Đánh thức tiềm lực làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt
Toàn cảnh buổi họp báo.
Đánh thức tiềm năng
Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam là một trong hai hoạt động chính trong chuỗi hoạt động gồm 7 sự kiện của “Festival làng nghề Việt Nam năm 2022” do Bộ NN&PTNT chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản; Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức.
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phát biểu tại họp báo: Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2022 là cơ hội để các chủ thể có thể cải tiến mẫu mã sản phẩm và định hướng phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, đánh thức lại tiềm năng phát triển của làng nghề Việt Nam trong đó có các các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tạo tiền đề để phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo hướng đa dạng hóa.
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phát biểu tại buổi họp báo.
Hội chợ hứa hẹn sẽ thu hút được đông đảo khách tham quan là doanh nghiệp, HTX, và Hội nông dân các tỉnh đến tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm và tham gia các hoạt động. Quảng bá, tôn vinh các sản phẩm làng nghề, cơ sở nghề thủ công của các địa phương trong cả nước, nhiều sản phẩm được kết nối, tiêu thụ rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cho nghệ nhân và các làng nghề. Tạo ra cầu nối hiệu quả, là kênh xúc tiến thương mại quan trọng cho các sản phẩm có chất lượng của khu vực kinh tế nông thôn thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo cơ hội cho các địa phương giao lưu, quảng bá tiềm năng kinh tế, dịch vụ của mình. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của nước ta.
Phát biểu tại họp báo Giám đốc Trung tâm xúc tiến và thương mại Nông nghiệp ông Nguyễn Minh Tiến cho biết: Năm nay hội chợ triển khai chương trình hướng đến chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, định hướng chuyển dịch nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp nên vai trò phát triển các sản phẩm làng nghề, OCOP và sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một giải pháp đặc biệt quan trọng và được lãnh đạo Trung ương, Bộ, Ban, Ngành cũng như các địa phương đặc biệt quan tâm. Các sản phẩm làng nghề, OCOP, thủ công mỹ nghệ không chỉ là sản phẩm để phát triển kinh tế mà còn là sản phẩm để giữ gìn truyền thống gắn với từng địa phương, vùng miền.
Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm xúc tiến và thương mại Nông nghiệp tại sự kiện.
Tạo sức bật
Hiện, số lượng gian hàng tham gia hội chợ là 136 gian hàng tiêu chuẩn, 216m2 đất trống tự dựng gian hàng và 1200m2 sàn trưng bày sản phẩm. Số lượng đơn vị đăng ký tham gia: 84 đơn vị, trong đó 21 đơn vị địa phương, 63 đơn vị là các Doanh nghiệp, HTX của các tỉnh như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đak Nông, Bình Thuận, Nghệ An, Cà Mau, Điện Biên…
Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến - Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phát biểu tại họp báo: Hội thi để các chủ thể, nghệ nhân…giao lưu học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại và nâng cao giá trị sản phẩm góp phần gìn giữ phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt là lan tỏa các giá trị truyền thống đến người dân nhất là thế hệ trẻ. Nay, hội thi đã tiếp nhận được 360 sản phẩm của 190 tác giả, nhóm tác giả tại cả 3 miền trong đó miền Bắc là 247 sản phẩm; miền Trung là 32 sản phẩm và miền Nam là 85 sản phẩm.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến - Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT.
Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm nay thu hút nhiều nghệ nhân, chủ thể,... tham gia tăng 20% so với hội thi trước, đặc biệt thu hút được nhiều nghệ nhân, bạn trẻ tham gia. Điều đó thấy được sức lan tỏa của hội thi cũng như sự yêu nghề, giữ nghề trong giới trẻ.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ tham gia hội thi.
Ủy viên Ban giám khảo Hội thi ông Lê Huy Văn, Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp chia sẻ tại buổi họp báo: Năm nay là một năm đột phá hơn nhiều năm qua khi quy mô của hội thi lớn hơn và sự tham gia của các chủng loại, loại hình sản phẩm mỹ nghệ đa dạng hơn. Đấy là thành công lớn cho đến thời điểm hiện tại. Nhiều công nghệ mới, kỹ thuật mới được thế hệ trẻ ứng dụng vào những sản phẩm của họ. Nhưng bên cạnh đó, vẫn tồn đọng những nhược điểm về vấn đề thiếu sự sáng tạo cũng như sự cân xứng, chính xác trong từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây là vấn đề muôn thuở và cần sự quan tâm của các cơ quan, ban, ngành.
Ông Lê Huy Văn, Ủy viên Ban giám khảo Hội thi, Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp chia sẻ tại buổi họp báo.
Bên cạnh đó, buổi họp báo cũng đã nếu ra được những hạn chế khi sản xuất cũng như thương mại hóa sản phẩm thủ công mỹ nghệ đó là sự vướng mắc của các nghệ nhân, chủ thể về việc chuyển đổi số trong sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (quyền tác giả có thể bị xâm phạm) và việc khó khăn trong khâu vận chuyển để lan tỏa những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến với người tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến Giám đốc Trung tâm xúc tiến và thương mại Nông nghiệp là cần có những buổi tập huấn và hội thảo để tìm ra giải pháp của những vướng mắc trên, làm sao đó có thể đưa được công nghệ 3D – thực tế ảo tăng cường vào phát triển du lịch làng nghề mà không xâm phạm vào quyền tác giả. Phát triển du lịch làng nghề gắn với công nghệ.
Bài viết có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội
Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam là sự kiện thường niên của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động chính trong sự kiện: (i) Lễ khai mạc Festival Làng nghề Việt Nam năm 2022, Lễ khai mạc Hội chợ, kết hợp với Lễ trao giải Hội thi sản phẩm TCMN Việt Nam năm 2022; (ii) Hội thảo Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP và làng nghề; (iii) Hội nghị tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP phù hợp nhu cầu của thị trường. Bên cạnh hội chợ, hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2022 cũng đồng thời diễn ra.
Tin/bài: Tiêu Huyền
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam
09:15 Nghiên cứu trao đổi

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Giang kỳ vọng vụ vải thiều 2025 bội thu
09:14 OCOP

Hải phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Xã Mỹ Trinh chuyển mình mạnh mẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
15:42 Nông thôn mới