Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Hành trình làm sợi từ lá dứa

Từ những ngày lênh đênh trên biển, Nguyễn Văn Hạnh, cựu sinh viên Đại học Giao thông Vận tải, đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, khởi đầu hành trình xây dựng một mô hình nông nghiệp bền vững từ lá dứa. Với 2,7 ha đất đồi ban đầu, Hạnh đã dần mở rộng diện tích trồng dứa lên tới 44 ha, không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch mà còn phát triển ứng dụng sáng tạo từ lá dứa, mang lại thu nhập và cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương.

“Nông dân” Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc HTX Nông sản Hạnh Phúc.
“Nông dân” Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc HTX Nông sản Hạnh Phúc.

Quyết định trở về làm nông của Hạnh không phải là lựa chọn dễ dàng, nhất là khi anh từ bỏ công việc thuyền trưởng với thu nhập ổn định để bắt đầu một hành trình đầy thách thức. Dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm sau vài năm lênh đênh trên biển, Hạnh mua được 2,7ha đất đồi và bắt tay vào trồng dứa. Quyết định của anh gặp phải sự phản đối, can ngăn của nhiều người thân. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, anh ngày đêm tìm hiểu các kiến thức về trồng trọt, chăm sóc dứa một cách bền vững, hạn chế tác động đến môi trường. Hạnh từng nhiều lần nản chí bởi những khó khăn, áp lực liên tiếp ập đến.

Làm ra quả dứa ngon nhưng ban đầu đem bán rất cực khổ, có buổi 9 - 10 giờ đêm anh còn chở xuống ngã tư 36 Hoàng Mai, cách trang trại hơn 10km để gửi đi nhưng lại bị từ chối vì xe hàng đã đầy, đành phải trở về lúc 1 - 2 giờ sáng. Buồn nhất là khi khách đặt mua nhiều lại hết sản phẩm, mà khi có nhiều sản phẩm thì khách lại chưa cần bởi lúc đó cũng là vụ dứa rộ, giá rẻ hơn hẳn, trong khi dứa của Hạnh chỉ bán theo một giá ổn định.

Nhiều lúc thấy con vất quá, mẹ anh khóc lên khóc xuống bởi đi làm thuyền trưởng Hạnh được cơm bưng, nước rót, lương cao trong khi về làm nông dân chạy sấp, chạy ngửa mà còn phải bù lỗ; lo tiền thuê công nhân, khi đến mùa kêu người không được phải lăn ra mà làm; bán không nổi phải lăn ra mà chế biến, mà muốn chế biến phải lo các giấy tờ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; sấy xong không bán được luôn mà phải đợi hết vụ dứa tươi, đến tận mùa lạnh.

Hạnh an ủi mẹ rằng: “Mẹ nuôi 5 anh chị em, con dù ngày làm cực đến như thế nào nhưng tối được về với mẹ đã là hạnh phúc rồi (sáng đi chiều về trên quãng đường 28km). Chứ sau này con kiếm bạc tỷ mà mẹ mất đi, có mua mẹ được nữa đâu?”. Thương con, mẹ rời nhà lên nương cùng anh. Năm 2019 bà qua đời. Hơn 7 tháng từ lúc phát hiện ra bệnh, anh chăm sóc mẹ từ miếng cơm đến bồng bế, tắm rửa chẳng chút ngại ngần.

“Mỗi lần nản, tôi đều nghĩ đến lý do làm ra nông sản sạch có lợi cho sức khỏe, mà có sức khỏe thì sẽ có hạnh phúc. Đó là lý do các sản phẩm của tôi làm ra được mang tên Hạnh Phúc”, Hạnh chia sẻ.

Vừa làm vừa học trên mạng internet, rồi “quả ngọt” cũng đến với chàng trai trẻ khi những lứa dứa đầu tiên thu hoạch được các thương lái khen dứa đẹp. Thừa thắng xông lên, Hạnh tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng dứa lên hàng chục ha, đến nay cho thu hoạch đều đặn trên 300 tấn dứa mỗi năm.

“Phát minh” từ ý tưởng xử lý ô nhiễm của lá dứa

Là người trồng dứa, Hạnh thấy sau mỗi vụ thu hoạch người nông dân tốn rất nhiều chi phí để xử lý phần lá dứa, thậm chí mọi người còn dùng thuốc diệt cỏ để cây dứa cháy khô rồi đốt, ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ làm cháy rừng. Mày mò tìm hiểu trên mạng, anh mới biết ở nhiều nơi trên thế giới, người ta tách thành sợi lá làm nguyên liệu dệt may.

Sợi lá dứa sau khi thành phẩm được đem phơi khô chuẩn bị công đoạn may dệt.
Sợi lá dứa sau khi thành phẩm được đem phơi khô chuẩn bị công đoạn may dệt.

Từ đó, anh kết hợp với chị Vũ Thị Liễu (37 tuổi, Trưởng bộ môn công nghệ môi trường, Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội) nghiên cứu và phát triển sản phẩm sợi lá dứa ECOSOY. Anh Hạnh tìm tòi, nghiên cứu cách làm thủ công nhưng thấy tốn quá nhiều công sức và cũng không hiệu quả, nên bắt đầu sáng chế máy cơ khí để tăng công suất.

“Chiếc máy có thể tách được hơn 3 tấn lá dứa một ngày, tách được gần 2 kg sợi khô từ 100 kg lá dứa tươi, năng suất tương đương 20 người làm thủ công. Những sợi tơ từ lá dứa ứng dụng làm ra nhiều sản phẩm khác nhau, nhất là trong ngành dệt may và thủ công mỹ nghệ, làm ra sản phẩm quần áo, khăn, túi xách, đồ trang trí, đan võng...”, anh Hạnh chia sẻ.

Sau đó, anh kết nối với chị Nguyễn Thị Thu Trang (sáng lập Hãng thời trang túi xách Ananda Zurich) là Việt kiều Thụy Sĩ cùng hợp tác và phụ trách về việc phát triển kinh doanh, quảng bá sản phẩm sợi lá dứa đến với các nước trên thế giới.

Sau nhiều lần thử nghiệm, nhóm anh Hạnh cho ra đời những sản phẩm đầu tiên từ sợi lá dứa. Từ túi xách đan thủ công đến túi xách cao cấp ép bằng lá dứa, võng đan, đồ thủ công mỹ nghệ… ra đời và được thị trường châu Âu chú ý.

Đầu tháng 9/2021, tại buổi triển lãm Gwand Sustainable Festival lần thứ 12 ở Lucerne (Thụy Sĩ), sản phẩm thời trang túi xách làm từ lá dứa của Hạnh đã được chào đón nồng nhiệt. Sản phẩm được đánh giá cao bởi tính thân thiện môi trường, bền vững, mang lại giá trị cho người dân bản địa. Từ đây, Hạnh có những đơn đặt hàng đầu tiên để đưa sợi lá dứa ra thế giới.

Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, tơ sợi dứa Ecosoi đang vươn mình sang trời Âu.
Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, tơ sợi dứa Ecosoi đang vươn mình sang trời Âu.

Bà Vũ Kim Anh, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Chủ nhiệm CLB Sáng tạo khởi nghiệp của BSA, đánh giá: “Đây là một sự sáng tạo để có nhiều sản phẩm độc đáo, ý nghĩa đưa ra thị trường. Và khi Hạnh làm ra sản phẩm sợi tơ dứa đã đưa ra thế giới dự triển lãm, tạo sự chú ý rất lớn cho khách hàng các nước, đó là sự thành công rất lớn. Trong thời điểm dịch bệnh khó khăn, để giữ cho doanh nghiệp không phải phá sản là đã quá mừng, thì chàng trai này từ chỗ thay vì phải điêu đứng lại tạo ra được sản phẩm mới có thể giải quyết được công ăn việc làm, tận dụng hết tất cả nguyên liệu, phụ liệu từ cây dứa và còn nhận được những hợp đồng để xuất sang các nước. Tôi đánh giá cao tinh thần cố gắng và khả năng sáng tạo của Hạnh”.

Cùng bà con nông dân làm nông nghiệp sạch

Việc tận dụng nguồn lá dứa không chỉ giúp tạo ra nguyên liệu sản phẩm thời trang xanh mà còn tạo ra lợi nhuận kinh tế, công ăn việc làm cho bà con nông dân.
Việc tận dụng nguồn lá dứa không chỉ giúp tạo ra nguyên liệu sản phẩm thời trang xanh mà còn tạo ra lợi nhuận kinh tế, công ăn việc làm cho bà con nông dân.

Ông chủ 9X Nguyễn Văn Hạnh hiện sở hữu trang trại với diện 44 ha, liên kết, hỗ trợ bà con, tạo việc làm cho hơn 50 lao động là thanh niên, phụ nữ và bà con dân tộc thiểu số Thái, Thổ ở địa phương.

Hạnh chia sẻ, trong tương lai, cậu muốn tập trung phát triển HTX Nông sản Hạnh Phúc và dự án xuất khẩu sợi lá dứa, nhằm tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con trong vùng.

“Không chỉ tạo ra những sản phẩm sạch, mục tiêu lớn hơn của tôi là đồng hành cùng bà con nông dân làm nông nghiệp sạch, không lạm dụng hóa chất, không sử dụng chất cấm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân và người dùng sản phẩm”, Hạnh nói thêm.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Nguyễn Văn Hạnh vinh dự được trao giải thưởng Lương Ðịnh Của năm 2021; TOP 10 /400 dự án cuộc thi Làng tác động Techfest Việt Nam 2021, vào bán kết cấp quốc gia; TOP 9 dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 7.

Câu chuyện khởi nghiệp của Nguyễn Văn Hạnh là minh chứng cho ý chí, nghị lực và tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam. Chàng trai 9X đã tạo ra một mô hình kinh tế hiệu quả, mang lại lợi ích cho bản thân, cộng đồng và góp phần bảo vệ môi trường.

Yến Hoàng

Tin liên quan

Bảo vệ sinh thái sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi

Bảo vệ sinh thái sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi

LNV - Sau hai năm triển khai, mô hình phát triển vùng nuôi rươi kết hợp trồng lúa theo hướng hữu cơ tại Thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã giúp bà con nông dân nâng cao sản lượng lúa và rươi trên đồng ruộng, mở ra hướng đi bền vững hơn cho ngành nông nghiệp ở địa phương.
Quàng Ninh: Sản lượng giảm, vải chín sớm được giá

Quàng Ninh: Sản lượng giảm, vải chín sớm được giá

LNV - Mùa vải chín sớm Phương Nam, TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đang trong giai đoạn thu hoạch rộ. Do ảnh hưởng của thời tiết không thuận, sản lượng vải năm nay giảm so với mọi năm, tuy nhiên người dân trồng vải vẫn rất phấn khởi vì vải năm nay “mất mùa lại được giá”
Hà Tĩnh: Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đem lại thu nhập cao cho người dân

Hà Tĩnh: Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đem lại thu nhập cao cho người dân

LNV - Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả tại xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã đem lại thu nhập khá cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tin mới hơn

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

LNV - Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

LNV - Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên” nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên cho các nhà đầu tư để hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và học sinh, sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

LNV - Từ nguồn đất đai có sẵn của gia đình, anh Huỳnh Anh Tuấn đã mạnh dạn mua hươu giống thuần chủng từ tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng mô hình hướng đến phát triển các sản phẩm làm từ nhung hươu.

Tin khác

Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Những năm qua, phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Tri phát động rộng rãi trong hội viên phụ nữ, nhiều chị tích cực tham gia khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chị Phan Thị Tâm ở ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ là một điển hình với mô hình trồng nấm bào ngư sữa.
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

LNV - Chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Vĩnh Phúc triển khai với nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, thúc đẩy, khuyến khích, hỗ trợ, “tiếp lửa” cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu, ổn định cuộc sống.
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

LNV - Với mong muốn đem cà phê sạch đến với người tiêu dùng, tăng giá trị nông sản của nhà nông, nhiều năm qua chị Lưu Thị Thùy Trang (SN 1992, Giám đốc Pró Farm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã vận động và liên kết với nhiều nông hộ trồng cà phê theo hướng hữu cơ.
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

LNV - Là người con của vùng đất Ngọc Lục Yên, từ nhỏ, anh Hoàng Văn Khương ở thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên đã có niềm đam mê với những sản phẩm đá quý. Bởi vậy, khi trưởng thành, đứng trước sự lựa chọn của rất nhiều ngành, nghề, những trăn trở về tương lai, anh đã quyết định chọn nghề mà mình yêu thích, đó là điêu khắc đá mỹ nghệ.
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

OVN - Chủ động, sáng tạo trong triển khai các mô hình, việc làm, nhiều hội viên phụ nữ Hà Tĩnh tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Họ đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội địa phương.
Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

LNV - Sau thời gian tìm hiểu, tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, năm 2021, anh Phạm Mạnh Cường, ở thôn Đông Chiểu, xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên) quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bắt đầu khởi nghiệp với nông nghiệp sạch.
TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

LNV - Sáng ngày 22/10, buổi lễ khai trương trở lại khu phức hợp Wah Fu vừa được diễn ra tại Quận 5 (TP. HCM). Đây là công trình do Công ty TNHH Wah Fu Palace (Wah Fu) làm chủ đầu tư.
Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

LNV - Nông nghiệp sinh thái là giải pháp giúp Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp bền vững và thực hiện cam kết trở thành nước có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, đó cũng là lĩnh vực tạo cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ ngày nay.
Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

LNV - Không chỉ tô thắm thêm cho bức tranh quê Bác thanh bình, yên ả; những bông sen ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã trở thành sản phẩm hàng hóa được chế biến sâu theo du khách về với muôn nơi.
Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

LNV - Năm 2001, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê nhà, anh Nguyễn Quốc Phương ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ) quyết chí làm giàu bằng nghề mộc truyền thống của địa phương. Với đôi bàn tay khéo léo cùng quyết tâm theo nghề, nỗ lực của bản thân và đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh Phương đã phát triển nghề mộc giúp cuộc sống gia đình ngày càng sung túc.
Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

LNV - Ở giữa vùng núi rộng lớn của huyện Kỳ Sơn, có một chàng trái tên là Moong Văn Sơn (29 tuổi) đang miệt mài lao động để vươn lên thoát nghèo.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động