Khoai sọ nương ở Trạm Tấu - sản vật được thiên nhiên ban tặng
Khoai sọ Trạm Tấu đạt chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao của tỉnh Yên Bái.
"Nhiều người cho rằng khoai lệ phố ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái, hay ở huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (hai huyện này trước kia là một huyện của tỉnh Yên Bái) là sản phẩm quá nổi tiếng vì là sản phẩm được dùng để tiến vua lẽ dĩ nhiên là rất ngon rồi. Thế nhưng, đối với khoai sọ Trạm Tấu sau khi chế biến ngoài các vị như dẻo, thơm, bùi béo ngậy ra thì vẫn có một nét đặc thù riêng mà chỉ cảm nhận được khi thưởng thức chứ không thể nào tả nổi", bà Vui chia sẻ.
Còn bà Hoàng Thị Hoa ở phường Mỹ Đình, Quận Cầu Giấy (Hà Nội) mỗi lần về Yên Bái là tìm mua bằng được khoai sọ nương Trạm Tấu để mang về. Bà Hoa chia sẻ: "Tôi là người con của huyện Lục Yên nên quá quen với khoai Lệ phố tiến vua - một sản phẩm quá đỗi nổi tiếng rồi, nhưng mọi người trong gia đình tôi vẫn thích ăn khoai sọ nương ở Trạm Tấu hơn bởi, sản phẩm này có cái gì đó vừa thấy quen lại thấy lạ. Hơn nữa, mỗi khi về Yên Bái, bàn bè tôi ở Hà Nội đều nhắc nhớ mua hộ khoai sọ Trạm Tấu nên tôi phải tìm mua bằng được dù không phải lúc nào cũng có để mua".
Kỹ sư nông nghiệp, Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu Vũ Lê Chung Anh cho biết, khoai sọ nương Trạm Tấu được trồng từ giữa tháng 3 và cho thu hoạch từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11. Thời gian này thời tiết ở Trạm Tấu rất đặc thù, trong một ngày có đủ cả bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Cùng với đó, đất đai ở núi rừng Trạm Tấu có rất nhiều mùn, khoáng chất nên các nhà khoa học nông nghiệp cho rằng khoai sọ Trạm Tấu đã chắt lọc từ những tinh túy của đất, trời cùng gắn với văn hóa trồng khoai của đồng bào dân tộc Mông, Thái vùng Tây Bắc nên mới trở thành đặc sản có một không hai ở vùng núi cao hẻo lánh này".
Cũng theo Chủ tịch Vũ Lê Chung Anh, trước đây, người dân trồng khoai sọ mang nặng tính tự cung tự cấp. Sản phẩm khoai sọ chủ yếu nấu canh và chăn nuôi, năm nào mất mùa người dân dùng khoai sọ làm lương thực nên hiệu quả kinh tế thấp, nhưng những năm gần đây do nhận thấy giá trị hàng hóa của của khoai sọ nên huyện xác định phát triển các sản phẩm chủ lực đặc sản của địa phương gắn với xây dựng thương hiệu bảo hộ nhãn hiệu, từng bước tạo liên kết tiêu thụ sản phẩm. Huyện ủy đã ban hành Chương trình hành động số 09-CTr/HU ngày 28/12/2020 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trạm Tấu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Để cây khoai sọ nương Trạm Tấu phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo cho người dân, huyện đã thành lập Hợp tác xã Kinh doanh sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hưng Thùy với mục tiêu tư vấn, hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giúp đỡ nông dân trồng, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn hợp tác xã xây dựng thành công sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), đến nay sản phẩm khoai sọ nương của hợp tác xã được công nhận OCOP 3 sao. UBND huyện còn chỉ đạo các ngành của huyện phối hợp các đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ đề nghị và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu đối với sản phẩm khoai sọ nương Trạm Tấu.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu thăm mô hình trồng khoai sọ ở xã Bản Mù.
Chị Nguyễn Thị Thùy - Chủ nhiệm Hợp tác xã Hưng Thùy cho biết, nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong huyện nên diện tích trồng khoai sọ ở Trạm Tấu ngày một tăng nhanh: Năm 2021, đã trồng được 212 ha, tăng 132 ha so với năm 2020; năm 2022 trồng được 401 ha. Đặc biệt, khoai sọ Trạm Tấu hiện nay rất dễ tiêu thụ trên thị trường.
Toàn huyện Trạm Tấu có 401 ha trồng khoai sọ, dự kiến cho thu hoạch khoảng 4.000 tấn vào cuối năm nay.
Ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, khoai sọ Trạm Tấu đã được xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, vì vậy với 401 ha dự kiến cho thu hoạnh khoảng 4.000 tấn vào cuối năm nay với giá chừng 15.000 đồng/kg sẽ đem về thu nhập cho ngươi dân 60 tỷ đồng. Đây là nguồn thu đáng kể đối với đồng bào các dân tộc huyện vùng cao Trạm Tấu.
Thời gian tới, huyện tiếp tục rà soát việc mở rộng diện tích trồng khoai sọ nương tại các xã: Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Trạm Tấu, Túc Đán, phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 1.000 ha/năm; xây dựng chuỗi tiêu thụ và xây dựng sản phẩm khoai sọ nương được xếp hạng OCOP 4 - 5 sao...
Bài và ảnh Đức Tưởng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
14:51 | 17/09/2024 OCOP
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
09:57 | 17/09/2024 Tin tức
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 | 16/09/2024 OCOP
Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP
15:32 | 13/09/2024 OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
11:19 | 11/09/2024 OCOP
Tin khác
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu
11:17 | 11/09/2024 OCOP
Hương vị đất trời
11:20 | 10/09/2024 OCOP
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 | 09/09/2024 OCOP
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội
10:14 | 09/09/2024 OCOP
Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc
10:13 | 09/09/2024 OCOP
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả
19:22 | 08/09/2024 OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
10:55 | 05/09/2024 OCOP
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao
09:00 | 05/09/2024 OCOP
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9
15:48 | 04/09/2024 OCOP
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
07:16 | 01/09/2024 OCOP
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024
07:15 | 01/09/2024 OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:11 | 31/08/2024 OCOP
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
10:13 | 29/08/2024 OCOP
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 Nông thôn mới
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định
14:55 Khuyến công
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 Khuyến nông
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 Kinh tế
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 Sức khỏe - Đời sống