Hội Di sản Văn hóa Việt Nam công nhận “Làng nghề Tò he duy nhất ở Việt Nam”.
5. Làng nghề cỏ tế xã Phú Túc
Xã Phú Túc là địa phương nổi tiếng với nghề đan cỏ tế (hay còn gọi là cây Guột). Xã có 8 thôn, gồm: Trinh Viên, Đường La, Phú Túc, Tư Sản, Lưu Thượng, Lưu Đông, Lưu Xá và Lưu Hoàng. Trong đó, nổi tiếng nhất là làng Lưu Thượng vốn là một làng nghề cổ có lịch sử trên 300 năm. Nghề đan cỏ tế xuất hiện ở Phú Túc từ rất sớm và nổi tiếng khắp vùng. Hiện xã Phú Túc có 8 thôn đều làm hàng xuất khẩu. Trên địa bàn xã có 9 doanh nghiệp, hơn 20 tổ hợp sản xuất và hàng trăm hộ cá thể với hàng chục nghìn lao động địa phương và một lực lượng lao động lớn của các vùng phụ cận.
Bài và ảnh: Phương Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý
10:11 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Xã Phước Hiệp khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng nông thôn mới nâng cao
10:10 Nông thôn mới

Tiền Giang công nhận 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và nâng cao
14:06 Nông thôn mới

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 Làng nghề, nghệ nhân