Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

“Lúa gạo Krông Nô” điểm đặc biệt tạo nên thương hiệu

LNV - Nằm giữa dòng sông Krông Nô hùng vĩ và miệng núi lửa Nâm B’lang lại ẩn giấu một cánh đồng màu mỡ. Nơi sản sinh ra đặc sản lúa thơm ngon với thương hiệu “Lúa gạo Krông Nô”, đã được công nhận OCOP 4 sao năm 2020.
Cánh đồng lúa xã Buôn Choah
Cánh đồng lúa xã Buôn Choah

Cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 35km, cách quốc lộ 14 gần 30km băng qua thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana, Đắk Lắk), ngay phía bên kia sông có phong cảnh hữu tình, sản vật đa dạng, địa chất đặc thù, nằm giữa dòng sông cha Krông Nô và miệng núi lửa Nâm B'lang là cánh đồng Buôn Choah màu mỡ rộng hàng nghìn ha. Toàn bộ hơn 700 ha lúa tại đây đều canh tác giống ST24, ST25, là những giống lúa gạo thuộc loại ngon top đầu thế giới.

Ít ai biết rằng năm 2017, Bà Chu Thị Mười trong một lần xem tivi thấy quảng cáo gạo ST24 thơm ngon nên ấp ủ ý định mua giống về trồng thử. Ngày hôm sau, bà Mười đem ý tưởng này kể với ông Doãn Gia Lộc, lúc đó cũng là Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô.Trùng hợp, ông Lộc cũng đang có ý định đưa giống lúa ST24 về địa phương trồng thử nghiệm nhằm thay thế các giống lúa đã thoái hóa. Chính vì thế, sau khi bà Mười đề nghị, ông Lộc đã nhận lời ngay. Ít ngày sau, 50kg lúa giống ST24 được giao tận tay bà Mười, được gieo sạ trên diện tích 4 sào. Là giống lúa mới, lại chưa nắm rõ quy trình sản xuất nên vụ đầu tiên, lúa bị xoắn lá, bà Mười chỉ thu được một tấn thóc trên 4 sào. Sản lượng này chỉ bằng 1/10 so với các giống lúa người dân địa phương đang trồng. Mới đầu đưa lúa và sản xuất dù cho sản lượng có hơi thấp nhưng về sau khi đã áp dụng đúng kỹ thuật thì sản lượng lúa đã cao hơn và chất lượng gạo cũng được nâng cao.

Mùa lúa chín trên cánh đồng Buôn Choah
Mùa lúa chín trên cánh đồng Buôn Choah

Theo bà Trần Thị Thanh Vân, Chủ tịch Hội nông dân xã Buôn Choah, cánh đồng được bồi lấp bởi phù sa sông Krông Nô, cộng với trầm tích khoáng chất từ đá bọt núi lửa đã giúp lúa gạo Buôn Choah có hương vị rất riêng. Khi nấu chín có độ mềm dẻo và mùi thơm tự nhiên, càng nhai càng ngọt. Chính ông Hồ Quang Cua, người lai tạo ra giống lúa ST24, ST25, khi tới đây cũng phải công nhận lúa gạo trồng tại Buôn Choah thơm ngon hơn hẳn so với những vùng khác. Bà Trần Thị Thanh Vân, cho biết: "Không nơi nào có được vị trí địa lý do thiên nhiên ban tặng như thế này. Bây giờ khi chúng tôi đã đảm bảo quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng hàng hóa thì rất nhiều doanh nghiệp tìm đến mua lúa tươi, họ cũng muốn có xuất xứ nguồn gốc. Mong muốn của chúng tôi là đã xây dựng được thương hiệu rồi thì làm sao giữ vững được nó và không để nơi nào có thể trà trộn sản phẩm với địa danh Buôn Choah. Kiên quyết là làm theo các quy chuẩn chất lượng VietGap và chất lượng ngày càng tăng thêm nữa, làm lúa hữu cơ, nâng giá trị thương hiệu lúa gạo Krông Nô."

Ông Phạm Xuân Lai, Phó Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Buôn Choah, cho biết, hiện đơn vị liên kết với nông dân canh tác hơn 440ha lúa nước 2 vụ, sử dụng giống ST24, ST25. Gạo ST24 Krông Nô của hợp tác xã sản xuất lúa gạo Buôn Choah được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất đạt bình quân 10 tấn/ha/vụ. Sau thu hoạch, lúa được chế biến thành dòng gạo tươi, bảo quản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Các thành viên của hợp tác xã liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật, ... tạo ra nguồn nguyên liệu lúa có năng suất và chất lượng cao. Hợp tác xã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị chế biến như: sấy, xay xát gạo thành phẩm và phân phối ra thị trường dòng gạo ST24 đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường. Qua đó, giá trị lúa gạo địa phương được nâng cao, từng bước tạo chỗ đứng trên thị trường, cải thiện thu nhập cho người dân.

Mẫu sản phẩm gạo ST24 của hợp tác xã nông nghiệp Buôn ChoahChoahxã nông nghiệp Buôn ChoahChoa
Mẫu sản phẩm gạo ST24 của hợp tác xã nông nghiệp Buôn ChoahChoahxã nông nghiệp Buôn ChoahChoa

Giá lúa tươi trên 8.000 đồng 1kg, giá gạo trên 20.000 đồng 1 kg, nông dân có lãi khoảng 50 triệu đồng 1ha. Hợp tác xã chỉ giữ lại một số ít thóc để chế biến gạo thành phẩm, duy trì 3 điểm bán hàng tại huyện Krông Nô, Thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) và Thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk). Làm theo chuẩn VietGap giá trị hàng hóa đã tăng lên. Hiện tại giá lúa tươi là 8100đ, 8200đ/1kg. Xe ô tô thì mỗi bãi cứ 2-3 cái đã vào chờ sẵn mua lúa. Ông Doãn Gia Lộc, Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Krông Nô, cho biết sản phẩm lúa gạo Buôn Choah đã đạt chứng nhận của Chương trình mỗi xã, phường, một sản phẩm (OCOP) 4 sao của tỉnh.

Cùng với thương hiệu gạo Buôn Choah đã có, huyện đang xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể Gạo Krông Nô, nhằm truy xuất nguồn gốc và chứng nhận sản phẩm đặc trưng riêng có cho gần 5000 ha lúa trồng dưới chân các núi lửa ở địa phương. Do diện tích có hạn, huyện định hướng sản xuất gạo đặc hữu với giống lúa ST24, ST25, canh tác theo tiêu chuẩn VietGap, tiến tới sản xuất sản phẩm hữu cơ, và thu hút đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị hạt gạo.

Cánh đồng xã Buôn Choah từ trên cao
Cánh đồng xã Buôn Choah từ trên cao

Về phía huyện cũng như các cơ quan chuyên môn phải phối hợp chặt chẽ với các hợp tác xã để mà cung ứng, quản lý sản xuất cho thật tốt, có cơ chế chính sách để mà giữ lại toàn bộ sản phẩm thô phục vụ cho chế biến sâu tại địa phương. Không những chỉ là bán gạo đơn thuần, mà sau đó có thể chế biến sâu hơn, ví dụ như làm bánh phở từ gạo ST25, bánh gạo ST25…, nâng giá trị lúa gạo lên, không phải là 20 -25 ngàn đồng 1kg gạo nữa, mà lúc đó chế biến sâu cho giá trị 1kg gạo lên 50 ngàn đồng.

Với vùng đất trù phú thuận lợi cho canh tác lúa nước. Không những đem lại những mùa vàng no ấm cho nông dân mà còn đem lại kinh tế cao, từng bước phát triển vùng Krông Nô thành nơi sản xuất lớn của cả nước và mong rằng trong tương lai ở gian hàng nước ngoài sẽ xuất hiện sản phẩm lúa gạo Krông Nô.

Dã Quỳ

Tin liên quan

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.

Tin mới hơn

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Hải Phòng thực hiện chương trình OCOP từ năm 2019. Đến nay, toàn thành phố có 287 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao, nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao (tiêu chuẩn cấp quốc gia). Vì vậy, các doanh nghiệp, HTX đang nỗ lực phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí quy định để được xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia.
Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Ngày 20/2, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, xem xét kết quả thẩm định hồ sơ, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

LNV - Theo “Kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại năm 2025” của tỉnh Vĩnh Long, các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh sẽ được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu, giao thương, hội nghị,…
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

LNV - Chè Shan Tuyết Tà Xùa, một đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc, không chỉ thu hút người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon, độc đáo mà còn vì sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên hoang sơ và truyền thống canh tác lâu đời của người dân nơi đây.
Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi vừa ký, ban hành Quyết định số 828/QĐ-UBND thưởng cho sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024.

Tin khác

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương đợt 3 năm 2024. Sau khi thảo luận, trao đổi, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã thống nhất quyết định công nhận 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia.
Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Nhằm hướng tới xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

OVN - Nhận thấy tiềm năng dược liệu của Bắc Kạn, Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà đã đầu tư nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất quý từ cây dược liệu, đưa 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Họ là những Thạc sĩ, Kỹ sư có nhiều ý tưởng sáng tạo, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, hiện đại, mong muốn đem sức vóc về quê hương lập nghiệp và hướng đến mục tiêu “xanh và sạch” nhằm tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

LNV - Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.
Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

LNV - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được huyện Bàu Bàng xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm khai thác tối đa tiềm năng địa phương, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

OVN - Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.
Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

LNV - Làng nghề OCOP (Chương trình Mỗi Xã Một Sản Phẩm) từ lâu đã trở thành biểu tượng sống động của sự sáng tạo, khéo léo và tâm huyết. Đây không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mang lại sự gắn kết giữa các vùng miền.
Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

LNV - Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu nông, lâm nghiệp, để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình trong đó thành công là phát triển sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh địa phương.
Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao

Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao

LNV - UBND TP. Hà Nội vừa công bố và cấp giấy chứng nhận cho 108 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt tiêu chuẩn 4 sao. Đây là những sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và tiềm năng phát triển
An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao

An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Châu Thành tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Tấn Phong chủ trì buổi lễ.
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP từ yếu tố bản địa

Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP từ yếu tố bản địa

OVN - Đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025

LNV - Lễ hội Hoa Ban là sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh Điện Biên, với chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đặc sắc
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá

LNV - Đây là ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chủ trì cuộc làm việc của Đoàn kiểm tra với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định vào ngày 13/3/2025.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc

LNV - Sáng ngày 4/3, tại Miếu thờ Hai Bà Trưng, Bến rước nước phường Bạch Đằng long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới hai vị anh hùng.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động