Làng nghề dệt chiếu Hới: Nơi dệt nên những chiếc chiếu lâu đời nhất Việt Nam

LNV - Từ lâu, chiếu làng Hới (thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ riêng của một địa phương, mà còn là sản phẩm đặc trưng của quê lúa Thái Bình. Ngày nay, chiếu Hới ngày càng phát triển dù phải cạnh tranh với rất nhiều những thương hiệu khác. Tuy nhiên, với kỹ thuật luôn được cải tiến về khung dệt, kỹ thuật chế biến cói và dệt các loại chiếu vừa cao, vừa độc đáo, các nghệ nhân làng Hới đã tạo ra những sản phẩm chiếu đặc sắc nổi tiếng.


Làng Hới là một trong những nơi hội tụ kỹ thuật tinh xảo nhất để làm nên một chiếc chiếu

Vượt qua quãng đường hơn 40 km, từ thành phố Thái Bình qua những con đường nhỏ xuyên qua những cánh đồng lúa chín vàng óng là đến làng Hới, một làng nghề nổi tiếng của tỉnh Thái Bình. Khi đến đây, chúng tôi thực sự bất ngờ khi nghe câu chuyện vị tổ của nghề chiếu Hới.

Theo các cụ trong làng kể lại rằng: Vào thời Tiền Lê - Lý (thế kỷ X-XI), ở làng Hới, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã bắt đầu dệt chiếu, rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Người dân dùng bàn dệt đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu dệt ra không được đẹp và chắc. Theo truyền thuyết, nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Ông là người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng (nay là huyện Hưng Hà), tỉnh Thái Bình, đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi (1481), niên hiệu Hồng Đức thứ 12, đời vua Lê Thánh Tông. Khi đi sứ sang Trung Quốc, qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là "Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất- đền thờ Phạm Trạng Nguyên. Theo thời gian, làng Hới là một trong những nơi hội tụ kỹ thuật tinh xảo nhất để làm nên một chiếc chiếu. Từ khung dệt, nguyên liệu cho tới người thợ dệt chiếu, tất cả tạo nên một sản phẩm truyền thống không đâu sánh bằng. Rồi từ làng Hới, nghề dệt chiếu truyền thống được phát triển ra cả nước trải dài từ Bắc vào Nam.

Những người thợ chiếu thường dệt đa dạng những loại hoa văn khác nhau từ bông hoa, chữ thọ, chữ lồng hay vẽ...


Nguyên liệu chủ yếu được dùng để làm chiếu chính là cói và sợi đay. Đây là 2 loại cây hay được trồng ở những vùng gần sông nước, nơi nhiều phù sa bồi đắp. Thật thuận lợi, làng Hới nằm giữa 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Luộc, rất phù hợp để trồng những loại cây này. Sau đó những loại cây này được thu hoạch và trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ và cẩn thận để có thể đạt yêu cầu về nguyên liệu làm chiếu.

Tùy theo từng loại chiếu cần dệt mà các sợi cói, sợi đay sẽ được nhuộm màu theo từng sản phẩm. Để có thể dệt được một chiếc chiếu đạt yêu cầu thì phải cần đến một đôi tay tỉ mỉ, kinh nghiệm phong phú và những kỹ thuật sáng tạo của người thợ dệt.

Chiếu Hới có rất nhiều loại, có loại chiếu cài hoa, loại lại được làm trơn, loại chiếu sợi xe,... Những người thợ chiếu thường dệt đa dạng những loại hoa văn khác nhau từ bông hoa, chữ thọ, chữ lồng hay vẽ... Trung bình một ngày người dân làng nghề dệt chiếu Hới dệt máy sẽ được làm được 20 đôi chiếu. Năng xuất tăng đáng kể và mức thu nhập của người dân cũng thế tăng lên. Thông thường, thời gian mỗi hộ dân dệt chiếu sẽ vào khoảng 8 tháng, những tháng còn lại thì họ dành cho đồng ruộng.

Theo chia sẻ của chị Hà Thị Hương, thôn Hải Triều, xã Tân Lễ cho biết: “Dệt chiếu thủ công đòi hỏi người dệt phải bỏ nhiều công sức, thời gian. Người dệt chiếu như đưa cả tâm tình của mình vào từng sợi cói, từng động tác dệt chiếu. Một ngày 2 lao động có khi chỉ dệt được 1 - 2 chiếc. Dệt chiếu cói phải là cói được trau kỹ lưỡng, lựa từng sợi mảnh thanh, dẻo dai. Có như thế khi lên tấm, chiếu mới trắng, bóng mượt”.

Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử song chiếu làng Hới vẫn thế, vẫn bền, vẫn đẹp, nghề dệt chiếu vẫn được người dân giữ gìn, phát triển và hơn cả là những người thợ làng chiếu vẫn đang dệt cả tâm tình của mình để làm nên những chiếc chiếu đẹp cho đời. Đặc biệt, nghề làm chiếu ở xã Tân Lễ đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, mỗi năm làng nghề cung cấp ra thị trường hàng triệu chiếc chiếu. Chiếu Hới đã giúp nhiều gia đình nơi đây có cuộc sống ổn định, phát triển, làng quê dần "thay da đổi thịt".

Bài, ảnh: Huyền Chi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề nón lá Thuận Hạnh chú trọng xây dựng thương hiệu và kết nối du lịch

Làng nghề nón lá Thuận Hạnh chú trọng xây dựng thương hiệu và kết nối du lịch

LVN – Trải qua hơn 1 thế kỷ thăng trầm, làng nghề nón lá Thuận Hạnh vẫn có hơn 300 hộ sản xuất với nhiều sản phẩm đa dạng, đạt chất lượng OCOP 3 sao và mang lại thu nhập tốt cho người dân.
Hành trình của chiếc chiếu hoa

Hành trình của chiếc chiếu hoa

LNV - Bình Định là miền đất thượng võ, giàu truyền thống văn hóa và cũng là địa phương có nhiều làng nghề với những sản phẩm thủ công nức tiếng gần xa. Nổi bật nhất là những chiếc chiếu cói Hoài Nhơn óng mượt, dẻo dai, màu sắc tươi thắm. Cầm chiếc chiếu trên tay mới hiểu vì sao sản phẩm này được ưa chuộng rộng rãi, chinh phục khách hàng trong nước và cả khách hàng quốc tế.
Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

LNV - Có lịch sử gần 40 năm phát triển nhưng nghề làm bún truyền thống ở Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) không còn nhiều người làm như trước, anh Trần Hải là một trong số ít những người còn giữ được hương vị bún xưa.
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc hình thành, gắn với đời sống người dân địa phương từ năm 2003. UBND thị xã Hoài Nhơn đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh Bình Định, Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh xem xét, quyết định công nhận làng nghề.
Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

LNV - Trang phục truyền thống của người Hrê, Ba Na là sự kết tinh văn hoá trong môi trường tự nhiên, xã hội riêng biệt, mang nét đẹp của sự hồn nhiên, thanh khiết như đất, như nước, như núi rừng.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Tin khác

Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

LNV - Nhiều chiếc thuyền cá sau khi khai thác xong đưa vào bờ, bị vùi lấp dưới bùn cát trên dọc tuyến bờ biển từ nam ra bắc từ vài chục đến gần trăm năm tưởng đã bị lãng quên, nhưng qua bàn tay của nghệ nhân Hà Quốc Hưng (50 tuổi) và nghệ nhân Trần Văn Hoá (59 tuổi) ở Hải phòng đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

LNV - Không sở hữu nghệ thuật tinh xảo, sản phẩm cầu kỳ, có màu sắc rực rỡ nhưng nghề gốm ở làng Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn phát triển qua hàng trăm năm, mang trong mình nét đẹp mộc mạc và giản dị của miền quê nơi đây.
Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện có hàng trăm làng nghề, trong đó có gần 60 làng nghề được công nhận danh hiệu cấp tỉnh. Tại đây, sản phẩm của các làng nghề được xem là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm nét văn hóa đặc trưng, đồng thời còn là nguồn sinh kế cho người dân địa phương
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Mới đây, nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

LNV - Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc và Làng nghề dệt chiếu cói Công Thạnh, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn đang thực hiện công tác bảo tồn và phát triển hai làng nghề này.
Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

LNV - Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời, tồn tại hơn 1.000 năm. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam.
Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

LNV - Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa. Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo.
Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

LNV - Nghề chằm nón lá xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của Nhân dân xã An Ninh Tây (Đức Hòa, Long An). Đây cũng là nghề truyền thống tạo việc làm cho người dân những lúc nông nhàn dỗi.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

LNV - Nghề đan thúng chai Phú Mỹ được hình thành hàng thế kỷ qua ở thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) từ nghiệp đi biển của người dân nơi đây. Đây là nghề không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn gắn bó, tạo nên một nếp sống của người dân Phú Mỹ.
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Ngày Chè thế giới 21/5: Ngành chè ở Việt Nam đang đứng ở đâu?

Ngày Chè thế giới 21/5: Ngành chè ở Việt Nam đang đứng ở đâu?

LNV - Ngày Chè thế giới được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc thành lập từ năm 2020 nhằm thu hút sự chú ý đến vai trò của chè trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh): Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh): Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của cán bộ, nhân dân huyện Thạch Hà trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh và triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn với nhiều thành quả nổi bật.
Làng nghề nón lá Thuận Hạnh chú trọng xây dựng thương hiệu và kết nối du lịch

Làng nghề nón lá Thuận Hạnh chú trọng xây dựng thương hiệu và kết nối du lịch

LVN – Trải qua hơn 1 thế kỷ thăng trầm, làng nghề nón lá Thuận Hạnh vẫn có hơn 300 hộ sản xuất với nhiều sản phẩm đa dạng, đạt chất lượng OCOP 3 sao và mang lại thu nhập tốt cho người dân.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc với cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc với cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 16-5, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) - Bộ Ngoại giao thông tin, từ ngày 14 đến 16-5, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu đoàn công tác làm việc tại thủ đô Bangkok và tỉnh Kanchanaburi (Thái Lan).
Phát huy tối đa nguồn lực của kiều bào đóng góp cho các địa phương

Phát huy tối đa nguồn lực của kiều bào đóng góp cho các địa phương

Từ ngày 8-11.5.2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng đến thăm các tỉnh/thành Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, làm việc về công tác đối ngoại của địa phương, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại một số địa bàn.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động