“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận cho biết: Bộ trang phục “Lụa nàng sen” được hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy trình diễn tại đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 ở phần thi trang phục dân tộc đã thể hiện được cái tinh thần của nghề truyền thống Việt Nam, sản phẩm cũng từ nông nghiệp, nông dân, nông thôn và được làm thủ công bằng tay chứ không phải bằng máy móc hiện đại.
![]() |
![]() |
Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy trình diễn bộ trang phục “Lụa nàng sen” |
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đưa lụa tơ sen cho người thiết kế để thiết kế ra bộ trang phục “Lụa nàng sen”. Qua đó mong muốn giới thiệu quảng bá sản phẩm lụa tơ sen của Việt Nam đến với bạn bè Quốc tế, mong muốn cái nghề được gìn giữ và phát triển.
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận nói: “Tơ sen được thanh lọc từ lòng đất. Sợi tơ sen được phân chia như là mạch máu nuôi cơ thể của con người. Tôi lại thấy phật tổ, hoa sen nở dưới gót chân của Ngài. 7 bước chân của Ngài là 7 đóa hoa sen. Những bông hoa sen có được là nhờ vào sợi tơ, tôi say mê nghiên cứu và muốn làm ra những sản phẩm tinh túy nhất và đẹp nhất bởi vì tơ sen nó tạo thành những bông hoa sen mà hoa sen được ví như Quốc hoa của Việt Nam.
![]() |
Nghê nhân ưu tú Phan Thị Thuận với câu chuyện về nghề dệt lụa tơ sen huyện Mỹ Đức |
Bà luôn đau đáu với nghề trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ dệt lụa. Bà là người đầu tiên ở Việt Nam biến con tằm thành người thợ dệt, tạo ra những tấm mền bông, chăn bông, gối bông tơ tằm độc đáo của Việt Nam bên cạnh những tấm khăn, tấm vải được dệt bởi những sợi tằm tơ. Bà cũng là người đầu tiên ở Việt Nam làm ra sợi tơ sen và nhiều sản phẩm độc đáo từ sợi tơ sen.
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận luôn mong mỏi làm sao cho các sản phẩm truyền thống của quê hương ngày càng phát triển và có vị thế cao trên trường Quốc tế: “Sao cho đất Việt sáng tên, sao cho dân Việt bình yên mọi bề”. Đất nước ngày càng phát triển đi lên, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Bà là tấm gương sáng nghệ nhân làng nghề, yêu nghề, say mê với nghề và luôn tìm tòi sáng tạo để phát triển chúng. Bà luôn tâm niệm trong lòng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Bà nghĩ: “Người ta giữ nước, Mình phải giữ nghề” đó cũng là cách để học tập, noi gương và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Tôi muốn tơ sen Việt Nam khác với tơ sen của các nước, vì mình phải biết lựa chọn các cuống nào để làm được sợi tơ và phải lựa chọn các loại cuống nào để có tơ sen tốt nhất, đẹp nhất để sử dụng vào những sản phẩm đẹp nhất, tốt nhất”. Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận chia sẻ với phóng viên.
![]() |
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận trao đổi với phóng viên |
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận được học nghề từ bố mẹ là trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Nhưng bà lại nghĩ đến là các nước họ có máy công nghiệp, họ có thể thay đổi cái công nghệ của họ bằng dùng bằng máy móc, còn ta sử dụng bằng sức lao động của những người nông dân và lợi dụng vào con tằm, để dùng những con tằm làm người thợ, làm cái máy công nghiệp mà mình không phải mất tiền mua, mà mình không mất tiền trả công. Rút ruột nhả tơ để cho đời những sản phẩm tinh túy.
Rồi bà lại làm ra sợi tơ sen và các sản phẩm từ sợi tơ sen của Việt Nam. Nghệ nhân Phan Thị Thuận tâm sự: “Tôi đã làm ra sản phẩm từ tơ tằm, chăn bông tơ tằm do con tằm tự dệt và đã được sản phẩm 5 sao. Còn tơ sen tôi lại nghĩ đó là một loại tơ thuần khiết, được thanh lọc từ lòng đất, nó dựa vào cái cuống sen, nó đưa sợi tơ lên, để nuôi dinh dưỡng cho bông hoa sen có hương thơm, có màu sắc. Có nhụy và có hạt. Nó cũng được gọi là tơ nhân quả, tôi nghĩ thế và tôi làm. Tôi làm từ khăn quàng, đến tranh treo tường rồi làm đến các sản phẩm khăn tay thêu.
![]() |
![]() |
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận tặng bức tranh lụa tơ sen cho Văn phòng Quốc hội |
Một cháu nội của tôi bảo “con cũng sẽ làm tơ sen với bà” và từ đó tôi đã truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ măng non là các em học sinh. Truyền nghề, dạy nghề làm lụa tơ sen cho thế hệ trẻ.
Tơ tằm thì tôi đã dạy cho cháu nội của tôi đan, tôi đóng cho nó cái mặt người bằng gỗ, tôi cho 25 con tằm và dạy cháu tôi nó đan cái mặt nạ, dưỡng da do con tằm tự dệt bằng cái chất dưỡng da ở trong sợi tơ tằm, mà cháu tôi đã đan được mặt nạ dưỡng da đi thi được giải tư quốc gia”.
Đến bây giờ nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận cũng đã truyền nghề, dạy nghề cho hàng trăm học sinh làm lụa tơ sen để các em nhìn thấy được tương lai và từ đó lan tỏa và phát triển nghề làm lụa tơ sen.
![]() |
Tổng biên tập Tạp chí Làng nghề Việt Nam với Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận |
Tại Hội thảo về vấn đề phát triển vùng trồng sen huyện Mê Linh (Hà Nội) và nghề dệt lụa tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) tại Văn phòng Quốc hội sáng ngày 28/12/2020. Đến dự Hội thảo gồm có ông Lê Trần Trường An, Tổng giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam; Tiến sĩ Thang Văn Phúc, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Giáo sư Đinh Văn Chiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội nghiên cứu biên tập công trình khoa học và công nghệ Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Trần Khắc Thi, thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước ngành Nông nghiệp; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hội Giống cây trồng Việt Nam do Tiến sĩ Trần Thị Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì đã quyết định phát triển nghề trồng sen và nghề dệt lụa tơ sen tại huyện Mỹ Đức. Quyết định tơ sen Việt Nam sẽ về Mỹ Đức, nhằm xây dựng môi trường làng nghề trong lành, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, hội tụ tinh hoa của cả nước và trên Thế giới.
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh tại Văn phòng Quốc hội |
Nghệ nhân Phan Thị Thuận là người đầu tiên của Việt Nam làm lụa tơ sen. Bước sang xuân mới Ất Tỵ 2025, bà chia sẻ: “Bản thân tôi là một người nghệ nhân, nghệ nhân làng nghề và tôi yêu nghề. Tôi mong muốn tất cả những người nghệ nhân luôn luôn tìm tòi những ý tưởng sáng tạo, để làm ra những sản phẩm tinh túy, làm ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cho nhân dân, cho đất nước và luôn luôn nghĩ đến việc truyền nghề, dạy nghề cho các thế hệ mai sau, để cái nghề của chúng ta được gìn giữ và phát triển cho ngày nay, cho ngày mai và cho muôn đời sau”./.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân