Làng nghề ươm tơ dệt lụa Mã Châu (Quảng Nam): Gắn kết du lịch để phát triển bền vững
Làng nghề ươm tơ dệt lụa Mã Châu nổi tiếng với câu ca:
“Mã Châu tơ lụa mỹ miều
Sớm mai dệt lụa, buổi chiều ươm tơ”
Làng nghề Mã Châu ẩn mình dưới bóng cây đa trăm tuổi, bên cạnh mái đình Mã Châu cổ kính. Làng trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, mang trong mình đặc trưng của một làng nghề yên bình với những khu vườn xanh tốt, những hàng chè, hàng cau thẳng lối và ở đó còn có những con người thân thiện dễ mến.
Làng ươm tơ dệt lụa Mã Châu nổi tiếng từ thế kỉ 16. Hiện nay làng nghề có khoảng 300 hộ dân gắn bó với nghề dệt. Những năm 1960, Mã Châu là vùng đất nức tiếng với hơn 4000 khung cửi dệt ngày đem. Trải qua khá nhiều thăng trầm, những người dân ở đây có lúc tưởng chừng phải bỏ nghề, nhưng khoảng 15 năm trở lại đây Mã Châu đã khôi phục lại với hơn 2000 khung dệt. Vì thế, du khách mới có cơ hội được biết đến một làng ươm tơ dệt lụa có tiếng của Quảng Nam.
Đến Mã Châu bắt gặp những vườn dâu bên triền sông xanh ngắt, vào thăm những nông tằm để biết được sự cầu kì trong từng bước tạo nên một sợi tơ, rồi dệt nên một sản phẩm lụa là nổi tiếng. Tại làng nghề Mã Châu, du khách sẽ bắt gặp nhiều gia đình có 5 đến 7 đời làm nghề dệt và tiếp tục công việc ươm tơ dệt lụa, cùng nghe họ kể những thăng trầm của nghề truyền thống, để hiểu hơn mảnh đất này. Những người nghệ nhân dệt lụa tay thoăn thoắt, trong tiếng khung cửi, tiếng thoi đưa rộn ràng, khoan thai trở thành nhịp sống thường nhật nơi đây.
Năm 2015, tơ lụa Mã Châu được vinh danh trong Lễ công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Làng dệt Mã Châu hiện chỉ có duy nhất Hợp tác xã (HTX) Tơ lụa Mã Châu là còn giữ được dệt lụa tơ tằm truyền thống với 100% tơ lụa tự nhiên. Những năm trước đây, để duy trì sản xuất và giữ vững thương hiệu của làng nghề truyền thống, HTX buộc phải xuất vải lụa thô để xoay vòng vốn. Tuy nhiên, vải thô xuất ra với giá thành rất rẻ; trong khi đó các doanh nghiệp sau khi mua vải lụa thô sẽ gia công và biến đổi thành sản phẩm của họ, khiến cho thương hiệu Mã Châu trên thị trường tơ lụa giảm sút. Để thay đổi tình trạng đó, HTX quyết định không xuất bán vải lụa thô mà tập trung gia công, may cắt thành những sản phẩm cụ thể, hình thành cửa hàng bán lẻ, cung cấp trực tiếp sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng với thương hiệu lụa Mã Châu.
Hiện nay, HTX đang có hai cửa hàng giới thiệu, trưng bày sản phẩm đặt tại trụ sở HTX (thôn Châu Hiệp) và Nhà trưng bày Tinh hoa sản phẩm làng nghề Quảng Nam (TP.Hội An), tạo điều kiện cho khách tham quan, mua sắm những mặt hàng tơ lụa Mã Châu. Đây cũng là một phần việc nằm trong đề án khôi phục làng nghề dệt Mã Châu, gắn kết hoạt động du lịch cộng đồng với việc sản xuất của làng nghề. Ngoài nhận những đơn đặt hàng tại chính HTX, việc kinh doanh buôn bán tại các cửa hàng cũng đạt được những hiệu quả nhất định.
Các sản phẩm tơ lụa Mã Châu luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước.
Chị Trần Thị Anh Thư, nhân viên Nhà trưng bày Tinh hoa sản phẩm làng nghề Quảng Nam cho biết: “Trong 12 mặt hàng được trưng bày ở đây, sản phẩm tơ lụa của làng nghề Mã Châu đứng đầu doanh số tiêu thụ. Các sản phẩm gồm có quần áo, khăn choàng, giày dép… có giá thành từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng tùy theo lượng tơ và kỹ thuật dệt. Các sản phẩm tơ lụa Mã Châu luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng đặt biệt là du khách nước ngoài khi đến với nhà trưng bày”.
Tìm hướng phát triển
Vừa qua, tại hội thảo “Nghề truyền thống dâu tằm, tơ lụa, thổ cẩm Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững” tổ chức tại Làng lụa Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Cổ phần tơ lụa Quảng Nam tổ chức, đã được nhiều đại biểu đề cập, nhắc nhở những giá trị kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa của nghề tơ tằm một thời lừng lẫy tại đây.
Nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách ưu đãi cũng như hạ tầng cơ sở đã được đề cập tại hội thảo để vực dậy nghề trồng dâu nuôi tằm xứ Quảng. Trong đó coa làng nghề tơ lụa Mã Châu.
Theo lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Quảng Nam, làng tơ lụa Mã Châu từng được xem như “thủ phủ dâu tằm” xứ Quảng, chuyên cung cấp lụa cho vua chúa, giới quý tộc từ thế kỷ 16. Thời hưng thịnh, Mã Châu có đến 2.000 ha đất trồng dâu nuôi tằm.
Ông Lê Trung Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho rằng: Khi tỉnh có chủ trương củng cố, khôi phục nghề truyền thống, huyện sẽ cố gắng thực hiện. Vì đây là nghề truyền thống từ bao đời. Nhiều lần cũng muốn khôi phục nhưng không thành công. Tuy nhiên, đất dành để trồng dâu hiện đã được người dân trồng các loại rau màu khác mang lại hiệu quả kinh tế khá cao như ớt, đậu… Vì vậy, nếu khôi phục nghề thì diện tích trồng dâu cũng quy hoạch lại để trồng tập trung, cùng với việc đầu tư hạ tầng giao thông, điện nước… Rất cần có sự liên kết, kêu gọi các nhà đầu tư, trong đó có sự hỗ trợ tích cực của Công ty Cổ phần tơ lụa Quảng Nam để hỗ trợ kỹ thuật, giống, bao tiêu sản phẩm. Có như vậy, người trồng dâu nuôi tằm mới sẵn lòng chuyển đổi”, ông Cường nói thêm.
Ông Đặng Vĩnh Thọ, Chủ tịch Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam, cũng cảnh báo: “Ngay từ bây giờ, nếu Việt Nam không có chiến lược phát triển mạnh ngành dâu tằm tơ, thì 10 - 15 năm nữa chúng ta không có nguyên liệu để sản xuất”.
Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng đã có nhiều dấu hiệu tích cực từ thị trường để vực dậy nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Đây là cơ hội rất lớn để chính quyền phối hợp cùng người dân và doanh nghiệp liên kết thành chuỗi giá trị phục hồi nghề trồng dâu, nuôi tằm.
Gắn kết du lịch
Mặc dù tơ lụa Mã Châu đã tìm lại được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, tuy nhiên HTX vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn. Bà Trần Thị Yến - Phó Giám đốc HTX Tơ lụa Mã Châu chia sẻ: Hiện tại HTX có khoảng 16 xã viên tham gia sản xuất, có tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, để dệt được lụa tơ tằm truyền thống phải cần người có tay nghề cao. “Diện tích trồng dâu của HTX còn một héc ta, do đó nguồn tơ tằm chủ yếu lấy từ Lâm Đồng với giá thành cao. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất mà HTX đối mặt là thiếu nguồn vốn” - Bà Yến nói.
Được biết, tổng số vốn để HTX duy trì sản xuất là không nhiều, lại gặp trở ngại trong việc tiếp cận các chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi do thủ tục khó khăn, không đủ điều kiện thế chấp để vay ngân hàng. Trong khi đó, HTX lại không nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ chính quyền địa phương và Liên minh HTX tỉnh. Để có được nguồn vốn, nhiều xã viên đang phải cầm cố sổ đỏ để HTX tiếp tục hoạt động. Cũng theo bà Yến, HTX đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng lớn nhưng lại không có khả năng sản xuất do thiếu vốn, nguồn nhân lực cũng như máy móc. HTX hiện rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn lẫn cơ chế, chính sách.
Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy, nhưng các mặt hàng tơ lụa Mã Châu vẫn duy trì chất lượng sản phẩm của mình ở mức tốt nhất. Chị Tăng Thị Phúc - một khách hàng thường xuyên sử dụng mặt hàng tơ lụa Mã Châu cho biết: “Các sản phẩm quần áo và khăn choàng làm từ tơ lụa Mã Châu có màu sắc và hoa văn rất đẹp, kiểu dáng lại phù hợp. Vải mềm, mát, sử dụng rất được, tôi và mấy người bạn cũng hay mua các sản phẩm tại cửa hàng này”.
Minh Huy
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân