Làng nghề gỗ Hữu Bằng, Thạch Thất (Hà Nội): Đa dạng hoá sản phẩm để phát triển
Tại Hữu Bằng, nguyên liệu gỗ thường do các công ty cung ứng. Các hộ gia đình tham gia với vai trò chế biến, sản xuất và tiêu thụ sản phâm. Tuy nhiên các hộ cũng chia thành nhóm và đảm nhận các công đoạn khác nhau trong chế biến.
Chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đến sản phẩm tại Hữu Bằng bao gồm các công ty nhập khẩu và cung ứng gỗ nguyên liệu, ván nguyên liệu vào làng nghề; các hộ gia đình sản xuất, chế biến, và hoàn thiện sản phẩm; các xưởng xẻ và lò sấy gỗ nguyên liệu; các hộ gia đình gia công và các hộ gia đình kinh doanh sản phẩm gỗ
Đối với công ty nhập khẩu nguyên liệu: Nguồn cung ứng nguyên liệu cho Hữu Băng tương đối đơn giản, gỗ và ván nguyên liệu khi nhập về được bán trực tiếp cho các hộ gia đình sản xuất chế biến. Ở Hữu Bằng có khoảng 15 công ty chuyên nhập khẩu gỗ và ván để cung cấp nguyên liệu cho Hữu Bằng, trong đó có khoảng 10 công ty có trang bị xưởng xẻ, lò sấy để xẻ và sấy gỗ theo yêu cầu của khách hàng. Hầu hết các công ty này không có cơ sở chế biến sản xuất sản phẩm gỗ.
Các hộ gia đình sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tại Hữu Bằng thường mua gỗ từ các công ty cung ứng gỗ nguyên liệu tại địa phương. Một số ít hộ gia đình sản xuất với quy mô lớn hơn đã bắt đầu góp vốn để mua gỗ nguyên liệu từ những công ty cung ứng tại cảng Hải Phòng. Các hộ gia đình này sau khi mua gỗ nguyên liệu, nếu không xẻ tại công ty thì sẽ đưa qua các xưởng xẻ, lò sấy để xẻ, sấy gỗ theo quy cách. Gỗ nguyên liệu sau khi xẻ và sấy sẽ được làm thành phôi tại xưởng của hộ sau đó khoán cho các hộ gia đình gia công để đục các chi tiết theo thiết kế của sản phẩm. Các chi tiết sau khi được gia công sẽ được hoàn thiện và sơn tại xưởng của hộ. Theo kết quả khảo sát, tại Hữu Bằng có 634 hộ gia đình trong nhóm này, trong đó có 134 hộ gia đình có cửa hàng tại làng nghề.
Tại làng nghề Hữu Bằng có khoảng 5-6 hộ gia đình làm nghề xẻ và sấy gỗ nguyên liệu. Trung bình mỗi xưởng có khoảng 6 máy xẻ CD và các xưởng đều có lò sấy để sấy gỗ sau khi xẻ. Vì gỗ nguyên liệu sử dụng tại Hữu Bằng chủ yếu là gỗ rừng trồng nên gỗ trước khi chế biến sản phẩm đều được sấy khô bằng lò sấy. Nếu tính cả các xưởng xẻ tại các công ty, Hữu Bằng có khoảng 96 máy xẻ, mỗi máy trung bình một ngày xẻ được 5m3 gỗ. Tính Trung bình một năm lượng gỗ chạy qua máy xẻ tại Hữu Bằng ước khoảng 144 ngàn m3/năm. Phần gỗ còn lại được xẻ và sấy tại khu công nghiệp Bình Phú nằm cạnh xã Hữu Bằng. Tuy nhiên các hộ gia đình chỉ đưa gỗ đến đây để xẻ và sấy khi các xưởng xẻ tại Hữu Bằng đã hoạt động hết công suất.
Số lượng hộ gia đình làm nghề mộc gia công tại Hữu Bằng tương đối lớn, theo ước tính khoảng 2,100 hộ gia đình. Những hộ này thường nhận phôi gỗ từ các hộ gia đình sản xuất để gia công các chi tiết của sản phẩm (như đục mộng, đục các họa tiết trên sản phẩm…). Những hộ gia đình này thường nhận gia công sản phẩm dưới hình thức khoán (khoán từ 800 ngàn đến 1,5 triệu đồng/bộ bàn ghế tùy theo quy cách, kích thước của sản phẩm)
Đặc biệt, làng nghề Hữu Bằng có khoảng 134 hộ gia đình chỉ kinh doanh sản phẩm mà không tham gia sản xuất chế biến sản phẩm gỗ. Những hộ gia đình này có cửa hàng để bán sản phẩm, thường làm đại lý, đặt hàng hoặc mua lại các sản phẩm của các hộ gia đình sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, theo thông tin khảo sát thì chỉ có 30% lượng sản phẩm được bán qua các cửa hàng tại Hữu Bằng. Phần lớn sản phẩm đều được đại lý ở các Tỉnh đặt hàng và mua trực tiếp từ các hộ gia đình sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Tỷ lệ này chiếm 70%.
Sản phẩm, nguyên liệu và thị trường
Sản phẩm của Hữu Bằng tương đối đa dạng và phong phú bao gồm cả đồ gỗ nội thất gia đình và đồ gỗ nội thất văn phòng trong đó đồ gỗ nội thất gia đình chiếm đa số (70-80% lượng sản phẩm) bao gồm bộ bàn ghế phòng khách, bộ bàn ghé phòng ăn, giường, tủ, kệ tivi. Đồ gỗ nội thất văn phòng chiếm khoảng 20-30% lượng sản phẩm. Thị trường của các sản phẩm của Hữu Bằng 100% là thị trường nội địa, trong đó 80% lượng sản phẩm được tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc còn lại 20% được tiêu thụ tại thị trường Miền Nam.
Gỗ nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm ở Hữu Bằng cũng bao gồm nhiều chủng loại, có cả gỗ rừng trồng nhập khẩu, gỗ rừng trồng trong nước, gỗ rừng tự nhiên nhập khẩu và ván công nghiệp. Trong đó gỗ rừng trồng nhập khẩu chiếm đa số. Theo ước tính tổng khối lượng gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng tại Hữu Bằng sử dụng năm 2016 khoảng 200 ngàn m3, ván công nghiệp khoảng 10 ngàn m3. Trong đó lượng gỗ nhập khẩu chiếm đa số bao gồm tần bì, dẻ gai và gỗ sồi. Gỗ tròn nhập khẩu từ Châu Âu như Đức, Pháp, Bỉ còn gỗ xẻ nhập khẩu từ Mỹ. Trong tổng lượng nguyên liệu, Tần Bì, Sồi và dẻ gai chiếm khoảng 85%, lượng gỗ keo và quế từ rừng trồng trong nước chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 6%. Ngoài ra, gỗ nhập khẩu Châu Phi có Xoan Đào chiếm 5%, các loại gỗ rừng tự nhiên khác nhập khẩu từ Châu Phi như Lim, Hương, Gõ đỏ chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Lao động
Theo số liệu khảo sát, trung bình mỗi hộ gia đình tại Hữu Bằng có 9 lao động tham gia nghề gỗ. Với 3.150 hộ gia đình tham gia chuỗi cung ứng gỗ, số lượng lao động ước tính lên tới 28.350 người. Trong đó lao động làm thuê chiếm tới 87.3%.
Lao động làm thuê tại Hữu Bằng có thể làm thuê tại các xưởng của hộ gia đình hoặc làm công nhân trong các doanh nghiệp tại Hữu Bằng. Các công ty tại Hữu Bằng thường có từ 50 đến 100 lao động bao gồm cả hợp đồng dài hạn, ngắn hạn và thời vụ. Công nhân tại các công ty có hợp đồng dài hạn thường được đóng bảo hiểm theo quy định. Số lao động có hợp đồng dài hạn được đóng bảo hiểm thường chiếm 20% tổng số lao động trong các doanh nghiệp. Lao động có hợp đồng dài hạn thường được trả lương theo tháng, khoảng 4-5 triệu đồng/tháng còn lao động thời vụ và ngắn hạn được trả lương theo ngày công với mức lương 140 ngàn đồng/ngày công
Các hộ gia đình thường thuê từ 5 đến 10 lao động. Hợp đồng giữa hộ gia đình và người lao động thường là thỏa thuận “miệng” không có hợp đồng bằng văn bản nên người lao động không được đóng bảo hiểm. Mức lương của lao động làm thuê tại các hộ gia đình thường được trả theo 2 hình thức: công nhật và khoán sản phẩm. Thợ phụ thường được trả lương theo công nhật, 200-300 ngàn đồng/ngày, thợ chính được trả theo mức khoán sản phẩm, ước tính trung bình 6-7 triệu đồng/tháng, cá biệt những thợ có tay nghề cao có thể thu nhập 15 triệu đồng/tháng,
Hiện nay, việc thuê lao động nam có tay nghề cao thường khó hơn vì lao động nam làm được nhiều việc, có nhiều cơ sở cân thuê nê có nhiều sự lựa chọn hơn lao động nữ. So với trước đây, mức lương trả cho người lao đông hiện nay cao hơn, chất lượng lao động cũng tốt hơn. Một trong những lý do khiến chất lượng lao động tốt lên đó là sự cạnh tranh về chất lượng và mẫu mã sản phẩm trên thị trường nên các doanh nghiệp và hộ gia đình luôn muốn thuê lao động có tay nghề để sản xuất sản phẩm có chất lượng hơn.
Có sự phân công lao động giữa nam và nữ trong các hộ gia đình chế biến. Chủ hộ gia đình nam giới thường là người quyết định mẫu mã sản phẩm, mua nguyên vật liệu để sản xuất, tìm thị trường đầu ra và tiếp xúc với khách hàng. Nữ đảm nhiệm công tác hậu cần, thủ quỹ và quản lý tài chính. Đối với lao động làm thuê thì nữ thường đảm nhiệm công việc nhẹ nhàng như văn phòng, đánh giấy ráp. Nam đảm nhiệm công việc nặng nhọc như điều khiển máy, xẻ gỗ, pha phôi…
Vốn đầu tư
Ở Hữu Bằng, các hộ gia đình sản xuất có quy mô lớn hơn nên đầu tư nhiều hơn Đồng Kỵ, Vạn Điểm và La Xuyên, trung bình mỗi hộ đầu tư 2,27 tỷ đồng. Hiện nay có nhiều chi nhánh của các ngân hàng thương mại tại Hữu Bằng nên các hộ gia đình và công ty chủ yếu vay từ các chi nhánh này. Thủ tục vay tương đối thuận lợi, không gặp khó khăn. Một số hộ gia đình sản xuất cũng huy động vốn trong dân, thông qua bạn bè và họ hàng người thân. Tuy nhiên, phần lớn vẫn là vốn tự có của hộ gia đình.
Nhà xưởng và công nghệ
Nhà xưởng để sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ của các hộ gia đình tại Hữu Bằng thường giao động trong khoảng từ 200m2 đến 300m2. Các doanh nghiệp của Hữu Bằng thường nằm trong khu công nghiệp nên diên tích mặt bằng của mỗi doanh nghiệp rộng 1ha
Đối với hộ gia đình, hiện nay vẫn đang có nhu cầu mở rộng xưởng sản xuất nhưng thiếu mặt bằng vì hầu hết các hộ gia đình hiện nay vẫn lấy nơi cư trú làm xưởng sản xuất và chế biến. Trong 29 hộ gia đình được khảo sát có tới 26 hộ gia đình, tưc chiếm 90% số hộ gia đình lấy nơi ở làm xưởng chế biến. Hiện nay UBND xã đang có kế hoạch xây dựng dự án khu công nghiệp làng nghề để các hộ gia đình có xưởng sản xuất tách biệt khỏi khu dân cư.
Về thiết bị và công nghệ, hiện nay các loại máy phục vụ sản xuất chế biến tại Hữu Bằng chủ yếu có nguồn gốc trong nước và nhập khẩu từ Trung Quốc. Tỷ lệ máy có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam chiếm tới 90% trong tổng số. Còn lại 10% có nguồn gốc Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc mua thiết bị máy móc tại làng nghề Hữu Bằng rất thuận lợi vì các công ty cung ứng máy đều có cơ sở bán thiết bị tại làng nghề.
Môi trường và PCCC
Do các xưởng chế biến của các hộ gia đình nằm lẫn với khu dân cư nên hiện nay ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm bụi là 2 vấn đề chưa thể giải quyết tại địa phương.
Về công tác PCCC, hàng năm UBND xã tổ chức buổi tập huấn PCCC, mời cảnh sách PCCC về tập huấn. Các xưởng lớn có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. Các doanh nghiệp có nội quy phòng cháy chữa cháy cùng với thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định. Các hộ gia đình có bình chữa cháy nhỏ theo quy định. Tuy nhiên tình trạng cháy xưởng vẫn diễn ra do các xưởng nằm lẫn trong khu dân cư, nên công tác PCCC gặp nhiều khó khăn.
Minh Huy
Tin liên quan
Tin mới hơn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 Văn hóa - Xã hội

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi
09:57 Sức khỏe làm đẹp

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 Nông thôn mới

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
09:54 Khuyến nông