Làng nghề cẩn xà cừ - Nét đẹp vượt thời gian
Trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Phú Huynh (1964), chúng tôi có thể cảm nhận được tâm huyết của người thợ dành hơn phân nửa cuộc đời để gắn bó và gìn giữ nghề. Có lẽ được sinh ra và lớn lên trong làng Chuôn Ngọ xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) - cái nôi của làng nghề cẩn xà cừ, thế nên ông Huynh không những điêu luyện trong tay nghề mà còn rất am hiểu về giá trị nghệ thuật truyền thống.
Theo lời ông Nguyễn Phú Huynh, tại làng Chuôn Ngọ vẫn còn đền thờ cụ Trương Công Thành, ông tổ của nghề, từng giữ chức Tây đạo Tướng quân Tham tán, phò Nguyên soái Lý Thướng Kiệt đánh giặc xâm lược. Tương truyền rằng, khi kết thúc làm quan, cụ Trương Công Thành đã chu du khắp nơi và vô tình nhìn thấy những vỏ ốc đầy màu sắc trên bãi biển. Ông nảy ra ý tưởng ghép những mảnh vỏ để tạo ra các họa tiết hoa văn lộng lẫy, sinh động. Ý tưởng trở thành hiện thực, rồi phát triển thành nghề cẩn xà cừ. Song hành cùng lịch sử, nghề cẩn xà cừ vẫn trường tồn với thời gian để lưu truyền nét văn hóa cổ xưa của ông cha ta từ đời này sang đời khác.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phú Huynh.
Được tiếp xúc với những vỏ ốc đầy màu sắc từ khi học lớp 4, qua quan sát và học hỏi cùng lòng đam mê với nghề, chú đã nhanh chóng trở thành người thợ cẩn xà cừ có tiếng trong làng. Sau hơn 20 năm, vừa làm vừa kinh doanh, nhận thấy Tp Hồ Chí Minh là môi trường mới có triển vọng phát triển cũng như quảng bá mặt hàng truyền thống, năm 1997, chú cùng gia đình chuyển vào Nam sinh sống và lập nghiệp. Đến nay, đã hơn 45 năm trong nghề, chú vẫn hằng ngày miệt mài bên những vỏ ốc, mảnh gỗ để cho ra những tác phẩm cẩn xà cừ độc đáo.
Nét đẹp văn hóa vượt thời gian
Ngắm nhìn những tác phẩm cẩn xà cừ với vô vàn màu sắc, ỏng ả và sang trọng, ít ai nghĩ rằng những tất cả hoa văn đều được làm từ những vỏ con trai, con ốc, qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân đã trở thành những tuyệt tác mang nét đẹp thời gian. Đó là những mặt hàng mỹ nghệ tinh xảo với đa dạng các thể loại từ khay, ấm, chén, bàn cờ, lọ hoa, tủ, bàn ghế…
Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Trước đây, hầu hết các sản phẩm được sử dụng trong triều đình và các gia đình giàu sang, có địa vị, bởi cẩn xà cừ luôn khoác trên mình vẻ bóng bẩy, quý phái của tầng lớp quý tộc. Đặc biệt là tác phẩm cẩn xà cừ có thể phát sáng trong đêm nhờ vào “ánh tử hà” ngũ sắc tự nhiên trong vỏ ốc. Bên cạnh đó, vẻ hoài cổ vượt thời gian có lẽ là những câu thơ, câu đối bằng tiếng Hán Nôm nằm trong mỗi sản phẩm. “Chữ Hán Nôm này là chữ truyền thống được người Việt sáng tạo nên, vì thế việc đính những câu thơ bằng tiếng Nôm là đề cao giá trị văn hóa nhân gian của ông cha ta ngày xưa. Đây cũng là nét đặc trưng tạo nên vẻ cổ kính của riêng cẩn xà cừ”- ông Huynh chia sẻ. Chính vì những nét đặc trưng này, đến nay cẩn xà cừ vẫn được giới yêu thích nghệ thuật trong và ngoài nước ưa chuộng.
Tham quan nơi làm việc, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi có đến hàng trăm tác phẩm cẩn xà cừ được bày trí khắp nơi, ngay cả những vật dụng trong nhà cũng đính họa tiết cẩn xà cừ. Mỗi tác phẩm đều đặc sắc không chỉ về tạo hình mà còn là ý nghĩa chứa đựng bên trong từng chi tiết. “Như bức “Nắm bắt cơ hội” tả người anh hùng mà ta không nhìn thấy mặt, người anh hùng này đi lên từ vũng sình và cỏ. Cái hay là cỏ còn có nghĩa là “thảo dân”. Vừa chạy ngựa vừa xoay người về sau, vươn cung nhắm vào đàn chim bay ngược hướng, anh ta chỉ có một mũi tên duy nhất, nếu đắn đo thì sẽ vụt mất cơ hội. Câu đối trên bức tranh “Nhất tiễn tranh mai, thiên cổ nghiệp” có nghĩa là một mũi tên làm nên lịch sử” - ông Huynh giải thích.
Bộ quả đựng sính lễ đám cưới phong cách cung đình Huế.
Năm 2016, ông Nguyễn Phú Huynh được trao tặng danh hiệu danh hiệu Nghệ nhân ưu tú “Đã có công gìn giữ và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống” do Chủ tịch nước ký. Đối với ông, danh hiệu này như lời khích lệ tạo động lực để chú có thể bước tiếp với đam mê yêu nghề này.
Những tác phẩm cẩn xà cừ khoác trên mình vẻ đẹp tao nhã không kém phần quý phái, tất cả nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và tâm hồn nghệ thuật của người thợ. Mặc dù, ngày nay làng nghề không còn hưng thịnh như lúc đầu, nhưng với những nghệ nhân tâm huyết như ông Huynh, tin rằng làng nghề truyền thống sẽ tiếp tục lưu truyền và lan rộng.
Bài và ảnh Ánh Tuyết
Tin liên quan
Tin mới hơn

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
13:49 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ
13:48 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên
10:21 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen
10:07 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)
14:47 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường
13:49 Môi trường

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
13:49 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Nghệ An: nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới bền vững
13:49 Nông thôn mới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới
13:49 Tin tức