Khởi nghiệp sáng tạo – Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển
Anh Lê Hùng - Giám đốc một start-up thực phẩm sạch cho rằng, việc sử dụng những ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các khâu như quản lý sổ sách, hành chính văn phòng, chăm sóc khách hàng… giúp công ty tiết kiệm 50% nhân sự và chi phí so với dự tính.
Hoạt động của nhóm tác giả dự án khởi nghiệp sáng tạo Đại học Mở Hà Nội.
Thực tế, cộng đồng start-up với hệ thống sản phẩm CNTT khởi nghiệp sáng tạo rất được quan tâm và hỗ trợ. Điều này mở ra cơ hội cho start-up công nghệ được thử sức mình trong một sân chơi lớn, có cơ hội được hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm ra thị trường.
Có thể nói, việc khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực CNTT thực sự là xu thế, phù hợp trong bối cảnh mùa dịch. Đơn cử như trong 8 dự án khởi nghiệp hiện được bình chọn nhiều nhất của Đại học Mở Hà Nội trong tháng 9/2021 thì 7/8 dự án trong lĩnh vực CNTT.
Cũng mang trong mình niềm đam mê lớn và quyết tâm làm giàu, chị Chu Thị Thủy lại chọn chương trình OCOP làm lối đi dẫn tới thành công. Trong tay chỉ có 44 triệu đồng nhưng với quyết tâm mang đến sản phẩm sạch cho gia đình và những người xung quanh, chủ trang trại nấm Tâm An (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã khởi nghiệp và thành công.
Sản phẩm của chị Chu Thị thủy tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Năm 2017, trên thị trường Việt Nam có nhiều loại nấm nhưng khoảng 80% mặt hàng này là nhập từ Trung Quốc. Trong khi nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm là rơm rạ thì lại đang bị lãng phí trên chính mảnh đất quê hương. Một ý tưởng nảy lên trong đầu chị Thủy lúc ấy: “Sao mình không trồng nấm?. Nghĩ là làm, chị Chu Thị Thủy đã phác thảo mô hình kinh doanh từ trang trại đến bàn ăn, cùng với đó là công khai minh bạch quy trình nuôi trồng nấm, giúp người tiêu dùng yên tâm trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, chị Thủy phải trải qua nhiều lần thất bại như nấm bị mốc, hỏng, sâu hay nhiệt độ không phù hợp dẫn tới hỏng cả vườn ươm… Dù thế, chị không nản chí, vẫn quyết tâm theo đuổi ý tưởng của mình và niềm vui, hạnh phúc nhân lên khi chị Thủy nhìn thấy những cây nấm đầu tiên lớn lên.
Khởi nghiệp từ 44 triệu đồng, sau 4 năm, bằng sự quyết tâm và đam mê, chị Thuỷ đã cho ra thị trường những sản phẩm nấm chất lượng, lượng tiêu thụ lên đến hàng chục tấn nỗi năm. Đặc biệt, khi tham gia OCOP, chị Thủy càng có nhiều thuận lợi hơn trong kết nối tiêu thụ sản phẩm.
“Khởi nghiệp luôn có nhiều khó khăn nhưng mọi chuyện rồi sẽ qua nếu bạn có quyết tâm và theo đuổi đến cùng. Đặc biệt, khởi nghiệp sẽ thuận lợi hơn nếu bạn biết tận dụng các cơ hội” - chị Chu Thị Thủy tâm sự.
Làm được sản phẩm đã khó, bán sản càng khó hơn. Vì thế, điều đầu tiên các bạn trẻ cần làm là thấu hiểu thị trường, sản phẩm đó hướng đến đối tượng nào, kết nối với người tiêu dùng ra sao? Những câu hỏi: Làm thế nào để tham gia thành công vào việc bán hàng OCOP; Hướng tiêu thụ những năm tới của thị trưởng sản phẩm OCOP là gì? Những chính sách của thành phố đối với việc phát triển sản phẩm OCOP trong đó có sự tham gia của người trẻ... là điều các start-up trẻ cần tìm ra lời giải khi dấn thân vào hành trình khởi nghiệp.
Bài, ảnh: Chính Văn
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân