Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Đồng bộ các giải pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt

LNV - Nhằm đem lại môi trường sống trong đô thị ngày càng tốt hơn, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một số quy định mới và giải pháp trong quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn... hướng tới xử lý rác thải triệt để hơn và hiệu quả hơn. Đáng chú ý, thành phố Hồ Chí Minh hạn chế tối đa và tiến tới không sử dụng túi ni lông khó phân hủy để lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại và thay thế bằng túi dễ phân hủy, bao bì thân thiện môi trường.


Thành phố Hồ Chí Minh khuyến khích người dân phân loại rác thải từ nguồn để bảo vệ môi trường. Ảnh: Thiện An


Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày trên địa bàn thành phố phát sinh 9.000-11.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong khi đó công tác quản lý, thu gom rác hiện tồn tại nhiều bất cập, nhất là việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Nguyên nhân chủ yếu do công tác tuyên truyền chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả không cao, tỷ lệ người dân tham gia phân loại chất thải rắn sinh hoạt đạt thấp; công tác thu gom, vận chuyển gặp nhiều thách thức khi phần lớn người dân có thói quen bỏ rác tổng hợp trước cửa nhà, trên vỉa hè, gây mất mỹ quan đô thị. Đáng nói, công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập ở một số quận, huyện chưa chặt chẽ; trang thiết bị thu gom còn thô sơ, dẫn đến rò rỉ nước và rác thải ra môi trường; công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn sử dụng phương pháp chôn lấp làm phát sinh mùi hôi...

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng cho biết, thành phố đã có nhiều thay đổi về chính sách, tuyên truyền để người dân tham gia phân loại rác thải từ nguồn dễ dàng hơn, khoa học hơn. Nếu như trước đây, các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt phải phân loại thành 3 nhóm gồm: Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, rau, củ, quả…); nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhựa, kim loại, ni lông, thủy tinh…) và nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải)... thì ngày 4-5 vừa qua, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định sửa đổi cách phân loại rác.

Theo đó, các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt chỉ phân loại thành 2 nhóm gồm: Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải). Chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại phải được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết loại chất thải. Bao bì phải được buộc kín, thiết bị lưu giữ phải có nắp đậy kín để bảo đảm không phát tán mùi và có dán biển cảnh báo thông tin trên thân thùng.

Việc UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 4-5-2021 về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố... đã giúp cho quá trình phân loại, thu gom và xử lý rác thải hiệu quả, ý thức người dân cũng được nâng lên rõ rệt. Bà Lê Mộng Thúy (ngụ hẻm 68 Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình) cho hay: “Nhà tôi phân loại chất thải hữu cơ như rau củ quả, thức ăn thừa vào một thùng rác riêng, thùng còn lại là các loại rác tái chế như giấy, nhựa, ni lông… Tôi thấy cách này dễ thực hiện hơn trước đây”, bà Thúy chia sẻ.

PGS.TS Hồ Long Phi, nguyên Viện trưởng Viện Nước và Biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, để góp phần giải quyết vấn đề này, thành phố cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, tác động về ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn và nguy cơ xảy ra nếu không phân loại để người dân hiểu cũng như thực hiện.

Về việc xử lý chất thải rắn trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình cho biết, thành phố quy định cụ thể số lượng, thành phần nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế theo lộ trình để UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường đến người dân nhằm thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, thay thế bằng sản phẩm thân thiện môi trường.

Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”

Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”

LNV - Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”, sáng 9/4 Nhóm thiện nguyện Tây Đô đã hỗ trợ nước uống và nước sinh hoạt cho bà con tại ấp Cù Lao Thuận Đông, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi  hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam

Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam

LNV - Sáng 5/4, tại Hà Nội, Chi hội Viên nén (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam), Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam và Tổ chức Forest Trends tổ chức Tọa đàm Vai trò của viên nén trong chuyển đổi nhiên liệu nồi hơi – Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam. Tọa đàm nhằm góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi nguồn nhiêu liệu phát thải cao như than đá, dầu sang sử dụng viên nén gỗ có mức phát thải thấp tại các cơ sở sản xuất nhỏ sử dụng hệ nồi hơi.
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

LNV - Nhân Ngày nước Thế giới (22/3), sáng 22/3/2024 tại Viện khoa học và công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) phối hợp với Hội Hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích (JAIMA) và các đơn vị hữu quan tổ chức Hội thảo khoa học: "Chất lượng nước- những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng".
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Trước thực trạng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) và nhất là khu vực các xã Minh Châu, Tản Lĩnh, Vân Hoà, Yên Bài là nơi đàn bò sữa phát triển mạnh. Người dân xử lý bằng hầm Biogas và các biện pháp thủ công khác không xuể, tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống của người dân.
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai

LNV - Hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn, sáng 11/03/2024, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội (HAVIFA) phối hợp cùng với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị.
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán

Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán

LNV - Để phát triển làng nghề bền vững, bảo vệ làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội không bị ô nhiễm đang là vấn đề được quan tâm.

Tin khác

Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững

Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững

LNV - Với những thành tựu nổi bật về phát triển bền vững, Vinamilk liên tục ghi tên qua hàng loạt giải thưởng danh giá trong lĩnh vực này
Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để

Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để

LNV - Những ngày cuối năm, tình trạng xả rác, khí, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội lại tăng mạnh, khiến môi trường sống của người dân thêm ô nhiễm.
Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường

Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường

LNV - Ngày 27.12 tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường”.
Bảo vệ môi trường làng nghề

Bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Làng nghề đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mặc dù vậy, sự phát triển “nóng” trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của làng nghề.
Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là một vấn đề quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

LNV - Làng đúc Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng là vùng đất từng nổi tiếng từ trăm năm trước bởi nghề đúc gang truyền thống. Trải qua nhiều thập kỷ với bao thăng trầm, nay làng đúc Mỹ Đồng vẫn duy trì được những giá trị tinh hoa truyền thống và đang là một trong những lá cờ đầu trong phát triển kinh tế của huyện Thủy Nguyên. Năm 2007 được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định công nhận "Làng nghề đúc - cơ khí truyền thống". Năm 2014, UBND Thành phố trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân làng nghề truyền thống " cho cụ Nguyễn Văn Soái.
Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá hiện có 86 hộ cá thể, doanh nghiệp đang hoạt động đã thu hút, di dời các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tại làng nghề Mẫn Xá và một số làng nghề trong khu vực vào khu sản xuất tập trung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở

Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở

LNV - Đến xã Ninh Sở (huyện Thường Tín, Hà Nội) không khó để thấy được những con đường sạch sẽ, cây hoa khoe sắc, thùng rác công cộng ở nhiều nơi…
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

LNV - Nhiều năm trở lại đây, người dân ở một số xã có làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn phải "sống chung" với ô nhiễm môi trường. Thực tế, các cấp chính quyền đã đầu tư kinh phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nhưng do sản xuất làng nghề nhỏ lẻ, một bộ phận người dân thiếu ý thức chấp hành quy định pháp luật về môi trường nên hành vi xả rác, nước thải chưa qua xử lý vẫn diễn ra hằng ngày...
Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

LNV – Với hai làng nghề làm cơ khí và điêu khắc tượng gỗ, xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) từng là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ô nhiễm. Nhưng nhờ nỗ lực của người dân và chính quyền các cấp, môi trường làng nghề ở Thanh Thùy được cải thiện và có nhiều thay đổi, tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững.
Đẩy mạnh dự án “Cánh rừng Net Zero”, Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25 ha rừng ngập mặn Cà Mau

Đẩy mạnh dự án “Cánh rừng Net Zero”, Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25 ha rừng ngập mặn Cà Mau

LNV - Ngày 18 8 2023, tại Cà Mau, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VINAMILK) đồng hành cùng Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã khởi động chương trình khoanh nuôi giúp tái sinh 25 ha rừng ngập mặn Cà Mau tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

LNV - Xác định muốn phát triển làng nghề bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường phải được trú trọng nên khoảng 3 năm trở lại đây, huyện Phú Bình đã thường xuyên tổ chức các mô hình tuyên truyền, vận động các hộ dân, nhất là các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường sản xuất trong lành và hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

LNV - Trong giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo, huyện Phúc Thọ sẽ ưu tiên phát triển các làng nghề thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chí và định hướng gắn kết hợp với hoạt động thương mại, du lịch.
Than sạch không khói từ gáo dừa

Than sạch không khói từ gáo dừa

LNV - “Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?" Trích: Dừa ơi
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động