Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Tuyên Quang: Phia Xeng làm OCOP

LNV - Phia Xeng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Hà Lang (Chiêm Hóa). Vượt qua khó khăn, bà con nơi đây đã tích cực, chủ động trong sản xuất, không ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đoàn kết, nỗ lực vượt khó xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định, ấm no.
Vượt qua con đường gập ghềnh, chông chênh, đoạn thì lởm chởm đá hộc, đoạn thì lầy lội, trơn trượt khi vừa qua trận mưa rào đêm trước, bản Phia Xeng hiện lên trước mắt chúng tôi là một khung cảnh hoàn toàn thơ mộng, yên bình. Bước vào thôn Phia Xeng, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là những đồi cam trĩu quả, đang vươn mình xanh tốt nối tiếp nhau ôm trọn các nóc nhà. Con đường bê tông nhỏ sạch sẽ, uốn lượn quanh các sườn đồi. Không giống đồng bào Dao các nơi khác, các gia đình đồng bào Dao ở Phia Xeng không sống tập trung, mà ở rải rác các triền đồi, chân núi.


Bà con người Dao Phia Xeng chăm sóc cam.


Chị Trần Thị Hương, Trưởng thôn Phia Xeng, chia sẻ: Trước đây đường trong thôn chỉ là đường mòn, rất khó đi và nguy hiểm. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước về xi măng, nhân dân trong thôn đã góp công, góp tiền mua vật liệu bê tông hóa trục đường liên thôn. Vì bà con còn nghèo, thôn đã chia làm nhiều đợt làm, mỗi năm làm 200 - 300 m, đến nay, thôn cũng đã bê tông hóa được 2,7 km, trong đó có 2,4 km là đường trục thôn, 300 m đường ngõ. Con đường bê tông sạch sẽ, thuận tiện cho việc đi lại, đời sống bà con cũng được cải thiện. Địa hình thôn chủ yếu đất đồi đá, nhiều khe suối, ít đất ruộng sản xuất, bà con nơi đây chủ yếu phát triển kinh tế cây lâm nghiệp, trồng cam.

Hiện nay, Phia Xeng có 86 hộ dân, 100% số hộ là đồng bào dân tộc Dao. Toàn xã Hà Lang có hơn 60 ha cam, riêng thôn Phia Xeng chiếm 52 ha cam, bình quân mỗi năm Phia Xeng xuất trên 1.000 tấn quả cam ra thị trường. Cam chính là cây trồng chủ lực, cũng là sản phẩm được chính quyền xã Hà Lang lựa chọn thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của xã.

Anh Ma Văn Mầm, Chủ tịch UBND xã Hà Lang cho biết, xã đã xây dựng thành công vùng chuyên canh cây ăn quả (cam) tại thôn Phia Xeng. Hiện nay, xã đang tiến hành các bước thực hiện chương trình OCOP. Trước mắt, đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân hiểu ý nghĩa của chương trình, đồng thời vận động nhân dân trồng và chăm sóc cam theo đúng quy trình, hạn chế sử dụng thuốc hóa học. Anh Trần Văn Quốc - một người dân thôn Phia Xeng phấn khởi nói: “Gia đình tôi có 4 ha cam, mỗi năm thu từ 30 - 40 tấn quả. Được xã chọn cây cam là cây chủ lực, sản phẩm OCOP, đồng nghĩa giá trị kinh tế cam cũng được nâng lên, chúng tôi rất vui và phấn khởi. Nhận thức được điều đó, chúng tôi rất quan tâm khâu chăm sóc. Nếu trước kia, phun thuốc trừ cỏ, phân hóa học, phun thuốc hóa học, thì nay, chúng tôi chuyển sang phát cỏ bằng máy, bón phân chuồng, sử dụng thuốc trừ sâu bệnh đúng quy trình, quy định. Chính vì vậy, những năm qua, cam Phia Xeng được người tiêu dùng đánh giá rất cao. Diện tích cam được mở rộng, thu nhập người dân cũng được nâng lên từng năm”.

Từ trồng cam, trồng rừng, nhiều gia đình đã có cuộc sống ấm no. Như gia đình Bí thư Chi bộ Trần Văn Quyên, đã tích cực trồng cây keo, trồng cam, đồng thời tận dụng đất đồi thấp trồng ngô chăn nuôi gà, vịt, lợn. Hiện nay, gia đình anh có 10 ha rừng trồng, hơn 2 ha cam đã cho thu hoạch quả. Ngoài ra, anh còn mua máy cuốc đất làm kinh doanh dịch vụ... Nhờ đó, gia đình anh đã có cuộc sống khấm khá, xây dựng nhà ở gần 1 tỷ đồng, chuồng trại chăn nuôi được xây dựng quy mô. Anh Quyên chia sẻ: “Ở vùng đất khó, nên mình cần phải cố gắng, nỗ lực cần cù lao động. Gia đình tôi có 2 vợ chồng, vợ tôi là giáo viên mầm non trong bản. Hằng ngày, ngoài đi làm máy cuốc, tôi trồng cây, chăm sóc vườn cam. Năm 2019, gia đình tôi thu hơn 25 tấn cam, thu 150 triệu đồng. Dự kiến vườn cam năm nay khoảng 30 tấn”. Cũng giống anh Quyên, gia đình chị Phùng Thị Hà, nhờ trồng cam, trồng rừng, chăn nuôi trâu, đã có cuộc sống dần ổn định. Gia đình chị Hà là 1 trong 6 hộ được thôn xét thoát nghèo năm nay. Hiện nay, Phia Xeng có hơn 100 ha rừng trồng, 52 ha cam, 11 ha đất ruộng.

Nhờ sự cần cù, chịu khó, nhanh nhạy, người dân bản Dao Phia Xeng đã khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay hạ tầng giao thông chính là hạn chế sự phát triển của thôn. Từ trục chính xã vào thôn dài 6 km, hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, xe ô tô chở hàng hóa không vào được. Mùa thu hoạch cam, người dân phải tăng bo bằng người gánh, chở xe trâu, công nông 2 - 3 đoạn mới đến được chỗ ô tô thu mua. Vì thế, giá thành cam tại thôn cũng thấp hơn so với các địa phương khác. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như giá trị sản phẩm, nhân dân Phia Xeng rất mong được Nhà nước đầu tư xây dựng con đường.

Những đổi thay ở Phia Xeng ngày hôm nay, bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước phải kể đến tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó của bà con. Bà con trong thôn duy trì và phát triển văn hóa dân tộc, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu.

Bài và ảnh: Bàn Thanh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.
"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.

Tin khác

Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

LNV - Nghề nuôi chim yến ở Trà Vinh trong những năm gần đây đang phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Sản phẩm Yến sào hứa hẹn sẽ là sản phẩm mang lại nguồn thu đáng kể cho Trà Vinh trong tương lai gần, cùng các mặt hàng như trái cây, nghêu… tiếp tục đưa giá trị Việt bay xa. Các ban ngành chức năng của tỉnh cũng đã và đang tăng cường triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ để sản phẩm yến sào không chỉ phát triển bền vững, mà còn vươn xa đến với thị trường quốc tế.
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với 68 sản phẩm được công nhận, mang lại những dấu ấn tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

OVN - Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lương có 28 sản phẩm OCOP, trong đó có 11 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, còn lại là 3 sao, chưa có sản phẩm đạt 5 sao.
Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

LNV - Chúng tôi đã trải qua một trải nghiệm thú vị khi bước vào gian trưng bày đầy ấn tượng với những tác phẩm bonsai trầm hương độc đáo của nghệ nhân Lê Hồng Thái.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

LNV - Lúa Nàng Keo là một giống lúa mùa cổ truyền được người dân trồng và gìn giữ từ hàng trăm năm. Nàng Keo được trồng nhiều nhất trong vùng canh tác tự nhiên lúa - tôm tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

OVN - Về với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều vườn xoài đang độ chín cây. Thực khách sẽ bị chinh phục bởi những quả xoài chừng vừa bàn tay nắm, đang đến ngày chín, mang một màu vàng tươi rất bắt mắt. Xoài Cát Chu ở đây rất ngọt, khi cắt ra có mùi thơm dịu nhẹ không lẫn với bất kỳ loại xoài trồng từ nơi nào khác.
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối

Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối

OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Hội Báo toàn quốc 2024 – Báo chí đưa OCOP đến gần với công chúng

Hội Báo toàn quốc 2024 – Báo chí đưa OCOP đến gần với công chúng

OVN - Với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Hội Báo toàn quốc 2024 mang chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” diễn ra thành công. Năm nay, Hội Báo quy tụ hơn 600 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương cùng sự tham gia của 64 gian hàng sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành trên cả nước đã thu hút đông đảo bạn đọc và khách hàng đến tham quan, trải nghiệm.
Thuận Châu: 150 cán bộ, chủ thể tham gia tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP năm 2024

Thuận Châu: 150 cán bộ, chủ thể tham gia tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP năm 2024

OVN - Ngày 15/03/2024, tại huyện Thuận Châu (Sơn La), Chương trình tập huấn “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024 chính thức khai mạc. Chương trình có sự tham gia của 150 học viên là cán bộ quản lý chương trình tại các xã, thị trấn và chủ thể các sản phẩm OCOP.
Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa

Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau có 9 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, 1 sản phẩm OCOP 4 sao và 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Ðể sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Tân đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng chất sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao

Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã quyết định công nhận 10 sản phẩm OCOP của 5 chủ thể gồm 3 công ty, 1 hộ kinh doanh và 1 hợp tác xã trong tỉnh đạt hạng 4 sao năm 2023.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự ki
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

LNV - Sáng ngày 16/4, Cục XTTM tổ chức thành công Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 theo hình thức hybrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) tại Hà Nội, cùng với hoạt động bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động