Làm gì để giữ gìn nghề thêu ren truyền thống Văn Lâm?
![]() |
Nghệ nhân ở làng nghề thêu Văn Lâm khéo léo dùng chỉ vẽ tranh |
Làng nghề thêu 700 năm tuổi có nguy cơ mai một
Nói đến lịch sử của nghề thêu ren nơi đây là nhắc đến hai cụ Đinh Ngọc Hênh và Đinh Ngọc Xoan, năm 1910, hai cụ đã lặn lội lên tận Hà Nội để học nghề thêu ren của người Pháp. Khi đã học được nghề, hai cụ đã quay trở về dạy lại cho người dân. Từ đó, ở làng đã bước qua một giai đoạn mới với nghề thêu ren phát triển mạnh, tạo ra đa dạng sản phẩm, mẫu mã cùng các phương thức sản xuất mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng lúc bấy giờ.
Nằm nép mình trong con ngõ nhỏ của làng thêu ren Văn Lâm (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình), bà Đinh Thị Bảy đang miệt mài bên chiếc khung thêu đã ngả màu thời gian. Bàn tay thoăn thoát với những sợi chỉ đủ màu, chẳng mấy chốc hình thù những con chim, con cá được thêu thùa uốn lượn trên mảnh vải trắng.
![]() |
Sản phẩm thêu ren là kết tinh từ tâm huyết và bàn tay của người thợ. |
Vừa thêu bà Bảy vừa tâm sự: “Lúc nhỏ chúng tôi học thêu vì tò mò, thích thú. Lớn lên thì thêu thùa để phụ thêm cha mẹ. Khi lập gia đình, là lúc nghề thêu hưng thịnh nên nghề giúp tôi có thu nhập ổn định nuôi 4 cháu nhỏ ăn học. Cứ vậy, mọi thứ như là duyên, là nợ chẳng thể nào tách rời suốt mấy chục năm qua. Ngày nay, khi cuộc sống đã ổn định, các con cũng đã lớn khôn lập nghiệp nhưng tôi vẫn muốn ngày ngày bên khung thêu. Khi thì thêu tranh khách hàng đặt, lúc rỗi rãi thì thêu tặng các con cháu để treo trong nhà.”
Được biết, làng nghề thêu ren Văn Lâm được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận làng nghề truyền thống, Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận Văn Lâm là một trong 12 làng nghề tiêu biểu của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý, gìn giữ và bảo tồn những giá trị của nghề thêu ren truyền thống là hoàn toàn không dễ dàng, bởi những vấn đề khách quan và chủ quan, nghề thêu đang đối mặt với không ít khó khăn.
Theo Ông Vũ Thành Luân - Chủ tịch Hiệp hội nghề thêu ren Văn Lâm cho biết: “Làng nghề thêu ren Văn Lâm đang đứng trước nguy cơ mai một. Những lớp người làm có tay nghề cao cứ ít dần đi, trong khi đó người trẻ học nghề hạn chế. Những người còn làm nghề tuy ít nhưng tất cả đều đang nỗ lực gìn giữ nghề cha ông, góp phần quảng bá tinh hoa nghề thêu đến bạn bè trên thế giới, góp phần làm sống lại nghề thêu Văn Lâm.”
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay và việc tác động của nền kinh tế thị trường nhiều giá trị văn hóa của làng nghề thủ công truyền thống dần bị mai một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền cùng với sự ra đi của các nghệ nhân lớn tuổi. Thậm chí còn có xu hướng thương mại hóa, chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận làm cho giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống bị suy giảm, thương hiệu của làng nghề bị phai mờ, đầu ra sản phẩm không ổn định, chưa xây dựng được thương hiệu làng nghề… Vì vậy, vấn đề quản lý, bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề đang là vấn đề được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm.
Hướng bảo tồn, phát triển làng nghề
Để giữ gìn và phát triển nghề thêu truyền thống, tỉnh Ninh Bình tiếp tục xây dựng và giữ vững thương hiệu sản phẩm thêu ren làng nghề Văn Lâm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, liên kết với các làng nghề thêu ren trong, ngoài tỉnh để tiếp cận tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm khôi phục lại nghề có nguy cơ giảm sút.
![]() |
Một số sản phẩm thêu ở làng nghề thêu Văn Lâm |
Trong giai đoạn 2021 – 2030, Ninh Bình tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thiện sản phẩm du lịch làng nghề, xử lý triệt để môi trường làng nghề. Quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch của tỉnh Ninh Bình định hướng xây dựng 4 tuyến du lịch kết hợp với làng nghề. Dự kiến xây dựng 4 tuyến du lịch kết hợp với làng nghề, trong đó có tuyến du lịch gắn với làng nghề thêu ren Văn Lâm: Tuyến du lịch Tam Cốc - Bích Động - Nhà thờ đá Phát Diệm - vùng biển Kim Sơn - và các làng nghề với các làng nghề phục vụ du lịch như thêu ren Văn Lâm, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân (Hoa Lư), nghề chế biến cói thị trấn Phát Diệm và sản xuất rượu thủ công Lai Thành (Kim Sơn).
Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm cấp vùng để giới thiệu, quảng bá tìm kiếm thị trường và lập kế hoạch phát triển sản phẩm. Địa phương triển khai nghề thêu tại cụm công nghiệp Ninh Hải (xã Ninh Hải – Hoa Lư) và cụm công nghiệp Gia Sinh (xã Gia Sinh - Gia Viễn) để thu hút và trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong đó có sản phẩm thêu ren.
Làng nghề thêu ren Văn Lâm vốn nằm ngay cạnh khu vực quần thể danh thắng, di sản văn hóa thiên nhiên thế giới Tràng An. Vì vậy, làng nghề đang được địa phương kết hợp giữa phát triển làng nghề và du lịch. Xây dựng làng nghề thêu ren Văn Lâm kết hợp với tour Du lịch Tràng An, Tam Cốc - Bích Động. Xây dựng các gian hàng trưng bày sản phẩm làng nghề tại các khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Đến tham quan nơi đây, du khách sẽ được trải nghiệm, mua sắm các sản phẩm từ nghề truyền thống đặc sắc của người Việt.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống
10:42 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề
09:28 | 18/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
13:36 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
11:08 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng
09:13 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ
11:11 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn
10:34 | 12/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu
15:33 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
13:35 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam
15:53 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam
13:35 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên
08:57 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội
15:56 Tin tức

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 Làng nghề, nghệ nhân

Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn
14:16 Tin tức

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam
09:00 Tin tức

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 Nghiên cứu trao đổi










