Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Khô cá lóc Kim Loan đặc sản trên vùng đất An Giang

LNV - Cá xẻ khô là món ăn quen thuộc của người Việt. Trong các loại cá khô thì khô cá lóc thuộc hàng thượng phẩm do cá to, thịt nhiều, ít xương. Riêng thương hiệu khô cá lóc Kim Loan đặc biệt hơn. Bởi sản phẩm chế biến từ con cá lóc còn tươi nguyên, được ướp tẩm gia vị theo công thức bí truyền, luôn tự hào với slogan “Thử là khen. Quen là ghiền”.
Cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Loan tại ấp Long Bình, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang do gia đình chị Nguyễn Thị Kim Loan - một giáo viên Mầm non điều hành.


Cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Loan

Từ cơ sở nuôi cá lóc giống

Được mẹ thiên nhiên ban tặng, con cá lóc sinh sống ở vùng sông nước huyện Chợ Mới nói chung và xã Long Kiến nói riêng có chất lượng thịt cá dai và thơm ngon đặc biệt, có lẽ nhờ giống cá tự nhiên và điều kiện sinh thái của vùng đất này. Tiếng lành đồn xa, nên nhiều doanh nghiệp ở các địa phương khác đã tìm đến nơi này đặt vấn đề thu mua cá lóc để làm nguyên liệu và xuất khẩu.

Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều hộ nông dân đã chuyển sang nghề đào ao nuôi cá, để phát triển đàn cá lóc đặc sản này. Đó cũng là suy nghĩ của gia đình chị Kim Loan: “Tại sao vùng đất quê hương mình có loài cá lóc quý như vậy mà không biết tận dụng nó. Khi mà loài cá sống ngoài sông rạch tự nhiên ngày càng khan hiếm, mà nhu cầu tiêu thụ thì không ngừng tăng cao”.

Trước đây, gia đình chị Loan chăn nuôi heo, nhưng thấy giá cả không ổn định nên chuyển sang nuôi cá lóc trong bể lót bạt. Mô hình nuôi cá lóc trong ao lót bạt, tuy thời gian đầu phải đầu tư lớn, tiêu hao về mặt kinh tế, nhưng lại giúp cho người nuôi có thể chủ động kiểm soát, xử lý nguồn nước và hạn chế hơn 80% dịch bệnh cho cá.

Hiện nay, gia đình chị có 6 ao nuôi cá lóc với tổng diện tích gần 400m2, gồm 3 ao diện tích 100m2 (10x10) và 3 ao diện tích 24m2 (6x4), có năng suất khoảng bình quân khoảng 20 tấn cá thịt, sau một vụ nuôi cá kéo dài khoảng 7 tháng. Ngoài thức ăn cho cá là thực phẩm chăn nuôi công nghiệp được gia đình chị đặt mua của các thương hiệu uy tín, chị còn cho cá ăn các loại thực phẩm thực vật bổ sung để đem lại chất lượng thịt của cá ngon hơn. Ao cá còn được gia đình chị thay nước mỗi ngày theo con nước lớn ròng để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho đàn cá.

Thượng hiện làm khô cá lóc có tiếng

Từ vài lần, có thương lái ở tỉnh Hậu Giang lân cận đến hộ sản xuất nuôi cá lóc của gia đình chị Kim Loan đặt vấn đề mua cá với số lượng nhiều để làm khô theo theo một đơn đặt hàng lớn, họ đã lấy mẫu cá gửi đi kiểm nghiệm và cho biết chất lượng cá đạt yêu cầu. Từ đó, chị luôn trăn trở, quê hương có giống cá lóc ngon, nơi khác mua về làm khô, mình có kiến thức về xẻ khô cá và có tay nghề ướp tẩm gia vị, tại sao không chế biến xẻ khô tại chỗ? Nghĩ là làm, chị bắt tay vào làm khô cá lóc.


Những con khô được làm sạch được tẩm ướp gia vị


Khô cá lóc thành phẩm

Sau thời gian sản xuất thử nghiệm, sản phẩm khô cá lóc do chị làm đã được các đồng nghiệp giáo viên và người tiêu dùng ở địa phương chấp nhận, đánh giá cao. Chị Loan cùng gia đình quyết định thành lập Cơ sở khô cá lóc Kim Loan, đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm chất lượng, đăng ký nhãn mác, được xác nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp mã QR, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và mở rộng thị trường tiêu thụ. Sản phẩm khô cá lóc Kim Loan được tỉnh An Giang chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2022.


Thuận lợi hơn, với kinh nghiệm nuôi cá lóc thành công, anh Nguyễn Văn Tiến ( chồng chị Loan) được các hội viên bầu làm Chi hội trưởng Chi hội nuôi cá lóc huyện Chợ Mới, nhờ đó anh đã bàn bạc liên kết với các cơ sở nuôi cá trong Chi hội, hình thành chuỗi cung ứng nguyên liệu, nên nguồn nguyên liệu cá lóc làm khô rất ổn định. Đến vụ thu hoạch cơ sở Kim Loan giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động nữ nông nhàn ở địa phương. Cao điểm khi tới mùa thu hoạch cá, đã có đến 10 lao động tham gia sản xuất hàng ngày, chủ yếu là phụ nữ trong xóm, tham gia vào các khâu như: làm sạch cá, rửa cá, rút xương, tẩm ướp gai vị… Tất cả các bộ phận của con cá lóc đều được tận dụng: thịt cá, má cá thì làm khô; vẩy cá bán cho các cơ sở bào chế nang thuốc; xương cá, ruột cá, đầu cá, vây cá… được xay nhuyễn để chế biến làm thức ăn nuôi cá tra, cá trê.

Để có được sản phẩm khô cá lóc ngon, quy trình sản xuất phải đảm bảo cá luôn tươi. Chị Loan cho biết: “Cá lóc tươi sau khi làm sạch, tách xương, tẩm ướp gia vị phù hợp thì phải ủ lạnh ngay, lựa khi có nắng tốt mang ra phơi. Khi hết nắng hoặc gặp lúc trời mưa, nắng yếu, phải thu gom lại trữ vào tủ đông, lựa lúc nắng gắt mới mang ra phơi tiếp. Cách bảo quản như thế nhằm giúp con khô luôn tươi, không bị bủng, hạn chế được ruồi nhặng bám vào và không sử dụng chất đuổi ruồi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Sản phẩm khô cá lóc Kim Loan nổi tiếng với slogan “ Thử là khen! Quen là ghiền”

Cơ sở Kim Loan chọn câu slogan “ Thử là khen! Quen là ghiền” để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội, đưa sản phẩm lên Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ, hoặc bỏ sỉ cho các chợ truyền thống và các cửa hàng tiện ích.

Chị Kim Loan chia sẻ: “Sống trong thời buổi công nghệ thông tin, tận dụng các phương tiện tương tác với khách hàng như qua Zalo, Facebook, chúng tôi luôn lắng nghe phản ánh của khách hàng, vì biết rằng tâm lý bất kỳ người khách hàng nào đều mong muốn chọn được một sản phẩm vừa túi tiền, nhưng phải an toàn cho sức khoẻ và đặc biệt phải thơm ngon. Từ đó, Cơ sở khô cá lóc Kim Loan không ngừng cải thiện quy trình sản xuất và chất lượng phục vụ, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm với mong muốn phục vụ quý khách hàng gần xa mỗi ngày một tốt hơn, khẳng định thương hiệu của mình”.

Hải Nguyễn


Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, Hội đồng OCOP huyện Sơn Hòa đã tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2024.
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.

Tin khác

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

LNV - UBND xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba, phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề theo hướng đa dạng hóa sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

OVN – Say mê hương vị nước mắm của quê hướng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã làm ra loại nước mắm cá linh thơm ngon đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

LNV - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước Lương Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó.
TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

LNV - Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng mai (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Quy trình này được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

LNV - Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa (Thanh Hoá) với hàng trăm năm lịch sử và phát triển không chỉ là điểm sáng của vùng quê mà còn là biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động