Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

LNV - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn là "chìa khóa" cho phát triển du lịch bền vững. Với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những năm qua, ngành du lịch tỉnh đã và đang nỗ lực biến những giá trị văn hoá truyền thống này thành tài nguyên quý giá. Qua đó, không chỉ thu hút du khách mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch Xứ Lạng.

Lạng Sơn, với lịch sử văn hóa lâu đời và sự hội tụ của 7 dân tộc chính Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc ít người khác. Cộng đồng các dân tộc sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá.

Giàu tiềm năng

Từ 335 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê, đến 280 lễ hội và các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc như then, sli, lượn, múa sư tử và các sản phẩm ẩm thực địa phương như: Hồi, quế, na, lợn quay, khau nhục, rượu Mẫu Sơn… tất cả đã trở thành nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển du lịch bền vững.

Để khai thác nguồn lực văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là du lịch, những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.

Du khách tham quan và mua sắm các đặc sẳn truyền thống tại lễ hội Háng Pò, xã Thiện Thuật
Du khách tham quan và mua sắm các đặc sẳn truyền thống tại lễ hội Háng Pò, xã Thiện Thuật

Ông Lưu Bá Mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho biết: Với mục tiêu đưa văn hóa trở thành điểm nhấn trong phát triển sản phẩm du lịch, thời gian qua, ngành đã và đang xây dựng các giải pháp cụ thể như: đẩy mạnh bảo tồn, tôn tạo di tích, phát triển du lịch làng nghề truyền thống, xây dựng các câu lạc bộ dân ca, chương trình biểu diễn nghệ thuật, và đưa các điểm du lịch tâm linh vào các tour du lịch; gắn kết với các di sản đã được xếp hạng quốc gia, khuyến khích và hỗ trợ các nghệ nhân trong việc gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa. Mục tiêu là để làm cho giá trị của các di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa trong đời sống xã hội gắn với phát triển du lịch bền vững, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các nguồn lực đầu tư cho văn hóa tiếp tục tham mưu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án, tiêu biểu như: Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2030; Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030... và các chương trình, đề án, dự án khác.

Theo đó, từ năm 2022 đến nay, đã có 7 di tích được bảo quản, tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Sở VHTT&DL cũng đã trang bị bảng quét mã QR tại 30 điểm di tích nổi tiếng và các điểm du lịch. Cùng với đó, ngành du lịch tỉnh cũng chú trọng tới công tác bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể, từ năm 2022 đến nay, các cấp ngành liên quan đã tổ chức trên 30 lớp truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc cho người dân thuộc nhiều lứa tuổi tại cơ sở, đặc biệt là tại các điểm du lịch. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 200 đội, câu lạc bộ văn hóa truyền thống với hơn 2.000 hội viên sinh hoạt. Các hội viên này đã trở thành những hạt nhân nòng cốt phát huy tốt giá trị các làn điệu dân ca địa phương, để phục vụ du khách.

Hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo

Việc xác định và xây dựng sản phẩm du lịch từ di sản văn hóa đã tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn cho từng địa phương. Tiêu biểu như tại xã Hữu Liên đã khai thác di sản văn hoá của bà con các dân tộc Tày, Nùng, Dao… để phát triển thành các sản phẩm du lịch hiệu quả như: nhà sàn truyền thống được xây dựng thành homestay phục vụ du khách; hoạt động trình diễn các loại hình dân ca hát then, sli, lượn; nghề thêu dệt, cho thuê trang phục truyền thống; trải nghiệm tắm thuốc người Dao; trải nghiệm làm bánh truyền thống… Nhờ đó, du lịch Hữu Liên đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách. Đặc biệt đầu năm 2025, xã Hữu Liên vinh dự được nhận 2 giải thưởng du lịch ASEAN 2025 gồm: giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN dành cho điểm du lịch cộng đồng Hữu Liên và giải thưởng Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê - Homestay ASEAN cho Cụm Homestay trên địa bàn xã.

Du khách trải nghiệm cuộc thi "Quay lợn" tại lễ hội Đồng Lâm, xã Hữu Liên
Du khách trải nghiệm cuộc thi "Quay lợn" tại lễ hội Đồng Lâm, xã Hữu Liên

Ông Khổng Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Liên cho biết: Xác định văn hóa là tài nguyên quý và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, những năm qua, chúng tôi đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như: hỗ trợ kinh phí phát triển mô hình tắm thuốc nam truyền thống của người Dao; tổ chức lớp hướng dẫn kỹ năng biểu diễn văn nghệ truyền thống cho người dân, thành lập 4 câu lạc bộ, đội dân ca phục vụ du khách…

Điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Hữu Liên cùng với 54 điểm du lịch khác được UBND tỉnh công nhận đã tạo nên một bức tranh đa dạng về du lịch. Các điểm đến này tập trung vào các loại hình du lịch tâm linh, cộng đồng và danh thắng… tất cả đều gắn liền với những nét văn hóa đặc trưng của Xứ Lạng như: ẩm thực địa phương, hát dân ca truyền thống và múa sư tử mèo, góp phần thu hút đông đảo du khách. Một số điểm tiêu biểu có thể kể đến như: điểm du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn (xã Bắc Sơn), quần thể di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, thành nhà Mạc (phường Tam Thanh) và điểm du lịch Phố đi bộ Kỳ Lừa (phường Kỳ Lừa).

Anh Nguyễn Khắc Minh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với hình ảnh người dân trong trang phục truyền thống biểu diễn những điệu hát then đàn tính ở Phố đi bộ Kỳ Lừa. Ở đây tôi cũng được thưởng thức bánh ngải, bánh dày gấc và vịt quay tại các sạp hàng ăn. Phố đi bộ Kỳ Lừa giúp tôi hiểu hơn về những nét văn hóa độc đáo của Xứ Lạng”.

Cùng với việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch, hằng năm, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện văn hoá du lịch, lễ hội như: Lễ hội Hoa Đào, hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ, hội Háng Pỉnh… Song song với, hằng năm các đơn vị liên quan tham gia trên 20 sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch. Hầu hết sản phẩm quảng bá đều gắn với các di sản văn hoá độc đáo. Tiêu biểu tại Triển lãm “Không gian Du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” được tổ chức tại Huế cuối tháng 4/2025, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức gian trưng bày giới thiệu không gian di sản văn hóa với các hình ảnh di tích lịch sử, danh thắng, lễ hội truyền thống, nghi lễ tiêu biểu, hiện vật nghi lễ then, bộ đồ múa sư tử, sản phẩm dệt thổ cẩm, dụng cụ dệt vải của người Nùng... Qua đó, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.

Thông qua những hoạt động thiết thực đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút du khách trong và ngoài nước tới Lạng Sơn. Giai đoạn 2014-2024, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân tăng 5,93%; doanh thu tăng trên 12%. Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng lượt khách du lịch đến Lạng Sơn ước đạt 3,1 triệu lượt (tăng 4,7 % so với cùng kỳ năm 2024). Doanh thu du lịch ước đạt 2,9 nghìn tỷ đồng (tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2024).

Kết quả trên là minh chứng cho thấy tiềm năng to lớn và hiệu quả rõ rệt của việc đầu tư và khai thác di sản văn hóa một cách bền vững. Đây không chỉ là nguồn lực quý báu để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuyết Mai

Tin liên quan

Khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên vươn lên vị thế mới trên bản đồ du lịch

Khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên vươn lên vị thế mới trên bản đồ du lịch

LNV - Trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng ưu tiên phát triển bền vững, Hội nghị Liên kết phát triển du lịch một số tỉnh, thành khu vực Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên được tổ chức, nhằm cập nhật các xu hướng mới lĩnh vực lữ hành trong nước và quốc tế.
Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm

Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm

LNV - Tây Ninh rất có tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều điểm du lịch văn hóa lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng. Tây Ninh còn có các làng nghề truyền thống, nhiều món ăn đặc sản... tất cả đã tạo nên một bức tranh du lịch thật tuyệt vời.

Tin mới hơn

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

LNV - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn là "chìa khóa" cho phát triển du lịch bền vững. Với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những năm qua, ngành du lịch tỉnh đã và đang nỗ lực biến những giá trị văn hoá truyền thống này thành tài nguyên quý giá. Qua đó, không chỉ thu hút du khách mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch Xứ Lạng.

Tin khác

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 140.600 đồng/kg.
Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

LNV - Chiều 7-7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bát Tràng tổ chức Hội nghị lần thứ 2, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

LNV - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai giao chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cho 58 xã, phường mới vào sáng ngày 3/7, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đưa ra “mệnh lệnh thép”, nhằm mục đích xây dựng kiến tạo tỉnh Gia Lai mới bứt phá thần tốc, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.
Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

LNV - Mô hình dự báo giá xăng, dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nhận định, tại kỳ điều hành ngày 3-7, giá xăng, dầu bán lẻ có thể giảm 6,8 - 7,5%.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

LNV - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

LNV - 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể do một số loại quả chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nhiều lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng quy định…
Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

LNV - Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

LNV - Thực hiện có hiệu quả những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho người dân..., giai đoạn 2021 - 2025, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

LNV - Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang được nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa bền vững.
Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

LNV - Trong tháng 6/2025, tỉnh Bình Định liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài với hai đại dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và du lịch nghỉ dưỡng - tài chính quốc tế. Đây được đánh giá là những bước đột phá chiến lược, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng tầm vị thế địa phương trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

LNV - Chiều 12/6, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”, diễn ra tại Stockholm (Thuỵ Điển), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty SYRE Impact AB.
Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

LNV - Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

LNV - Khô cá lóc – một món ăn tưởng chừng mộc mạc, dân dã nay đang dần trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là thức quà mang hương vị tuổi thơ, khô cá lóc còn đại diện cho mô hình sinh kế bền vững gắn liền với thiên nhiên, văn hóa và bản sắc địa phương. Trong đó, có thể kể đến hai sản phẩm tiêu biểu: Khô cá lóc Thạnh Hưng (Long An) và Khô cá lóc vị xưa “Khô cá Rừng Tràm” (An Giang). Hai thương hiệu với hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung một khát vọng - lưu giữ hồn quê và phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

LNV - Sáng 10-6, tại Phú Thọ, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương; công tác quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

LNV - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị trong bối cảnh chính quyền cấp huyện sắp kết thúc hoạt động, đối với các dự án do cấp huyện là chủ đầu tư, phải có hướng xử lý, giải pháp chuyển tiếp đối với các dự án, bảo đảm yêu cầu về giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Diện mạo bản làng đổi thay rõ nét khi hạ tầng cơ sở được hoàn thiện, đời sống người dân nâng cao và các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy.
Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

LNV - Ngày 26/6/2025, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định công nhận Làng nghề trồng cây hoa đào thôn 4 và thôn 5 thuộc xã Gia Lâm. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình nỗ lực giữ gìn và phát triển một nghề đặc trưng của địa phương, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn gắn với sản phẩm đặc sản và văn hóa Tết cổ truyền.
Giao diện di động