Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 25°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Kinh tế Việt Nam năm 2023: Vượt thách thức, tăng trưởng ấn tượng

LNV - Tháng 9/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2022 và 2023 của hơn 90% nền kinh tế phát triển, 80% nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi. Tháng 10-2022, WB đánh giá, thế giới đang đối mặt với
Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam vượt qua thách thức, trở thành điểm sáng với đà tăng trưởng ấn tượng.


Nỗ lực vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, IMF và WB đều nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 lên 7-7,5%. Còn Nikkei Asia đánh giá, Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 8 thế giới về đà phục hồi sau đại dịch Covid-19. Trong khi đó, vào tháng 9-2022, Moody’s đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng ổn định (chỉ kém mức đầu tư một bậc). Fitch cũng xếp Việt Nam ở hạng BB và triển vọng tích cực. Việt Nam được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt qua cả Đức và Anh…

Theo báo cáo của Chính phủ trong phiên khai mạc kỳ họp thứ tư của Quốc hội, ngày 20-10-2022, kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ và sẽ là năm đầu tiên trong giai đoạn 3 năm dịch Covid-19, Việt Nam đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kinh tế đặt ra, một chỉ tiêu xấp xỉ đạt với tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 8,02%.

Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam nổi lên như điểm sáng cả về kim ngạch, mức xuất siêu, cơ cấu hàng hóa và sự phục hồi thị trường. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, vượt kết quả năm 2021 (668,5 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6%; xuất siêu ước đạt 11,2 tỷ USD. 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong số này có 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD. Lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt kim ngạch 11 tỷ USD), tức về đích trước hẹn so với mục tiêu Chính phủ đặt ra là đạt 10 tỷ USD vào năm 2025. Tất cả các thị trường xuất khẩu đều phục hồi so với năm 2021. Trong đó, các thị trường là đối tác ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam có tăng trưởng ở mức cao, như: Liên minh châu Âu (EU) tăng 23,5%; khu vực Đông Nam Á tăng 23,3%.

Do hoạt động kinh tế tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng khả quan, thu ngân sách nhà nước năm 2022 đã vượt hơn 26,4% so với dự toán…

Thành quả trên là sự hội tụ từ nỗ lực của các cấp, ngành và cộng đồng doanh nghiệp, sự đoàn kết và ủng hộ của người dân, đặc biệt là từ việc chuyển hướng chiến lược chống dịch Covid-19, mở cửa, phục hồi kinh tế hiệu quả và bám sát các nguyên tắc nền tảng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong đó, nổi bật là xây dựng nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy, trách nhiệm vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển; hướng đến con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của phát triển.


Triển vọng năm 2023

Năm 2023, Việt Nam đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng. Dù nền kinh tế Việt Nam đang có đà phục hồi mạnh mẽ, nhưng những bất định cũng gia tăng khiến tăng trưởng kinh tế và xuất nhập khẩu có thể chậm lại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa có đột phá rõ rệt.

Là nền kinh tế có độ mở cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro trước xu hướng kinh tế thế giới đang ở thời điểm mong manh, tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái cục bộ ngắn hạn; biến đổi khí hậu ngày càng bất thường, cùng với các căng thẳng địa chính trị ngày càng phức tạp, Việt Nam đang đối diện với áp lực trong điều hành. Đặc biệt là giá hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trước xu hướng lạm phát toàn cầu tăng cao và chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mỹ và châu Âu (hai thị trường xuất khẩu chính chiếm 41% thị phần xuất khẩu của Việt Nam). Hơn nữa, dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi công tác phòng, chống dịch và năng lực y tế dự phòng còn không ít hạn chế.

Sự cảnh báo nóng gắn với các thách thức về triển vọng kinh tế thế giới và nội lực kinh tế cùng những rủi ro và bất cập trong quản lý thị trường, đòi hỏi chúng ta kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; triển khai đồng bộ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao năng lực thể chế, tính minh bạch và hiệu quả cho thị trường, củng cố tâm lý và niềm tin của nhà đầu tư…

Hơn nữa, thực tiễn cũng đòi hỏi cần có nhiều đột phá đồng bộ, thực chất cả trong nhận thức và thể chế để tháo gỡ điểm nghẽn về ổn định cung - cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu (nổi bật là xăng, dầu) cho sản xuất, đời sống; tăng cường kiểm soát và lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản và thị trường tín dụng, lao động, cũng như trong tái cơ cấu kinh tế và định hướng lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), thúc đẩy liên kết giữa khu vực FDI và kinh tế trong nước; tiếp tục đẩy mạnh kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đi đôi với đó là thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo...

Giải pháp cần được chú trọng nữa là chủ động khai thác tốt hơn các cơ hội kinh tế gắn với việc tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới, từ mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Hàn Quốc và Mỹ - ASEAN mới được thiết lập cuối năm 2022.

Đặc biệt, tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, chủ động đánh giá các tác động và thông tin dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, từ đó tăng năng lực phản ứng chính sách và phản ứng thị trường linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, hướng tới hài hòa cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường và cán cân thương mại với từng thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; hài hòa cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả tăng trưởng. Nâng cao hàm lượng đổi mới sáng tạo trong sản phẩm xuất khẩu; xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam; phát triển xuất, nhập khẩu phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương.

Phát huy các thành công, không chủ quan, tự mãn và khai thác tốt hơn các động lực từ nền tảng đã có, chủ động nhận diện và linh hoạt vượt qua các thách thức, vừa chia sẻ niềm vui, tự tin và tự hào, vừa tỉnh táo hành động đúng cả trong kinh doanh và trong quản lý, cả vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài, nhằm tiếp tục hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đó là tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5-6%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1-1,5%...

HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - La Phù ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương. La Phù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Hoài Đức với 105 triệu đồng/người/năm. Do vậy, La Phù cần nâng cấp hạ tầng đồng bộ đáp ứng phát triển kinh tế. Chủ tịch UBND xã La Phù ông Nguyễn Duy Giang cho biết.
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

LNV - Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã ghi dấu ấn với mô hình trồng lúa sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần đưa sản phẩm gạo địa phương vươn xa cũng như nâng cao giá trị sản phẩm gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk

lnv - Đắk Lắk "thủ phủ cà phê" của Việt Nam đang bước vào mùa thu hoạch sôi động nhất trong năm. Không chỉ là nguồn kinh tế chính, cây cà phê còn mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử, gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Tây Nguyên.
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng

Tay ngang lập chuỗi nhà hàng

LNV - Tọa lạc tại vị trí đắc địa tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương nhà hàng Sao Biển là cái tên luôn được thực khách nhớ đến bởi sự hấp dẫn đặc biệt của món ăn cùng câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của ông chủ trẻ tuổi Nguyễn Văn Nam - sinh năm 1983.
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Nam Miền Trung được thành lập từ năm 2020 tại huyện miền núi huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận – nơi có hơn 300 ngày nắng/năm thích hợp cho phát triển cây dưa lưới.
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt

HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt

LNV - Hợp tác xã Nho Ninh Thuận Evergreen được thành lập từ năm 2014 với khởi đầu gồm 34 thành viên là các nông hộ trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến nay hợp tác xã đã phát triển hơn 80 thành viên.

Tin khác

Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình

Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình

LNV - Công ty Cổ phần TM&DV An Khang Group khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình, tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh máy lọc nước thương hiệu AKG.
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình

Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình

LNV - Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của đồng bào, chiến sĩ cả nước hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi có dịp gặp lại CCB, nhà thơ Trần Văn Lung (77 tuổi), ở xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh

LNV - Thành lập vào tháng 3/2009, đến nay trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng, tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành công ty đa ngành nghề. Ngoài lĩnh vực xây dựng là chủ đạo, hiện nay công ty phát triển thêm nhiều lĩnh vực, như đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, tư vấn và xúc tiến cho các dự án FDI, lĩnh lực đầu tư bất động sản, đầu tư nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, trường mầm non song ngữ...
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

LNV - Năm 2024, Bình Định đạt tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,78% (kế hoạch năm 2024 tăng 7,5-8%); tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 15.615 tỷ đồng, vượt 7,8% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 23,2% so với năm 2023.
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

LNV - Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Thạch Hòa ông Nguyễn Văn Thá nhấn mạnh, Thạch Hòa nằm trong trung tâm các dự án lớn của Trung ương và Thành phố. Địa phương bao gồm: dự án khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, dự án ĐHQG Hà Nội, dự án tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long đoạn nối từ Quốc lộ 21A đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình, … Thạch Hòa có các trục đường chính: Quốc lộ 21A, Đại lộ Thăng Long chạy qua. Nắm bắt rõ nét ưu thế, cán bộ và nhân dân Thạch Hòa luôn đoàn kết thống nhất và nỗ lực phấn đấu xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế

Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế

LNV - Mô hình nuôi dúi tại xã Yên Phong (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã và đang mở ra hướng đi mới cho bà con địa phương. Với tiềm năng kinh tế cao và những lợi thế đặc biệt, nuôi dúi đang dần được nhân rộng góp phần cải thiện thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Hiện nay, hợp tác xã (HTX) rau quả sạch Chúc Sơn thuộc huyện Chương Mỹ đang được đánh giá là hình mẫu hệ thống sản phẩm OCOP tiêu biểu của thành phố Hà Nội. Đây cũng là HTX đầu tiên của huyện ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất tiêu thụ và cho hiệu quả kinh tế cao. Là mô hình điển hình của thành phố Hà Nội trong thực hiện các chuỗi liên kết sản phẩm rau, quả sạch.
HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

LNV - Nằm ở vùng ngoại thành Hà Nội, huyện Quốc Oai không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển sản xuất nông sản an toàn thông qua mô hình hợp tác xã (HTX). Trong những năm gần đây, các HTX nông sản an toàn tại Quốc Oai đã xây dựng được các chuỗi liên kết vững chắc, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và cải thiện đời sống của người dân nơi đây
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”

Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”

LNV - “Hành trình nước sạch – Cho cuộc sống xanh” sẽ được Công ty CP thương mại Kangen HHT cùng các cộng sự trao tặng máy lọc nước thương hiệu số 1 thế giới của Nhật Bản đến với người dân Việt Nam.
Khai trương cụm sân YoYo Pickleball lớn nhất TP. HCM tại Thủ Đức

Khai trương cụm sân YoYo Pickleball lớn nhất TP. HCM tại Thủ Đức

LNV - Ngày 24/11, cụm sân Pickleball có mái che di động và kích thước sân lớn nhất TP. HCM mang tên YoYo Pickleball đã chính thức khai trương tại địa chỉ 22B đường số 6, phường Trường Thạnh TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, cách Vinhomes Grand Park chỉ 1.5 km. Đây là một cột mốc quan trọng trong việc phát triển bộ môn thể thao Pickleball tại khu vực phía Nam.
Mãng cầu hữu cơ Tây Ninh đạt chuẩn xuất khẩu

Mãng cầu hữu cơ Tây Ninh đạt chuẩn xuất khẩu

LNV - Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng chú trọng sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường, Hợp tác xã (HTX) Minh Trung tại Tây Ninh đã nổi lên như một mô hình tiêu biểu. Sau hai năm hoạt động, HTX đã phát triển mạnh mẽ hướng đến sản xuất bền vững, mở rộng thị trường xuất khẩu mãng cầu sang Trung Quốc. Bằng việc áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ, HTX không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm nông sản địa phương mà còn tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông dân.
Võng Xuyên (Phúc Thọ): Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng hành lá

Võng Xuyên (Phúc Thọ): Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng hành lá

LNV - Nhiều năm qua, trồng hành lá đã mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần ổn định đời sống cho người dân xã Võng Xuyên (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội). Hiện địa phương đang có nhiều chính sách ưu tiên phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng an toàn thực phẩm (ATTP), tiến tới xây dựng thương hiệu vững chắc trên thị trường.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao

LNV - Mô hình nuôi vịt trên cạn trong môi trường chuồng lạnh khép kín đang nổi lên như một giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi gia cầm. Phương pháp này mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội nhờ vào việc tối ưu hóa điều kiện nuôi và giảm thiểu rủi ro từ môi trường tự nhiên.
Chương Mỹ: Nhiều mô hình liên kết tạo được sức bật

Chương Mỹ: Nhiều mô hình liên kết tạo được sức bật

Huyện Chương Mỹ là một trong những huyện đang thực hiện tốt việc phát triển mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân và chủ trang trại đã mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - Tiêu dùng bền vững làng nghề 2024

Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - Tiêu dùng bền vững làng nghề 2024

LNV - Sáng ngày 28/10, Sở Công thương TP. Hà Nội phối hợp với đơn vị liên quan khai mạc "Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất – tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn

Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn

LNV - Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024, với chủ đề Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịc
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - La Phù ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương. La Phù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Hoài Đức với 105 triệu đồng/người/năm. Do vậy, La Phù c
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động