Tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 trên địa bàn tỉnh
Vì vậy, để triển khai các nội dung Chương trình OCOP, UBND tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng điều phối NTM tỉnh có nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc, triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh, phối hợp với tư vấn Chương trình hướng dẫn chủ thể tham gia OCOP hoàn thiện hồ sơ, mẫu mã, bao bì sản phẩm đăng kí nhãn hiệu, công bố chất lượng sản phẩm,…, xây dựng Website: OCOPtinhthanhhoa.com.vn để tuyên truyền quảng bá nội dung Chương trình OCOP.
Xác định, để các cấp, các nghành, các địa phương cũng như các thành phần kinh tế tư nhân, tập thể trên địa bàn tỉnh hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, cách thức triển khai thực hiện Chương trình OCOP. UBND tỉnh giao văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh triển khai công tác tuyên truyền, tập huấn, mời các chuyên OCOP Trung ương về truyền giảng ở 03 hội nghị cấp tỉnh, 27 hội nghị cấp huyện. Trong 2 năm (2019 – 2020) đã tổ chức 05 lớp tập huấn cho 675 học viên là cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã quản lý, điều hành Chương trình và 04 lớp tập huấn cho 381 học viên là lãnh đạo, nhân viên của các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.
Sau 2 năm thực hiện kết quả đạt được. Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đã tổ chức 04 đợt đánh giá sản phẩm OCOP, lựa chọn và đề nghị UBND tỉnh phê duyệt 59 sản phẩm OCOP (đạt 147,5 % kế hoạch) của 39 chủ thể OCOP (20 doanh nghiệp, 09 HTX, 10 hộ gia đình) trên địa bàn 38 xã, phường, thị trấn thuộc 16/27 huyện, thị xã, thành phố.
Trong đó các sản phẩm thuộc 4 nhóm nghành là thực phẩm (39 sản phẩm), đồ uống (5 sản phẩm), thủ công mỹ nghệ (7 sản phẩm), thảo dược (8 sản phẩm) được chứng nhận từ 3 sao trở lên, có 13 sản phẩm đạt 4 sao (02 sản phẩm: nước mắm và mắm tôm Lê Gia đề xuất Trung ương công nhận 5 sao) và 46 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh. Tất cả các sản phẩm được chứng nhận OCOP đều đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trở lên, nhiều sản phẩm áp dụng theo quy trình sản xuất tiên tiến để tạo ra sản phẩm chất lượng như BMP, VietGap, Hữu cơ, HACCP,…
Trong 2 năm qua mặc dù đạt được những kết quả tích cực từ Chương trình nhưng cũng còn không ít những khó khăn bất cập để tiếp tục phát triển, duy trì chất lượng các sản phẩm đã được công nhận OCOP và tiếp tục tạo đà phát triển cho các sản phẩm mới. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau trên phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương, tỉnh đến cơ sở, hoàn thiện hệ thống quản lý và triển khai thực hiện Chương trình. Trên cơ sở BCĐ thực hiện các Chương trình MTQG và cơ quan giúp việc các cấp hiện tại, kiện toàn, hoàn thiện, củng cố, tăng cường tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ để chỉ đạo, triển khai thực hiện và điều hành toàn bộ hoạt động của Chương trình OCOP.
Tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác và người dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt định hướng sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và quản lý thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Phát triển HTX sản xuất nông nghiệp kiểu mới để đẩy mạnh liên kết phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, tạo thành các chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các Hợp tác xã, cơ sở làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn đại lý của đặc sản xứ Thanh đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tăng cường cạnh tranh cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân cũng như thúc đẩy để tiệp tục hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia mỗi xã một sản phẩm OCOP tiếp tục cho kế hoạch 2021 – 2015.
Ảnh và bài: Bá Thoại – Trọng Đủ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân