Nuôi con dúi sinh sản - mô hình khởi nghiệp thành công
Mới 32 tuổi nhưng anh Huỳnh Văn Hiếu hiện là chủ của nhiều trại nuôi con dúi và gà đen của dân tộc H’Mông thương phẩm, với nguồn thu nhập khoảng nửa tỉ đồng/năm. Anh Hiếu cho biết, anh là kỹ sư cơ khí, đã nhiều năm làm việc ở TP. Hồ Chí Minh. Năm 2022, anh từ giã đô thành về quê nhà để đầu tư phát triển chăn nuôi. Thấy mô hình nuôi con dúi có triển vọng, anh xây chuồng trại và nuôi 20 con dúi bố mẹ. Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm nên hiệu quả không cao, đàn dúi bị chết hết.
![]() |
Anh Huỳnh Văn Hiếu đam mê mô hình nuôi dúi thương phẩm |
“Thất bại là mẹ thành công”, người thanh niên này không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ các hộ nuôi trước, tham khảo tài liệu qua sách báo và mua 50 con giống để nuôi. Từ đó đến nay, đàn dúi sinh sản của anh Hiếu phát triển đều đặn và đã nhân lên đến 300 con với 2 trại nuôi. Dúi anh nuôi là loại dúi mốc, có trọng lượng tối đa từ 2 - 3kg, sau 8 tháng nuôi sẽ sinh sản, mỗi lần sinh từ 1 - 4 con; mỗi năm đẻ từ 3 - 4 lứa.
Con dúi mốc rất dễ nuôi, ít tốn kém chi phí, chỉ cần cho ăn các loại cây như tre, mía, bắp... Chuồng trại không chiếm nhiều diện tích, chỉ cần kín đáo. Về kỹ thuật chăn nuôi cũng khá đơn giản, do dúi rất ít bệnh, chỉ cần phòng ngừa hai loại bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Đặc biệt, đầu ra của con dúi rất dễ dàng, giá cả ổn định. Thời điểm này, anh Huỳnh Văn Hiếu bán con giống với giá 1,8tr/cặp đối với dúi có trọng lượng từ 0.5-0.8kg/con, 2,8 triệu đồng/cặp đối với dúi hậu bị từ 1,2-1,5kg, riêng dúi thịt giá 750 nghìn đồng/kg. Đặc biệt, dúi con không đủ để cung cấp cho nhu cầu nuôi của người dân trong và ngoài tỉnh.
![]() |
Con dúi mốc vừa sinh con |
Ngoài 2 trại dúi mốc, thanh niên này còn nuôi đàn gà đen khoảng 300 con theo hình thức bán công nghiệp. Giá mỗi con gà đen dao động từ 150 - 180 nghìn đồng/kg, gà con giá từ 30 - 50 nghìn đồng/con. Với 2 mô hình chăn nuôi này, mỗi năm anh Hiếu có thu nhập khoảng nửa tỉ đồng. Ngoài ra, anh còn liên kết chăn nuôi với hơn 20 hộ dân khác và thu mua sản phẩm của nông dân. Từ mô hình sản xuất kinh doanh dúi và gà đen, anh Huỳnh Văn Hiếu đã phát triển lên thành công ty TNHH Nam Hiếu Việt, đây là một trong 20 doanh nghiệp thực hiện thí điểm đề án truy xuất nguồn gốc của UBND tỉnh Tiền Giang, đảm bảo các sản phẩm cung cấp ra thị trường an toàn, uy tín và có nguồn gốc rõ ràng....
![]() |
Anh Huỳnh Văn Hiếu còn là chủ trang trại gà đen của dân tộc H'Mông |
Đề cập đến việc khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi độc, lạ này, anh Huỳnh Văn Hiếu chia sẻ: “Ở quê mình có rất nhiều tư liệu sản xuất có sẵn, ví dụ như nguồn thức ăn, vườn tược... Mình tận dụng các điều kiện này để phát triển mô hình, rất phù hợp với quê nhà. Những con vật này cũng khá lạ ở địa phương nên mình phải trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm từ những người đi trước để áp dụng vào mô hình của mình.”
Không chỉ chăm lo lao động sản xuất, thời gian qua, với vai trò là ủy viên Ủy Ban Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam tỉnh Tiền Giang (nay là tỉnh Đồng Tháp) anh Huỳnh Văn Hiếu luôn tích cực trong các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Nổi bật là việc anh đã 32 lần hiến máu tình nguyện, vận động nguồn quỹ xây dựng 8 căn nhà nhân ái và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Năm 2025, anh vinh dự được Trung ương Đoàn tặng danh hiệu “ Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp toàn quốc”.
![]() |
Thanh niên Huỳnh Văn Hiếu luôn đi đầu trong các hoạt động tình nguyện |
Ngọn lửa đam mê lao động sản xuất và hoạt động xã hội của người thanh niên này vẫn cháy bỏng. Đối với mô hình chăn nuôi hai con vật độc, lạ (dúi và gà đen), anh vẫn tiếp tục mở rộng quy mô, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân xa gần: “Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục triển khai mô hình của mình để bà con nông dân, đặc biệt là các bạn đoàn viên, thanh niên có thể tiếp cận và phát triển mô hình này. Đồng thời, tôi sẽ đồng hành cùng bà con nông dân trong việc bao tiêu đầu ra và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua các kênh mạng xã hội, đưa sản phẩm vào các nhà hàng, quán ăn”.
![]() |
Anh Huỳnh Văn Hiếu ( bìa phải) vừa được tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác". |
Rời chốn đô thành, trở về lao động sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất thân yêu của mình và tích cực đóng góp sức trẻ xây dựng quê hương – hành trình của anh Huỳnh Văn Hiếu là rất đáng biểu dương và cần được nhân rộng trong tuổi trẻ hôm nay.
Tin liên quan

Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã
16:38 | 30/05/2023 Khởi nghiệp
Tin mới hơn

Lù Văn Niên – Thanh niên người Mông làm giàu từ mô hình chăn nuôi tuần hoàn
14:41 | 23/07/2025 Khởi nghiệp

Nuôi con dúi sinh sản - mô hình khởi nghiệp thành công
19:18 | 22/07/2025 Khởi nghiệp
Tin khác

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế
15:19 | 10/06/2025 Khởi nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu
10:09 | 03/06/2025 Khởi nghiệp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
09:26 | 15/05/2025 Khởi nghiệp

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Lào Cai: Thêm 62 sản phẩm mới được công nhận đạt OCOP năm 2025
14:41 OCOP

Lù Văn Niên – Thanh niên người Mông làm giàu từ mô hình chăn nuôi tuần hoàn
14:41 Khởi nghiệp

Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá
14:41 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Sơn La – Lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới
14:41 Nông thôn mới

Hà Nội tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ Home & Gift năm 2025
10:08 Tin tức