Làng nghề Sơn Đồng (Hà Nội): Một chặng đường phát triển

TBV - Xã Sơn Đồng là một làng Việt cổ, nằm ở trung tâm huyện Hoài Đức cách trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 15km về phía Tây, cách đại lộ Thăng Long 2 km về phía Bắc. Xã Sơn Đồng đến nay có 2.668 hộ dân và 10.253 nhân khẩu thường trú trên địa bàn. Là xã nhất làng, nhất xã, gồm 11 thôn, Sơn Đồng có đất tự nhiên 345.29 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 231.38 ha; đất ở nông thôn khoảng 50 ha. Xã có đường giao thông Tỉnh lộ, đường trục huyện chạy qua, thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu hàng hóa, góp phần cho sản xuất, thương mại, dịch vụ phát triển.
Quá trình hình thành và phát triển

Làng nghề mỹ nghệ điêu khắc tạc tượng, đồ thờ, sơn son thếp vàng, bạc truyền thống xã Sơn Đồng có lịch sử lâu đời. Theo Ngọc phả đền thờ cụ Đào Trực (Tổ nghề được thờ tại Đền Thượng xã Sơn Đồng) do Đông Các đại học sĩ Nguyễn Bỉnh Phụng soạn thảo năm Nhâm Thân 1572, truyền rằng: vào năm Thái Bình thứ 6 (Năm Bính Tý 976) triều Tiền Lê được bản trang Sơn Đồng tôn là công sư phục nghệ “làm nghề sư Tổ”.

Làng nghề Sơn Đồng nổi tiếng từ thời Pháp thuộc, thời đó đã có nhiều người được Nhà nước bảo hộ phong kiến phong tặng nghệ nhân. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nghề điêu khắc tạc tượng, đồ thờ bị dần mai một, song lúc nào trong làng xã cũng có những nghệ nhân theo đuổi làm và sản xuất những sản phẩm tâm linh truyền thống mà tổ tiên để lại.


Đến năm 1984 - 1986 với chủ trương của Đảng ủy xã về phục dựng lại nghề truyền thống đưa vào cơ sở sản xuất Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cao cấp xã Sơn Đồng. Đã tổ chức lớp học tạc tượng phật cho 34 học viên trong xã do các nghệ nhân tại xã và trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đào tạo, truyền dạy dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI với không khí đổi mới thực sự nghề truyền thống “Sơn thếp, chạm khắc, tạc tượng Phật và đồ thờ”. Làng Sơn Đồng đã phát triển mạnh trở lại vào những năm 1996 của thế kỷ trước mà bước đầu là 34 học viên của xã được đào tạo đợt năm 1984 - 1986 và những người thợ của Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cao cấp (sau năm 1992 bị giải thể do không còn phù hợp cách làm ăn tập thể).


Tiếp tục năm 1998 - 2002, được sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) và huyện Hoài Đức, xã đã mở 02 lớp (mỗi lớp đào tạo trong 18 tháng) cho 100 học viên là thanh thiếu niên nghèo do các nghệ nhân của xã và giảng viên trường đại học mỹ thuật Hà Nội giảng dạy đến nay các em đều phát triển tốt.


Những kết quả đạt được

Làng nghề mỹ nghệ truyền thống sơn thếp, chạm khắc, tạc tượng phật và đồ thờ làng Sơn Đồng đã thu hút trên 5000 lao động tại chỗ với trên 500 hộ gia đình và trên 10 công ty chuyên sản xuất sản phẩm làng nghề, đồng thời thu hút thường xuyên hàng trăm lao động ngoài xã tham gia.


Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng được phong tặng danh hiệu Làng nghề tiên tiến Việt Nam.


Tổng thu nhập từ làng nghề được đánh giá qua các năm chiếm khoảng 63% thu nhập toàn xã. Thu nhập bình quân đầu người lao động làm nghề từ 6 đến 7 triệu đồng trở lên/tháng. Làng nghề xã Sơn Đồng góp phần chủ yếu tổng thu nhập trong toàn xã, góp phần làm cho nông thôn xã Sơn Đồng ngày càng đổi mới. Đến nay làng nghề xã Sơn Đồng có trên 30 người được phong tặng nghệ nhân và hàng trăm thợ giỏi. Làng nghề xã Sơn Đồng đang được duy trì và phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã, góp phần vào việc tôn vinh các làng nghề truyền thống Việt Nam.


Sản phẩm của làng Sơn Đồng được khách hàng tin cậy (chiếm khoảng 70% thị phần sản phẩm tượng phật, đồ thờ trên toàn quốc ). Sản phẩm làng nghề xã Sơn Đồng đang có mặt trên cả nước từ Nam ra Bắc, từ đất liền đến hải đảo, sang cả Châu Âu, Châu Mỹ (tại các nước Nga, Ucraina, Pháp, Mỹ và các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Lào, Campuchia).


Làng nghề xã Sơn Đồng được tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, hội thi do Trung Ương và thành phố tổ chức, điển hình như: Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, làng nghề xã Sơn Đồng đại diện cho các làng nghề tiêu biểu trong cả nước tham gia lễ hội rước, trưng bày sản phẩm và lễ thờ vọng Tổ nghề tại công viên Bách Thảo và làng hữu nghị các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô - Ba Vì. Năm 2011, tham gia triển lãm sản phẩm do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức tại trung tâm triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) nhân dịp ngày di sản văn hóa Việt Nam lần thứ VII ngày 22/11/2011. Vinh dự cho làng nghề xã Sơn Đồng được tiếp nhận rước vọng Đức Thánh tổ nghề tại đền thờ liệt vị tôn thần Bách nghệ từ đường Việt Nam tại số 02 Hoa Lư (Hà Nội). Năm 2014, làng nghề xã Sơn Đồng tiếp tục được tham gia chương trình “Mùa xuân tôn vinh văn hóa dân tộc” do Hội nhà báo Việt Nam chủ trì tại công viên Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội).




Nhiều khách du lịch thăm quan làng nghề Sơn Đồng.


Tháng 8 năm 2016, làng nghề xã Sơn Đồng tiếp tục được thay mặt các làng nghề tiêu biểu trong cả nước rước Thánh Hoàng làng và Tổ nghề điêu khắc, tạc tượng, đồ thờ, sơn son thếp vàng, bạc truyền thống và trưng bày triển lãm giới thiệu sản phẩm trong chương trình lễ phong tặng Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam và lễ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cấp Quốc gia do Bộ Công thương, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam chủ trì tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.

Hội làng nghề xã Sơn Đồng

Để đưa hoạt động của làng nghề vào nề nếp và có tổ chức, cùng với đề xuất của một số thành viên trong làng nghề, thực hiện chủ trương của Đảng ủy, năm 2001 UBND xã đã quyết định thành lập Hội làng nghề xã Sơn Đồng ban đầu có 40 hội viên tham gia, đến nay đã có 500 hội viên được tổ chức có hệ thống từ xã đến thôn. Xã có Ban chấp hành Hội gồm 01 chủ tịch, 05 phó chủ tịch và các thành viên, có 11 chi hội ở 11 thôn hình thành Ban chấp hành chi hội.


Từ năm 2014, Hội hoạt động theo Quyết định của UBND huyện Hoài Đức. Hội hoạt động có hiệu quả trong việc giúp nhau sản xuất, điều tiết lao động, hỗ trợ việc làm, tìm kiếm nguồn hàng và chia sẻ thông tin bảo nhau cùng làm đảm bảo chất lượng sản phẩm, cùng phát triển với khẩu hiệu Đoàn kết - liên kết - cùng phát triển.


Với những đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng làng nghề nên năm 2001 làng nghề xã Sơn Đồng được cấp Bằng công nhận làng nghề mỹ nghệ truyền thống của UBND tỉnh Hà Tây; Năm 2005 được Tổng cục Du lịch tặng bằng khen; Năm 2007 được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tặng bằng khen làng nghề tiêu biểu Việt Nam. Năm 2008 được Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng bằng khen làng nghề có thành tích xuất sắc trong các phong trào của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 2016 được Bộ Công thương tặng bằng khen trong chương trình lễ phong tặng bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam. Năm 2017, Hội Làng nghề Sơn Đồng được Hiệp hội làng nghề Việt Nam tặng bằng khen. Năm 2018, Hội Làng nghề Sơn Đồng được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen.


Chính quyền và nhân dân xã Sơn Đồng mong muốn được Đảng, Nhà nước, thành phố tiếp tục quan tâm đến làng nghề xã Sơn Đồng, tạo điều kiện về chính sách vay vốn ưu đãi, thuế, kinh phí đào tạo và đào tạo lại nghề, mở rộng và nhân cấy nghề mới trên địa bàn. Đề nghị với thành phố Hà Nội, các sở ban ngành của thành phố, huyện Hoài Đức tiếp tục cho xã Sơn Đồng thực hiện dự án xây dựng mở rộng làng nghề bền vững gắn với du lịch theo Quyết định số 351 ngày 19/01/2008, tạo mọi điều kiện về mặt bằng sản xuất, làng nghề truyền thống xã Sơn Đồng phát triển.

Bài và ảnh: Văn Bình

Tin liên quan

Tin mới hơn

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.
Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

LNV - Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản.
Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

LNV - Chiều 11-7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra mô hình "Sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng" tại xã Chuyên Mỹ (Hà Nội).
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

LNV - Hà Nội từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống thủ công với mạng lưới làng nghề lớn và đa dạng bậc nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận chính thức. Không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, những làng nghề này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, với tổng giá trị sản xuất hàng năm vượt 24.000 tỷ đồng.

Tin khác

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

LNV - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Dù vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các cơ sở hấp cá nằm rải rác trong khu dân cư không còn phù hợp vì ảnh hưởng đến môi trường. Mong muốn của chính quyền địa phương và các hộ dân là sớm đưa các cơ sở vào khu làng nghề tập trung để hoạt động ổn định. Song nguyện vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

LNV - Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

LNV - Ngày 11/7/2025, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước Nguyễn Kim Sơn ký Quyết định số 26/QĐ-HĐGSNN phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2025. Theo đó, Tạp chí Thanh niên được tăng từ 0,5 lên 0,75 điểm đối với các bài báo khoa học thuộ
Gia Lai: Cầu Hữu Giang – cây cầu mơ ước và khát vọng thịnh vượng

Gia Lai: Cầu Hữu Giang – cây cầu mơ ước và khát vọng thịnh vượng

LNV - Sau bao năm tháng ngóng chờ, cầu Hữu Giang thuộc xã Bình Khê, tỉnh Gia Lai đã chính thức hoàn thành, nối liền đôi bờ sông Kôn trong niềm hân hoan khôn xiết của người dân hai thôn Thượng Giang 2 và Hữu Giang. Không chỉ là công trình giao thông vượt l
Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)

Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)

LNV - Sáng ngày 16/7/2025 tại thành phố Hải Phòng Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường Tham dự và phát biểu khai mạc kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC. Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cùng t
Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp cấp bách và quyết liệt nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt tại các đô thị lớn và khu vực làng nghề. Chỉ thị này đề ra các giải pháp cụ thể, từ việc hoàn thiện thể chế đến tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Giao diện di động