Làng nghề đúc đồng Tống Xá: 900 năm vẫn đỏ lửa
Từ xa xưa, nghề đúc cổ truyền của Tống Xá ban đầu là thường tập trung vào đúc các mặt hàng cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và các ngành thủ công nghiệp rồi tiến tới sản xuất các đồ dùng cho sinh hoạt hàng ngày, các sản phẩm phục vụ cho lễ nghi tôn giáo. Các sản phẩm lớn thì có chuông đồng, tượng đồng, khánh đồng rồi đến đỉnh, bát hương, hạc đồng, cây đèn bằng đồng. Mặt hàng dùng trong sinh hoạt hàng ngày thì có mâm, chậu nồi các loại. Làng Tống Xá từ nhiều năm nay chủ yếu tập trung vào việc đúc các đồ gia dụng. Tài năng nghệ nhân thể hiện ở chỗ, phần lớn họ đều không qua một trường lớp hội họa hay điêu khắc nào, trình độ văn hóa thường chỉ ở mức độ trung học hay tiểu học. Thế nhưng, nhìn mẫu sản phẩm do những bàn tay tài hoa đó sáng tạo nên, chúng ta mới thấy ngạc nhiên trước sự điêu luyện và chuẩn xác của nó.
Từ mẫu vật phẩm đã hoàn thiện do nghệ nhân sáng tác ra hoặc do đơn đặt hàng và đã được duyệt, nghệ nhân đúc căn cứ trên vật mẫu đó phóng to theo kích cỡ yêu cầu để làm khuôn đúc theo sản phẩm như dự tính.Trong một quy trình đúc, khâu quan trọng nhất là làm khuôn. Khuôn đúc làm bằng đất sét và loại đất sét tốt nhất bao giờ cũng là loại ít tạp chất, phải mịn và nhẹ. loại đất sét này chỉ có ở một vài khu đất của làng. Khuôn bao giờ cũng được làm thành hai mảnh. Khi mang ra để rót đồng vào mới được bó ghép lại. Quấn vòng phía ngoài khuôn là lưới thép, được hàn chắc chắn, phòng khi đổ đồng nóng chảy vào dễ bị vỡ khuôn. Khâu làm khuôn là thời điểm cực kỳ quan trọng, vừa đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, giữ độ sắc nét cho các họa tiết của vật phẩm, vừa tạo ra độ mịn cho bề mặt vật phẩm. Vì thế, ở khâu này, luôn chứa bí quyết nhà nghề trong quá trình pha chế tạp chất vào đất làm khuôn. Khuôn đúc các vật phẩm càng nhỏ càng đòi hỏi độ tinh xảo của bàn tay nghệ nhân.
Sản phẩm của làng nghề Tống Xá
Nồi đúc trước đây cả nồi trên lẫn nồi dưới đều làm bằng gang bồi bằng đất sét. Đây chỉ là những nồi nhỏ phục vụ trong các gia đình với dung tích mỗi nồi trên dưới một tạ. Còn hiện nay nồi đúc được xây bằng gạch chịu lửa, vỏ ngoài bằng thép. Loại nồi này có dung tích từ vài tạ đến hàng tấn. Quạt gió ban đầu làm bằng ống gỗ tròn có đường kính ngoài 30 cm trong đục rỗng có đường kính 25cm, pít tông tạo gió ở trong ống gỗ làm bằng lông gà và cán bè là cây lựu, loại cây cứng nhưng rất rẻo, không hay bị gẫy. Loại ống bễ này khi cần thổi lửa, mỗi người kéo hai ống, khi tay phải kéo lên thì tay trái ấn xuống và ngược lại khi tay phải ấn xuống đẩy gió vào lò thì tay trái lại kéo lên. Để đúc vật phẩm có khối lượng lớn, người thợ phải dùng động cơ máy nổ để ổn định và an toàn tuyệt đối tránh dùng điện dễ có nguy cơ mất điện đột ngột, ảnh hưởng đến sự liền mạch của hơi gió thổi vào lò nhiệt.
Sau khi làm khuôn đúc theo mẫu vật phẩm xong, mọi người tiến hành xây lò nấu đồng. Lò to hay nhỏ tùy thuộc vào dung lượng vật đúc, từ đó căn ra số lượng nguyên liệu cần tập kết để nung chảy. Khi đã bỏ nguyên liệu vào nồi nấu, thường kèm theo một lượng than cốc nhất định và loại gỗ/củi cháy dượm để tăng nhiệt, đạt đến độ nóng chảy của nguyên liệu (khoảng 1600 độ). Đồng đã nóng chảy được rót vào nồi đựng lớn, có quét bên trong một lớp tro bếp hòa nước để tránh nước đồng bám vào, tạo điều kiện khi rót đồng vào khuôn phải chảy hết. Khi xưa, do chỉ đúc các vật phẩm loại nhỏ nên việc rót đồng vào nồi đựng để chuyển đến rót vào khuôn đều do thợ vận chuyển thủ công. Công việc lựa chọn nguyên liệu và liều lượng giữa các loại hợp chất cho vào nồi nấu là rất quan trọng. Tuỳ theo tính chất của vật đúc, có loại thì pha gang với thép, có loại thì đồng pha với nhôm...
Thường thì sau khoảng một tuần đến mười ngày, khi nồi đúc đã nguội, người ta mới tiến hành dỡ khuôn. Trước khi dỡ khuôn bao giờ cũng tổ chức làm lễ cúng Đức Thánh. Đây là giây phút hồi hộp chen chút lo lắng của đội đúc. Tuy nhiên, với tài nghệ của những thợ đúc lành nghề, tác giả của công trình nằm trong khuôn kia luôn luôn có sự tự tin vào thành quả của mình. Khuôn dỡ xong, công việc hoàn thiện sản phẩm được dành cho những người thợ trẻ tuổi. Đó chủ yếu là đánh bóng sản phẩm hoặc nạm bạc hay vàng cho những hoa văn hay hình trang trí. Kết thúc một công trình đúc sản phẩm lớn, đội đúc và dòng họ thường tổ chức liên hoan, chia vui mừng thắng lợi. Đối với những công trình lớn như tượng đài hay cụm tượng đài, công sức dành cho phần lắp ghép cũng không kém phần quan trọng. Đó là lựa chọn phương tiện chuyên chở, huy động nhân lực lắp ghép vào vị trí xong mới được coi là hoàn thiện công trình.
Là một vùng đất cổ xưa, lại có truyền thống cần cù làm ăn và luôn có chí vươn lên, người dân Tống Xá đã có một bề dày lịch sử trên, dưới chục thế kỷ trau dồi và bảo lưu xuất sắc nghề đúc đồng truyền thống của mình.
Q.H
Tin liên quan
Tin mới hơn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 Văn hóa - Xã hội

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi
09:57 Sức khỏe làm đẹp

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 Nông thôn mới

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
09:54 Khuyến nông