Lạm bàn về việc trồng và chơi cây cảnh!
Là một người làm nghề mỏ, tiếp xúc với môi trường độc hại nên tôi rất yêu cây và thông cảm với những nơi thiếu thốn cây xanh, vậy nên lúc nào tôi cũng yêu thích cây như cái nghề nghiệp của mình. Vì yêu thích cây xanh, cây cảnh trồng trong nhà, ngoài vườn nên tôi cũng xin lạm bàn đôi ba ý kiến xung quanh việc trồng cây cảnh ở gia đình.
Nói về cây xanh, nếu ta không có điều kiện để trồng ở vườn mà phải trồng vào các bồn, chậu thường gọi là cây cảnh. Mục đích của nó là làm cho không khí quanh ta dịu mát, điều hòa ô xi cho hô hấp của con người. Cây có nhiều loại, nhiều kiểu, dáng để chơi. Nhiều dân tộc trên thế giới có thú chơi cây từ hàng nghìn năm nay như cây thế Trung Hoa, cây Bon sai Nhật Bản... Ỏ Việt Nam cũng có nhiều vùng chơi cây cảnh nổi tiếng như Huế, Đà Lạt, Sa Đéc, Quy Nhơn, Nam Định, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Nguyên... và các làng hoa nổi tiếng ở Hà Nội như Quảng Bá, Nghi Tàm, Nhật Tân …
Người xưa và nay vẫn có câu nói “ Nghề chơi tốn lắm công phu” Song để nó đơn giản ít tốn kém thì ta nên chọn cây, mua cây và trao đổi cây theo sở thích của từng nguời, không ai có thể giống ai được. Ví như người có năng khiếu về văn chương, báo chí, thơ ca, nhạc họa thì nên trồng chậu cây Ngọc bút. Người nào yêu thích binh nghiệp thì trồng các chậu cây Tùng, Bách. Ai tính thẳng thắn, trung thực, sống không phụ thuộc thì trồng và chăm sóc chậu cây Trúc quân tử. Người nào luôn luôn phải chịu đựng gian khổ mà vẫn vượt qua được thì trồng một bộ cây Xương rồng ...vv
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi người một sở thích song cũng cần phải hiểu mỗi loại cây thì trồng thế nào, kiểu dáng gì và cách chơi ra sao ? Ví như cây Sanh thì đẹp ở lá, cây Si thì đẹp ở bộ rễ, cây Đa thì đẹp ở gốc, cây Sứ thì đẹp ở củ, cây Trà my thì lại đẹp ở hoa...vv
Mỗi một lứa tuổi lại có suy nghĩ và kiểu chơi khác nhau. Tuổi trẻ thì yêu thích các loại cây có nhiều hoa đẹp và thơm, tuổi trung niên thì lại muốn có nhiều cây thế. Cây thế cũng có nhiều loại: Thế huyền, thế trực, thế trực siêu, thế triều dâng thác đổ, thế nhân văn, thế bình phong, thế bắc cầu rồi thế phụ tử, huynh đệ đồng khoa, ngũ phúc, song thụ ...vv nhiều lắm kể mãi không hết!
Đối với các bậc cao niên đã nghỉ hưu lại thường thích chơi cây theo bộ, mà bộ có nhiều người thích là bộ “ Tam đa” Tam đa nghĩa là Phúc - Lộc -Thọ. Ta có thể chọn cây Sung gốc to (thế huyền hoặc trực) là loại Sung tía có nhiều quả từ gốc đến ngọn, khi quả chín có mầu sắc rất đẹp. Người đời quan niệm Sung là sung sướng. Cây lại có nhiều quả (con) tượng trưng cho người có Phúc. Cây Lộc Vừng là loại cây thân mộc, sống lâu ưa cả nước lẫn cạn, gốc thì có rất nhiều mấu mắt đẹp. Lá cây xanh bền, ra hoa dài rủ xuống như những túi vừng lại có mùi thơm thoang thoảng. Lộc mà nhiều như vừng thì thật là tuyệt. Biểu tượng của Thọ là cây Vạn Tuế, thuộc bộ cọ, thân và lá đều đẹp, ở đời ai cũng mong sống “ Bách niên, giai lão” hưởng một trăm tuổi trời. Vậy mà cây Vạn Tuế thọ được đến mười nghìn năm (một vạn). Thật đúng là biểu tượng của sự “ siêu” thọ. Chơi bộ cây này là biểu hiện của một sự cầu chúc nghiêm chỉnh. Song phải xếp đặt theo tuần tự : Phúc – Lộc – Thọ, cả ba cây cao gần bằng nhau, cây ở giữa thì cao hơn một tý.
Trồng cây cảnh nếu biết tận dụng chỗ để thì nhà cửa dù chật đến đâu và ở tầng nào cũng chơi được. Trong phòng ngủ, phòng khách, chỗ không có nắng thì để các loại cây Chiết Mộc Lan, Trúc Nhật, Lan Ý, Vạn Niên Thanh, Trúc Mây... Trên mái cổng, lan can, ban công nhiều nắng thì nên trồng một bộ Cửu long, tức là chín chậu Xương Rồng. Loại cây này có hàng trăm loài, song ta chỉ nên chọn loại đẹp, loại cây này chịu hạn giỏi, cả tháng không cần tưới nước mà vẫn sống. Xương Rồng còn có tác dụng chống được tia tử ngoại được phát ra từ máy tính, thiết bị điện tử để trong nhà nữa! Nếu cần màu xanh chống nắng cho nhà hướng Tây thì nên trồng một chậu cây hoa Giấy ghép nhiều mầu, hoa Giấy thân mềm, lá dày xanh quanh năm, hoa bền nên độ che phủ lớn.
Nói về cây, về hoa thì nhiều thứ, nhiều loài, trồng và chơi nhiều hay ít là tùy theo điều kiện, song có điều là cây xanh không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống của ta sẽ đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi ta biết tạo ra sự gần gũi với cây cỏ, thiên nhiên, môi trường sống sẽ trong lành hơn, con người sẽ giảm bớt được sự buồn phiền, cáu giận, sẽ cảm thấy thoải mái sau những giờ lao động vất vả ở công trường hay nhiệm sở khi trở về nhà và tiếp xúc với cây xanh.
Ks Nguyễn Quang Tình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP