Trái ngọt từ Chương trình OCOP
Vừa qua, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến năm 2020, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025.
Theo GĐ Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, chương trình OCOP TP Hà Nội với mục tiêu đến hết năm 2020 tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND TP, các Sở, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị tư vấn, sự vào cuộc đồng bộ của nhân dân, đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 630 sản phẩm OCOP, trong đó có 14 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 421 sản phẩm 4 sao, 195 sản phẩm 3 sao.
Hà Nội thành công từ chương trình OCOP. Ảnh tư liệu
Cũng theo ông Chu Phú Mỹ, trong tổng số 630 sản phẩm OCOP, có 467 sản phẩm thực phẩm (chiếm 74,1%), đồ uống 19 sản phẩm (chiếm 3,0%), thảo dược 5 sản phẩm (chiếm 0,8%); vải, may mặc 24 sản phẩm (chiếm 3,8%), sản phẩm lưu niệm, nội thất và trang trí 115 sản phẩm (chiếm 18,3%).
TP Hà Nội đã tổ chức thành công 4 sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền (miền núi phía Bắc; đồng bằng sông Hồng; miền Trung và Tây Nguyên; đồng bằng Nam Bộ) tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
Năm 2020, thực hiện nhiệm vụ của UBND TP, Sở Công thương đã lựa chọn và khai trương đưa vào hoạt động được 13 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên toàn TP. Nhằm hỗ trợ, kết nối các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP, TP Hà Nội đã triển khai mời trên 50 lượt DN, HTX sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP TP Hà Nội tham gia các sự kiện trưng bày, hội chợ do Sở Công thương tổ chức.
Chương trình OCOP được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương, TP đến cơ sở, đặc biệt sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Thành ủy, UBND TP, Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm TP, tạo ý thức và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, các ngành, đoàn thể, các chủ thể sản xuất sản phẩm và nhân dân.
GĐ Sở NN&PTNT Hà Nội thông tin, Thủ đô Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số đó có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND TP công nhận.
Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Có trên 9.900 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đó chính là lợi thế lớn đối với TP Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.
GĐ Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ nhấn mạnh, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ phát triển sản phẩm OCOP có lợi thế theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện; quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP một cách thống nhất, đồng bộ.
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, DN vừa và nhỏ) nhằm sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Hà Nội.
Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình OCOP; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trọng tâm.
Chủ động, quyết tâm, phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.
Theo Văn Biên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội