Lâm Đồng: Đưa sợi tơ đi bốn phương trời
Xưởng ươm của Tơ lụa Minh Thành
Vừa đưa khách vào thăm xưởng ươm đặt tại phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc, chị Hồ Thị Dáng, Giám đốc Công ty TNHH Tơ lụa Minh Thành cho biết, công ty vừa lắp đặt thêm máy ươm tơ công suất cao với kinh phí 1,5 tỷ đồng. Có thêm máy ươm, công ty có thể tuyển thêm công nhân làm việc, có thể tăng năng suất se tơ, nâng cao khả năng thu mua kén tằm cho người nông dân. Chị Dáng chia sẻ: “Với tơ lụa Minh Thành, thành công của doanh nghiệp bao giờ cũng đi kèm với thu nhập ổn định cho công nhân và chia sẻ lợi nhuận với người nông dân đã gắn bó với chúng tôi”.
Thành lập từ năm 2016, vốn là người gắn bó với nghề tằm tang, chị Hồ Thị Dáng nhận thấy tơ se là sản phẩm được nhiều nước trong khu vực ưa chuộng. Vì vậy, đầu tư dàn máy ươm tơ đầu tiên, Minh Thành đã hướng tới việc sản xuất tơ se xuất khẩu. Hàng tơ se Bảo Lộc chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Từ những ngày đầu chập chững, tới nay mỗi tháng Minh Thành thu mua xấp xỉ 90-100 tấn kén cho nông dân, sản xuất thành phẩm 12-15 tấn tơ se tiêu chuẩn. Lượng tơ thành phẩm được xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Chị Hồ Thị Dáng còn chia sẻ, thị trường vải lụa Italia cũng tìm đến Bảo Lộc. Giá họ mua tơ se rất cao, cao hơn giá thị trường nhưng cũng đòi hỏi chất lượng tơ cao hơn nhiều. Muốn xuất tơ sang Italia với giá trị cao cần nâng cao chất lượng tơ se, sợi tơ phải mảnh, chắc, bóng mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cao cấp như Italia.
Muốn có sản phẩm, duy trì hoạt động của doanh nghiệp, không có gì ngoài đảm bảo đời sống của người công nhân và liên kết chặt chẽ với người nông dân trực tiếp trồng dâu nuôi tằm. Chị Dáng cho biết, công ty Minh Thành có xấp xỉ 100 công nhân, hiện lương tháng trung bình 9 triệu đồng/ người. Một tháng, riêng tiền lương doanh nghiệp chi trả xấp xỉ 1,2 tỉ đồng/ tháng. Chị Dáng tâm sự: “Công nhân đi làm đồng lương là quan trọng, họ còn phải lo cho cả gia đình. Ngay đợt COVID - 19 vừa rồi, hàng không xuất được, chúng tôi vẫn sản xuất cầm chừng, không để công nhân phải thiếu việc, nghỉ không lương”. Để giải quyết khó khăn, Minh Thành áp dụng tới các biện pháp cầm cố tơ, ứng tiền để duy trì sản xuất.
Để đảm bảo nguồn hàng đều đặn, Công ty TNHH Tơ lụa Minh Thành là doanh nghiệp liên kết rất chặt chẽ với nông dân. Không chỉ thu mua của những nông hộ đơn lẻ, công ty còn tham gia xây dựng các chuỗi liên kết nông dân - doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Năm 2020, Minh Thành tham gia dự án liên kết với 50 hộ dân thuộc các địa phương Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc sản xuất hơn 42 ha dâu, nuôi 2.108 hộp tằm, đạt sản lượng 84,3 tấn kén. Và thời gian tới, dự án liên kết sẽ tiếp tục mở rộng, kết nạp thêm nhiều thành viên nông dân, nâng cao sản lượng kén cung cấp cho doanh nghiệp. Chị Dáng đánh giá, muốn đảm bảo nguồn hàng đều đặn với chất lượng ổn định, việc tham gia liên kết với nông dân là con đường hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Việc xây dựng liên kết sản xuất - tiêu thụ kén tằm, Minh Thành cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ngành nông nghiệp. Đồng thời, để đáp ứng việc tăng sản lượng, Minh Thành cũng được ngành công thương hỗ trợ một phần kinh phí để mua sắm thêm máy móc, thiết bị mở rộng sản xuất. Chị Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Lâm Đồng đánh giá, Công ty TNHH Tơ lụa Minh Thành là doanh nghiệp định hướng sản xuất theo mục tiêu xuất khẩu rất hiệu quả. Tơ se Minh Thành đã xuất khẩu tới nhiều thị trường trong khu vực, góp phần xây dựng thương hiệu tơ lụa B’Lao, mang lại nguồn thu không nhỏ cho người nông dân và bản thân doanh nghiệp.
Theo Diệp Quỳnh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế
Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế
An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Tin khác
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 | 18/12/2024 Kinh tế
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
09:21 | 17/12/2024 Kinh tế
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt
09:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh
15:43 | 16/12/2024 Kinh tế
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 | 12/12/2024 Kinh tế
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 | 11/12/2024 Kinh tế
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế
09:23 | 09/12/2024 Kinh tế
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân