Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Làng tạc tượng Bảo Hà

LNV - Trong dân gian, có người tỏ ra phát ghen với dân làng Bảo Hà vì cho rằng, họ may mắn được trời ban tặng cho cái tài “thổi hồn” vào những khúc gỗ mít, gỗ xoan, gỗ dổi,…để cho ra vàng ròng, đó là những bức tượng Phật có hồn có vía, độc nhất vô nhị khắp ngoài Bắc trong Nam từ bao đời nay. Còn từ điển Wikipedia lại trân trọng: “Làng Bảo Hà, chính là địa chỉ của cái nôi tạc tượng nước Việt mình”.


Nghệ nhân làng tượng Bảo Hà thổi hồn vào gỗ để cho ra đời những tác phẩm độc đáo.

Chuyện xưa tích cũ có kể lại về vị tổ sư nghề tạc tượng và sơn mài ở làng Bảo Hà với những nét đại cương cơ bản thế này. Đó là vào thế kỷ thứ XV, khi nhà Minh đô hộ nước Việt (1407 - 1427) đã tổ chức bắt bớ hàng loạt những thanh niên trai tráng với mục đích đưa sang bên kia biên giới phục vụ cho công cuộc xây dựng các lăng tẩm, đền đài,… của họ. Trong số những trai tráng bị bắt nói trên có chàng thanh niên Nguyễn Công Huệ, người con của làng Bảo Hà.

Trong hơn mười năm trời đằng đẵng đổ mồ hôi sôi nước mắt và thậm chí đôi khi đổ cả máu để phục dịch tại xứ người, Nguyễn Công Huệ đã học hỏi được một số nghề để phục vụ cho kế mưu sinh lâu dài sau này của bản thân. Trong số vốn liếng giắt lưng vô cùng quý giá ấy của Nguyễn Công Huệ đương nhiên có cả kỹ thuật tạc tượng.

Sau này, khi nước nhà thoát khỏi ách đô hộ, được hồi hương, Nguyễn Công Huệ đã chia sẻ truyền dẫn nghề tạc tượng cho người thân trong gia đình, dòng tộc và cả làng Bảo Hà. Kể từ đó, ngoài việc đồng áng, người làng Bảo Hà nhờ Nguyên Công Huệ có thêm nghề mưu sinh mới: Tạc tượng. Chẳng mấy chốc làng Bảo Hà nổi tiếng không chỉ trong phạm vi vùng châu thổ sông Hồng với nghề tạc tượng Phật. Và bây giờ, tuổi đời của làng nghề tạc tượng nổi tiếng ấy đã gần 600 năm.

Đến khi Nguyễn Công Huệ rũ áo bụi trần rời cõi tạm vân du về với thế giới bên kia, để tưởng nhớ người đã mang lại áo cơm cho mình, dân làng Bảo Hà tôn ông là tổ sư nghề. Đồng thời, bà con dân làng còn một lòng một dạ thành kính lập miếu thờ Nguyễn Công Huệ bên cạnh đức thánh thần hoàng làng.

Miếu ấy ngày nay vẫn tồn tại và quanh năm chả khi nào phải trong cảnh hương lạnh khói tàn cả. Miếu có tên gọi: Miếu Cả. Và thấy bảo, bức tượng chân dung Nguyễn Công Huệ thờ cạnh bài vị thần hoàng làng trong ngôi miếu cả chính là do vị tổ sư ngề tạc tượng của làng Bảo Hà tự tay mình tạc nên.

Người ta bảo, từ thuở mới lập làng lập ấp, dân Bảo Hà đã có truyền thống thông minh, nhạy bén và tài hoa hơn người. Họ là những người có phẩm chất nghệ sĩ ngay từ khi chào đời. Bởi thế cho nên, sau khi được vị tổ sư Nguyễn Công Huệ truyền cho những bí quyết kỹ năng tạc tượng và sơn mài, nghề ấy lập tức từng bước phát triển.

Chả thế mà ngay thời kỳ phong kiến hà khắc với những lề thói phức tạp, nhưng nghề tạc tượng Phật ở làng Bảo Hà vẫn cứ thăng hoa chưa từng thấy. Ngày đó, ở xứ Đông, nói đến nghề tạc tượng, nức tiếng trong thiên hạ chỉ duy nhất địa chỉ Bảo Hà có một không hai. Nghe bảo, cũng là cái thời ấy làng Bảo Hà xuất hiện hàng loạt những bậc kỳ tài của nghề điêu khắc tượng. Và “một bộ phận không nhỏ” những bậc kỳ tài ấy được triều đình trọng dụng, đã từng tạc cả ngai vàng cho đức vua.

“Thày nào trò ấy!”. Tiếp thu, duy trì và phát huy những tinh hoa mà ông tổ Nguyễn Công Huệ để lại, với truyền thống giữ lửa làng nghề, người truyền người, nhà truyền nhà, các lứa học trò của ngài cũng chẳng phụ công thầy. Họ là những bậc kỳ tài hiếm có. Và được các vương triều phong kiến phong tước, phong hầu. Đó là những bậc kỳ tài hiếm vang bóng lừng lẫy như, Tô Phú Vượng; như Hoàng Đình Úc… đã làm rạng danh tổ sư và truyền thống làng nghề.

Người Bảo Hà không chỉ thả hồn sáng tạo với những bức tượng Phật mang hồn cốt thuần Việt ngay tại quê hương bản quán của mình mà ngày đó, họ còn tự tin ngạo nghễ bước ra khỏi lũy tre làng, ra khỏi vùng đất xứ Đông để tới những đất Ninh Giang của tỉnh Hải Dương; với xứ sở thuốc lào Tiên Lãng. Rồi thì làng Nguyễn thuộc Đông Hưng, phủ Thái Bình… để thể hiện tài năng của mình qua hàng loạt các bức tượng Phật nổi tiếng tại những ngôi chùa nổi tiếng.

Lão nghệ nhân Hoàng Đình Phú chia sẻ: Thoạt nhìn tưởng việc tạc tượng Phật “dễ ăn” song thực chất, để tạo nên một pho tượng cho có hồn có cốt và gần gũi với đời sống thật chả hề đơn gian tý nào sất. Để có bột mà gột nên hồ, với mỗi người nghệ nhân tạc tượng làng Bảo Hà, khâu cốt yếu đầu tiên là phải có chất liệu tốt.


Chân dung tự tạc của vị sư tổ nghề Nguyễn Công Huệ.

Trong đời sống không thiếu gì những loại gỗ có thể sử dụng cho việc tạc tượng, như: dổi, xoan, sung, v. v…và vân vân. Ấy thế nhưng, người Bảo Hà lại chỉ đặc biệt trân trọng loại gỗ mít mà thôi. Lý do khiến người ta yêu thích thứ gỗ ấy là bởi, nó có sự ưu việt hơn tất thảy các loại gỗ đó. “Cái anh” gỗ mít ấy vừa mềm, vừa chống được mối mọt, ít bị tác động của nước, lại dễ kiếm. Và đặc biệt hơn, thứ gỗ mít không quá đắt như những loại gỗ quý khác, ấy vậy!

Có được món gỗ “như ý” rồi, bấy giờ người nghệ nhân mới tính toán cân nhắc mục đích của từng phần nguyên liệu, trước khi cắt rời cây gỗ ra. Tiếp theo, từng phần của bức tượng được cắt gọt và sử dụng các loại đục để chạm khắc tạo nên hình hài tác phẩm. Khi bức tượng đã có hình hài “chuẩn không cần chỉnh”, người ta tiến hành thực hiện công đoạn sơn. Mà không phải chỉ sơn một lớp là “xong liền” đâu đấy nhé. Nói vậy có nghĩa là, phải sơn phủ lên bức tượng nhiều lớp cho tới khi thật sự chuẩn chỉ mới thôi.

“Khi các nước sơn trên bức tượng đã đạt tiêu chuẩn kỹ thuật bấy giờ sẽ tới công đoạn thếp bạc - Nghệ nhân Hoàng Đình Phú thổ lộ - Thếp bạc cho tượng rồi thì tới khâu lọng sơn. Và cùng với đó là vẽ mắt mũi cùng với vẽ râu. Cuối cùng là sơn màu trang phục cho bức tượng. Với một bức tượng đạt yêu cầu phải đảm bảo có cái nhìn tổng thể thật sự có hồn có vía. Và một thần thái riêng của mỗi một tác phẩm. Có vậy mới “ăn tiền!””.

Gặp khi mặn chuyển, anh Tô Văn Cường, một trong những nghệ nhân trẻ đầy tiềm năng của làng Bảo Hà mở lòng mình rằng: Do nghề tạc tượng của làng đã “có số có má” với một “thương hiệu” thật sự ổn định, bền vững từ mấy trăm năm qua thành ra, dẫu là thời buổi kinh tế thị trường, nhưng quanh năm những người thợ chuyên nghiệp ở đây không bao giờ ít việc cả.

Song không vì thế mà các nghệ nhân của làng nghề truyền thống Bảo Hà vì chạy theo “số nhiều” của đồng tiền sinh lời mà sao nhãng hay thậm chí bỏ quên khâu chất lượng sản phẩm. Dẫu làng nghề không hề có bất cứ một quy ước thành văn nào về cái gọi là chất lượng sản phẩm tượng điêu khắc đạt tiêu chuẩn, nhưng tất cả các nghệ nhân của Bảo Hà đều ngầm mặc định với nhau rằng: Làm ra những bức tượng tốt mới là cái cách thể hiện tấm lòng báo hiếu của mình với tổ sư nghề cùng các bậc kỳ tài tiền bối. Và chỉ như thế mới bảo tồn, phát triển “thương hiệu” làng nghề một cách căn cơ.

Anh Tô Văn Cường bảo: Chính vì ý thức được điều thiêng liêng đó mà các thế hệ nghệ nhân xưa cũng như nay của làng Bảo Hà không bao giờ có tâm lý “ăn xổi ở thì” và “tham vàng bỏ ngãi” mà sinh ra thói tật vội vã qua quýt với mỗi một tác phẩm tượng mà bản thôn kỳ công đổ mồ hôi sôi nước mắt sáng tạo ra, ngay cả những lúc “đơn đặt hàng đổ về không đếm xuể” hoặc gặp phải sự thúc ép của khách hàng, ấy vậy!

“Để cho những tác phẩm điêu khắc mang đậm giá trị văn hóa thuần Việt đạt tiêu chuẩn “thương hiệu” Bảo Hà, thông thường cánh thợ chúng tôi phải đầu tư gần như triệt để thời gian và trí lực vào đó ít nhất là từ hai tuần lễ cho tới hai tháng trời tùy thuộc vào kích thước cũng như nội dung của bức tượng đấy bác ạ!” - Anh Tô Văn Cường bộc bạch.

Tiếp thêm trà nóng vào cốc của khách, người nghệ nhân ấy vui vẻ tiếp tục mạch chuyện: “Đấy là chưa kể tới trình phác thảo phần thô một bức tượng lúc ban đầu đâu. Bác không biết đấy thôi, gì chứ chỉ riêng khoản đục đẽo thôi cũng đã ngốn của người thợ mất 10 ngày rồi. Đấy là chưa tính tới phải thêm chừng hơn một tuần lễ nữa cho phần sơ vẽ mới có thể cho ra đời một tác phẩm tượng “đúng chất” Bảo Hà!”. Nghe những điều tâm sự của một trong những hậu duệ thời 4. 0 của vị tổ sư nghề tạc tượng Bảo Hà, ngài Nguyễn Công Huệ, tôi chợt tỉnh thức vỡ lẽ ra điều giản dị này: muốn di sản văn hóa của cha ông tồn tại, phát triển và đồng thời, để sống được với di sản đó, điều cốt lõi trước tiên, những người có trách nhiệm gìn giữ nó phải có thái độ thật sự nghiêm túc trong quá trình lao động sáng tạo. Vậy chăng?!

Bài, ảnh: Vũ Thái Thịnh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tin khác

Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

LNV - Nghề thêu truyền thống có mặt ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyện, không thể không nhắc đến làng nghề thêu ở Mỹ Đức (Hà Nội) – nơi được coi là ‘cái nôi’ của nghệ thuật thêu. Với sự kết hợp độc đáo giữa hội hoạ và thêu, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, cùng chồng là một hoạ sĩ, đã sáng tạo ra một phương pháp thêu mới lạ. Để có được thành công này, bà đã trải qua hàng năm trời nghiên cứu, cải tiến, và không ngần ngại từ bỏ hàng trăm bức tranh thêu tay tỉ mỉ.
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

LNV - Từ những hạt lạc tròn mẩy, mật mía ngọt ngào, gừng tươi cay nồng, những người nghệ nhân đã khéo léo đem nấu và kết hợp cùng bánh đa tạo nên món Cu đơ Ông bà Thư Viện thơm ngon nức tiếng – xứng tầm là đặc sản xứ Nghệ.
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để chuẩn bị đơm hoa đón Tết chào Xuân mới Ất Tỵ năm 2025.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

LNV - Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

LNV - Làng rèn Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Q.Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng cả nước với sản phẩm dao, kéo và đã xuất khẩu đi các nước lân cận. Ngày nay, người thợ rèn Đa Sỹ vẫn cần mẫn làm nghề và giữ nghề như giữ một nét văn hóa truyền thống đáng quý.
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội) vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ mang đậm nét văn hóa của miền quê Bắc Bộ.
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

LNV – Tính đến ngày 30/11, tại xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại thôn Mẫn Xá và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn

Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn

LNV - Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024, với chủ đề Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịc
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - La Phù ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương. La Phù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Hoài Đức với 105 triệu đồng/người/năm. Do vậy, La Phù c
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động