Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Lụa tơ sen-Độc đáo sản phẩm OCOP từ làng sen Phùng Xá

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất truyền thống dệt lụa tơ tằm có lịch sử hàng nghìn năm, không chỉ là người giữ lửa, giữ nghề, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) còn là người đầu tiên dệt thành công lụa từ tơ sen và cũng là người đầu tiên tìm ra cách điều khiển những con tằm tự dệt thành những thước tơ trên một mặt phẳng thay vì cuộn tròn như trước đây.



Nghệ nhân Phan Thị Thuận tự tay đi lấy những ngó sen để lấy tơ, dệt lụa. Ảnh: Thiện Tâm

“Quê hương sông Nhuệ

Bãi dâu mươn mướt xanh bờ

Giặc mười năm chiếm đóng

Vắng bao nàng gái đẹp ươm tơ”

(Anh Thơ)


Trải qua nhiều thay đổi thăng trầm của lịch sử, nghề ươm tơ dệt lụa của đất Phùng Xá, huyện Mỹ Đức đã có lúc tưởng chừng như mai một… nhưng với tình yêu và tâm huyết lưu giữ, phát huy nghề truyền thống của cha ông để lại, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã dốc tâm, dốc sức giữ nghề.

Lớn lên bên khung cửi, với những nương dâu, nong kén nên tình yêu với nghề dệt đã theo bà từ tấm bé. “Gia đình tôi làm nghề dệt từ nhiều đời, thuở lên 5, lên 6 tôi đã được bố mẹ truyền dạy và chỉ bảo tận tình theo từng công đoạn nuôi tằm, lấy kén, ươm tơ…”, nghệ nhân Phan Thị Thuận cho biết. Sau này, khi đã lập gia đình bà vẫn giữ nguyên tình yêu với nghề và phát triển cho đến tận bây giờ với nhiều thành công, khi các sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt, khăn lụa tơ sen và khăn lụa tơ tằm của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức đã đạt 5 sao cho sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội.


Nghệ nhân Phan Thị Thuận bên khung cửi. Ảnh: Thiện Tâm

Với hơn 60 mươi năm gắn bó cùng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa tuy đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả vừa lo nghiên cứu, sản xuất, vừa lo đầu ra cho sản phẩm nhưng đến nay nghề dệt tơ của Phùng Xá đã lấy lại được vị thế và khẳng định bản lĩnh, sức sống bền bỉ như chính sợi chỉ tơ xuyên suốt qua hàng nghìn năm. Đến nay, nghề dệt không chỉ xây dựng được thương hiệu cho Phùng Xá mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hộ gia đình. Hàng năm, vào dịp hè nghệ nhân Phan Thị Thuận lại tổ chức các lớp học nghề cho con em trong vùng, vừa giúp thế hệ tương lai hiểu về nghề của cha ông cũng như tăng thêm một phần thu nhập cho gia đình.

Đặc biệt, bà Phan Thị Thuận đã rất sáng tạo khi mày mò tìm ra cách điều khiển để cho con tằm trở thành “những người thợ dệt”. Năm 2010 bà Thuận đã thành công khi sáng kiến cho tằm tự dệt đã cho ra những thành phẩm tơ lụa đầy tiên. Chính từ đây, nhiều sản phầm như: Chăn bông, gối cao cao cấp ra đời và được tiêu thụ ở nhiều quốc gia (Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Mỹ…). Chính sáng kiến này đã mang về cho bà rất nhiều phần thưởng cao quý và bà được ghi tên mình trong sách vàng “Sáng tạo Việt Nam”.

Tiếp lửa và truyền dạy cho thế hệ mai sau. Ảnh: Thiện Tâm

Không chỉ vậy, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn là người Việt Nam đầu tiên dệt lụa từ tơ sen. Bà Thuận chia sẻ: Năm 2016, đại biểu quốc hội Trần Thị Quốc Khánh về Mỹ Đức tìm người cùng tham gia đề tài nghiên cứu dệt lụa từ tơ sen. Trong lòng bà vừa mừng vừa lo, vì đây chính là cơ hội cho bà thỏa sức sáng tạo và nếu thành công sẽ mang được hồn cốt của loài “quốc hoa” vào từng tấm lụa, mang đến khắp năm châu. Tuy nhiên, bà cũng có nhiều băn khoăn, lo lắng vì sen không phải mùa nào cũng có và để lấy được tơ sen là một quá trình khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật tỉ mẩn, khéo léo và mất rất nhiều tâm sức.


Nhưng với quyết tâm và tình yêu với tơ lụa, nhất là với loài hoa cao quý mang biểu tượng của dân tộc, đến hết năm 2017, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã nghiên cứu thành công tơ sen và dệt được tơ sen vào tơ tằm. Cũng trong năm đó, tơ sen được nhà nước cho phép đưa vào đề tài nghiên cứu cấp quốc gia do GS.TS Nguyễn Duy Chuyên làm chủ nhiệm. Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã đồng ý là người cùng thực hiện đề tài và hi vọng vào sự thành công của tơ sen. Đến năm 2018, thước lụa đầu tiên được dệt từ 100% tơ sen đã được ra đời và đánh dấu thành công trong cuộc đời “se tơ dệt lụa” của nghệ nhân Phan Thị Thuận.

Những tấm lụa được ra đời từ tơ sen. Ảnh: Thiện Tâm

Để làm ra được một chiếc khăn quàng cổ dài tầm 1,7m phải cần khoảng 4.800 cuống sen và rất nhiều vất vả. Bà Thuận cùng những nhân công của Công ty, ngoài việc thu hái trong vùng trồng sen còn tự tay đi vớt những thân sen bỏ thừa trong các đầm, bà đem về rửa sạch, để ráo, phân loại cuống sen (cuống lá, cuống hoa, cuống đài sen…) để dễ dàng trong việc rút tơ se sợi, dệt lụa tơ sen trước khi huy động thu gom và hướng dẫn mọi người rút tơ sen cho công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức.


Nhưng nhờ đó mới cho được một sản phẩm hoàn mỹ, thân thiện với môi trường và có độ bền bỉ, mềm mại và thoáng mát từ tơ sen… Sản phẩm từ tơ sen có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó, được ưa chuộng nhất là khăn quàng cổ.

Ngay từ khi ra đời, lụa tơ sen đã tạo được tiếng vang trên khắp cả nước. Những mẫu khăn này đã được đoàn Chính phủ Việt Nam mang tới Hội nghị G20 làm quà tặng cho bạn bè quốc tế.

Năm 2016 bà được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, bằng khen của UBND TP. Hà Nội, bằng khen của Bộ NN&PTNT, bằng khen Hội Nông dân Việt Nam… Gần đây nhất là 18/10/2020, tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, bà Phan Thị Thuận đã là một trong 10 cá nhân được trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2020 tôn vinh những đại diện tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ, hàng trăm nghìn tập thể nữ tận tụy lao động, sản xuất, học tập, nghiên cứu, sáng tạo đã và đang ngày đêm đóng góp tích cực cho sự phát triển đi lên của xã hội.

Bài và ảnh Thiện Tâm

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

OVN - Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
Tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

OVN - KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam trưng bày hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP Việt Nam đến với khách hàng trải nghiệm tại cửa hàng
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

OVN - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

LNV - Cuối năm 2023, các sản phẩm cá lăng đen, trắm đen và cá ngạnh của xã Tiền Phong (Đà Bắc) được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Những sản vật quý được nuôi dưỡng trên dòng Đà Giang đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Với quy trình chăn nuôi khoa học, các sản phẩm cá sạch sông Đà đã khẳng định được chất lượng trên thị trường. Qua đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

OVN - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.

Tin khác

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Một ngày đầu Thu 2023, tôi về thăm bác Trịnh Trọng Giữ, người CCB của Tiểu đoàn Hải Đà năm xưa - Đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Với tình cảm của một đảng viên, hội viên CCB, hội viên Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng, bác Giữ tâm sự về cuộc đời, về sự cống hiến không mệt mỏi, nhất là quá trình xây dựng “Bảo tàng gia đình của Cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ Trần Thị Xúc”.
Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

OVN - Vốn là món ăn đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng khi được người dân đưa về phát triển huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), món bánh lọc lại nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và trở thành một trong những món bánh đạt chất lượng OCOP của địa phương.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

LNV - Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời, tồn tại hơn 1.000 năm. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam.
Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

LNV - Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lớn ở nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Phú Thọ: Khơi dậy, phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Phú Thọ: Khơi dậy, phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Lãnh đạo quyết liệt và đoàn kết, người dân đồng thuận và chung tay, đã kiến tạo nên sự bứt phá lớn khi từ một địa phương còn nhiều khó khăn trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2024. Kết quả này ghi nhận chặng cán đích ấn tượng của huyện Tam Nông trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia
Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tán thành chủ trương thành lập thành phố thứ 5

Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tán thành chủ trương thành lập thành phố thứ 5

LNV - Hội đồng Nhân dân tỉnh tán thành chủ trương thành lập các phường thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên hơn 395km2.
Khuyến công Vĩnh Phúc: Đồng hành cũng doanh nghiệp

Khuyến công Vĩnh Phúc: Đồng hành cũng doanh nghiệp

LNV - Thực hiện Chương trình khuyến công giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh, Trung tâm Phát triển công thương (Sở Công thương) triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động