Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.

Mô hình kinh tế giúp phụ nữ thoát nghèo

Khu vực ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập vốn có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho rau màu phát triển. Công việc trồng rau lại phù hợp với chị em phụ nữ nên việc xây dựng THT giúp tạo nên vùng trồng rau có chất lượng và chuyên canh. Mỗi thành viên đều được học hỏi kinh nghiệm về việc chăm sóc, làm cỏ, thu hoạch các loại rau, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Chủ nhiệm THT Sa Thị Thơ cho biết: “THT được thành lập vào đầu năm 2024 và hoạt động dưới sự chỉ đạo, định hướng của Hội LHPN và Tổ Khuyến nông xã Hưng Long. Đến nay, tổ chức đã có 8 thành viên canh tác với tổng diện tích trên 1,2ha rau, củ, quả. Các loại rau an toàn chủ yếu được canh tác như dưa lê, dưa chuột, cà chua, mướp, một số rau màu khác cho sản lượng khoảng 18-28 tấn/ha. Ước tính mỗi năm sẽ cho thu nhập khoảng 400-500 triệu đồng.

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
Để sản phẩm có chất lượng tốt, trong quá trình sản xuất, các thành viên trong THT luôn chú trọng việc kiểm soát chặt chẽ các khâu làm đất, sử dụng phân bón, tuân thủ quy trình VietGAP.

Được biết, trước đây, gia đình chị Thơ cũng như một số phụ nữ khác có cuộc sống khó khăn, thu nhập từ nông nghiệp không đủ lo cho gia đình. Được sự động viên, hỗ trợ của Hội LHPN xã, THT mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, canh tác những loại rau màu phù hợp với xu hướng thị trường. Từ đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành viên trong tổ, nhất là các thành viên là phụ nữ dân tộc thiểu số.

Nhằm cải thiện đầu ra cho sản phẩm, các thành viên đã cùng nhau bàn bạc tìm hướng đi, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị, đại lý phân phối... Nhờ đó, sản phẩm của THT được nhiều đơn vị đặt hàng. Tuy nhiên, bước đầu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của mô hình. Vì vậy, các chị đang tiếp tục nâng cao kỹ thuật, chuyên môn canh tác, tìm hiểu và trồng thêm một số loại rau, củ, quả khác nhau và mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Triển vọng lâu dài trong phát triển kinh tế địa phương

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
Các thành viên của Tổ hợp tác chăm sóc cây rau quả tại vườn trồng.

Trong thời gian tới, THT tiếp tục xây dựng kế hoạch trồng một số loại cây màu chủ đạo như dưa lê, dưa hấu, các loại rau màu khác trên diện tích có sẵn là 1,2ha. Dần dần thực hiện trồng trọt theo hướng hữu cơ. Đồng thời tiếp tục tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm của tổ, nâng cao năng suất trung bình từ 10-30% so với hiện nay.

Hội LHPN xã Hưng Long đánh giá mô hình THT rau an toàn của phụ nữ bước đầu đã đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các thành viên trong tổ và đông đảo hội viên phụ nữ trên địa bàn xã. Trong đó, tập trung ưu tiên cho mục đích phát triển kinh tế tại địa phương. Đồng thời, tăng cường tính liên kết các hoạt động cung cấp nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và đầu ra cho sản phẩm. Tạo việc làm ổn định cho các thành viên góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên.

Qua đó duy trì, phát triển và mở rộng quy mô sản xuất rau an toàn cho các thành viên trong THT và nhân rộng trên địa bàn xã. Hội viên cùng nhau đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế; vận động người thân trong gia đình và cộng đồng cùng sản xuất sạch, tiêu dùng sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Việc thành lập mô hình sản xuất rau an toàn sẽ tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định. Đồng thời thúc đẩy hội viên phụ nữ xã Hưng Long phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, từ đó hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của địa phương./.

Nga Trần

Tin liên quan

Phú Thọ: Giữ gìn nghề làm nón lá gần 100 năm ở xã Gia Thanh

Phú Thọ: Giữ gìn nghề làm nón lá gần 100 năm ở xã Gia Thanh

LNV - Nghề làm nón lá ở xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh có truyền thống gần 100 năm. Trải qua nhiều thế hệ, chiếc nón lá vẫn được người dân nơi đây gìn giữ như món quà quê hương gửi tới bạn bè khắp miền gần xa... Mỗi chiếc nón lá đã và đang góp phần bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa truyền thống vốn có của vùng quê này.
Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

LNV - Nghề dệt là di sản quý giá, niềm tự hào, biểu tượng cho bản sắc văn hóa, truyền thống lâu đời đối với đồng bào Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn. Thế nhưng “báu vật” này đang đối diện với nguy cơ thất truyền...
Phú Thọ: Chương trình OCOP thúc đẩy kinh tế nông thôn

Phú Thọ: Chương trình OCOP thúc đẩy kinh tế nông thôn

LNV - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường, tạo nên hướng đi mới, hiện đại, hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh giúp kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Tin mới hơn

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.

Tin khác

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

LNV - Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

LNV - Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên” nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên cho các nhà đầu tư để hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và học sinh, sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

LNV - Từ nguồn đất đai có sẵn của gia đình, anh Huỳnh Anh Tuấn đã mạnh dạn mua hươu giống thuần chủng từ tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng mô hình hướng đến phát triển các sản phẩm làm từ nhung hươu.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Những năm qua, phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Tri phát động rộng rãi trong hội viên phụ nữ, nhiều chị tích cực tham gia khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chị Phan Thị Tâm ở ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ là một điển hình với mô hình trồng nấm bào ngư sữa.
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

LNV - Chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Vĩnh Phúc triển khai với nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, thúc đẩy, khuyến khích, hỗ trợ, “tiếp lửa” cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu, ổn định cuộc sống.
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

LNV - Với mong muốn đem cà phê sạch đến với người tiêu dùng, tăng giá trị nông sản của nhà nông, nhiều năm qua chị Lưu Thị Thùy Trang (SN 1992, Giám đốc Pró Farm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã vận động và liên kết với nhiều nông hộ trồng cà phê theo hướng hữu cơ.
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

LNV - Là người con của vùng đất Ngọc Lục Yên, từ nhỏ, anh Hoàng Văn Khương ở thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên đã có niềm đam mê với những sản phẩm đá quý. Bởi vậy, khi trưởng thành, đứng trước sự lựa chọn của rất nhiều ngành, nghề, những trăn trở về tương lai, anh đã quyết định chọn nghề mà mình yêu thích, đó là điêu khắc đá mỹ nghệ.
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

OVN - Chủ động, sáng tạo trong triển khai các mô hình, việc làm, nhiều hội viên phụ nữ Hà Tĩnh tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Họ đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội địa phương.
Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

LNV - Sau thời gian tìm hiểu, tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, năm 2021, anh Phạm Mạnh Cường, ở thôn Đông Chiểu, xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên) quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bắt đầu khởi nghiệp với nông nghiệp sạch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại ĐỒng Tháp

Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại ĐỒng Tháp

LNV - Ngày 14/9/2024, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức “Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc”. Hội nghị có sự tham g
Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

LNV - Những năm qua, huyện Phù Yên tập trung triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương theo hướng bền vững.
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

LNV - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nghề làm bánh oản truyền thống qua nhiều thế hệ, anh Nguyễn Hữu Huy (42 tuổi), tại Đình Cao (Phù Cừ, hưng Yên) đã kế tục “bí kíp” làm oản gia truyền của thế hệ ông cha và “thổi hồn” vào món bánh đặc biệt này. Sự
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc, mưa lũ xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Bắc với quy mô rộng lớn, nhiều vùng đất nông nghiệp bị ngập úng và vùi lấp bởi đất, đá, cát, sỏi…
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động