Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Khát vọng đưa thổ cẩm làng Teng vươn xa

LNV - Đến với Ba Tơ vào một ngày nắng hạ, tôi không nghĩ mình sẽ say đắm trước vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc được phác họa bởi núi non hùng vĩ, hoa cỏ ven đường, căn nhà sàn nhỏ nhắn e ấp bên sườn đồi,... Và đặc biệt là hình ảnh những cô gái H’rê thoăn thoắt đôi tay trên khung dệt, tạo nên những sản phẩm thổ cẩm rực rỡ sắc màu. Nghề dệt thổ cẩm được xem là “báu vật” vô giá không chỉ đối với đồng bào H’rê mà còn của cả vùng đất Quảng Ngãi.
Chị Phạm Thị Sung đang dệt thổ cẩm
Chị Phạm Thị Sung đang dệt thổ cẩm

Chạy xe từ ngã ba Thạch Trụ (huyện Mộ Đức), vòng qua những con đường đèo dốc khoảng 30km, sau đó rẽ về hướng Bắc chừng một cây số là đến thôn làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Khi ghé bất kỳ ngôi nhà nào trong làng, tôi đều dễ dàng bắt gặp các cô gái, các cụ già tay nhẹ nhàng dệt những tấm thổ cẩm với nhiều hoa văn, họa tiết sinh động.

Mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc H’rê

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Teng được người H’rê gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vào các dịp quan trọng như lễ cúng mừng năm mới, hội làng, lễ cưới,.... ngoài cồng chiêng, rượu cần thì không thể thiếu những bộ trang phục độc đáo dệt từ thổ cẩm. Bên cạnh đó, thổ cẩm còn là linh hồn của dân tộc H’rê, gắn với người đồng bào miền sơn cước từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Đứa trẻ H’rê vừa mới lọt lòng sẽ được mẹ cõng trên lưng bằng một tấm vải địu con dệt bằng thổ cẩm và lúc về với thế giới bên kia họ vẫn nằm trên tấm thổ cẩm ấy.

Cửa hàng của chị Sung như một “bảotàng” thu nhỏ lưu giữ những giá trị vănhóa truyền thống của dân tộc H’rê.
Cửa hàng của chị Sung như một “bảotàng” thu nhỏ lưu giữ những giá trị vănhóa truyền thống của dân tộc H’rê.

Nét độc đáo thổ cẩm làng Teng không chỉ thể hiện qua sự tinh xảo mà người H’rê còn gửi gắm vào đó rất nhiều ẩn ý của dân tộc mình. Thổ cẩm có ba màu chủ đạo là đỏ, đen và trắng. Trong một tấm thổ cẩm, màu đen sẽ là màu chính (tượng trưng cho màu da của con trâu - con vật tạo ra của cải, hoa màu cho người dân tộc), Màu trắng tượng trưng cho linh hồn, màu đỏ tượng trưng cho dòng máu của đồng bào H’rê. Bên cạnh đó, hoa văn thổ cẩm không lặp lại mà nó kéo dài hết lớp này tới lớp khác. Đồng thời, dấu ấn văn hóa Đại Việt lẫn văn hóa Chămpa đã hiện diện trên các hoa văn thổ cẩm. Chẳng hạn như hoa văn răng lược trên trống đồng Đông Sơn hoặc hoa văn sóng nước rất đặc trưng trên đồ gốm Chăm đều được người H’rê dệt vào thổ cẩm một cách mềm mại, uyển chuyển. Điều làm nên đặc trưng cho thổ cẩm làng Teng là “Hoa văn được thực hiện bằng phương pháp kỹ thuật dệt cài chứ không phải là những đường thêu bằng chỉ màu trên nền vải như một số dân tộc khác”, chị Sung cho biết.

Nghề “mẹ truyền con nối”

Đến làng Teng, tôi may mắn gặp được chị Phạm Thị Sung (31 tuổi), người có nhiều năm tâm huyết, gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Cũng như hành trình thực hiện khát vọng đưa thổ cẩm làng Teng vươn xa của chị và những người trẻ H’rê.

Nghề dệt thổ cẩm ở làng Teng mang tính “mẹ truyền con nối”, con gái phải biết dệt vải mới được xem là trưởng thành. Chính vì thế, 12 tuổi chị Sung đã tiếp xúc với khung dệt và học cách dệt từ mẹ. “Lúc nhỏ, vì thiếu tập trung nên những tấm thổ cẩm tôi dệt chưa đạt yêu cầu. Khi ấy, mẹ thường nghiêm khắc chỉ dạy để tôi hiểu rõ từng đường kim, mũi chỉ và không phạm những lỗi sai trong quá trình dệt”, chị Sung tâm sự. Mẹ là người truyền cho chị tình yêu, niềm say mê với thổ cẩm. Để rồi khi lớn lên, mặc dù học ngành công tác xã hội, nhưng cô gái trẻ không thể nào quên nghề dệt. Không nở lòng nhìn nghề truyền thống và những sản phẩm tinh hoa của làng dần mai một, sau khi tốt nghiệp chị không theo đuổi ngành mình học mà quyết định về quê, đến năm 2019, chị thành lập một cửa hàng chuyên cung cấp sản phẩm thổ cẩm có tên là Shop H’rê để hiện thực hóa ước mơ nâng tầm giá trị thổ cẩm và tạo công ăn việc làm cho phụ nữ trong làng.

Những sản phẩm thổ cẩm được trưng bày tại cửa hàng của chị Sung
Những sản phẩm thổ cẩm được trưng bày tại cửa hàng của chị Sung

Trước kia, nguyên liệu dệt thổ cẩm là cây bông. Quy trình dệt cũng rất kỳ công từ việc thu hoạch bông đến khi chế biến thành sợi dệt phải trải qua nhiều giai đoạn. Nhưng hiện nay, để rút ngắn thời gian dệt vải, người thợ sử dụng sợi dệt công nghiệp nên chỉ thực hiện một số công đoạn như se chỉ vào khung, dàn vải, dệt vải. Dụng cụ dệt mà đồng bào H’rê sử dụng gồm nhiều thanh gỗ, ống nứa hoặc lồ ô có tác dụng giăng sợi và phục vụ thao tác đan sợi ngang vào thảm sợi dọc khi dệt. Thảm chỉ dọc phía trước mặt được kéo căng ra bằng hai thanh nứa ngang. Một thanh dùng dây buộc vào thắt lưng người thợ, thanh kia buộc vào sàn nhà, vải được dệt hoàn toàn bằng tay. Ngoài ba màu chủ đạo đen, đỏ, trắng thổ cẩm hiện có màu sắc đa dạng hơn.”Dệt là công đoạn khó nhất, quyết định chất lượng của sản phẩm. Để hoàn thành một mét vải thổ cẩm mất từ hai đến ba ngày nên người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ và ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ,”, chị Sung cho biết.

Hiện tại, cửa hàng của chị Sung có diện tích chỉ khoảng 20m, trưng bày nhiều loại sản phẩm truyền thống của người H’rê từ đồ thổ cẩm nam, nữ, khăn choàng, ví, túi xách,,… đến các sản phẩm đan lát như rổ, nia, gùi,… và có cả cồng chiêng. Cửa hàng không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá sản phẩm mà nó nhu một “bảo tàng” thu nhỏ lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống đồng bào H’rê. Tất cả sản phẩm thuộc cửa hàng đều do bàn tay khéo léo của chị Sung và những người thợ dệt lành nghề khác trong làng tạo nên. Ngoài người dệt chính là chị, thì của hàng có thuê thêm 10 người thợ làm việc để kịp cung ứng sản phẩm cho khách hàng. Mỗi năm, cửa hàng cung cấp cho thị trường khoảng 600 - 700 sản phẩm thổ cẩm các loại. Việc buôn bán thuận lợi giúp chị và phụ nữ trong làng cải thiện kinh tế, đời sống.

“Khi Shop H’rê mới thành lập, tôi gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, công nghệ, đầu ra cho sản phẩm, cách bày trí cửa hàng, nắm bắt thị hiếu khách hàng,… nhưng nhờ sự động viên từ gia đình, chính quyền địa phương, tình yêu đối với thổ cẩm đã giúp tôi vững vàng vượt qua thử thách và đạt được thành công bước đầu như ngày hôm nay”, chị Sung trải lòng.

Đối với đồng bào H’rê thì Phạm Thị Sung có lẽ là gạch nối của thời gian, người níu lấy tinh hoa văn hóa mà cha ông để lại và thổi sức sống mới vào thổ cẩm. Chị là sợi dây kết nối giữa các thế hệ, giữa quá khứ và hiện tai để gìn giữ, chuyển tải tình yêu văn hóa dân tộc thông qua những sản phẩm thổ cẩm do chính mình dệt nên.

Chị Sung cùng những người trẻ ở làng Teng đã và đang nỗ lực từng ngày để gìn giữ văn hoá dân tộc và đưa thổ cẩm H'rê vươn xa
Chị Sung cùng những người trẻ ở làng Teng đã và đang nỗ lực từng ngày để gìn giữ văn hoá dân tộc và đưa thổ cẩm H'rê vươn xa

Đưa thổ cẩm làng Teng vươn xa

Hiện tại, ở làng Teng có khoảng 20 - 30 thành viên dệt thổ cẩm thường xuyên. Đó là những người thợ có tay nghề thành thạo. Trong số những người trẻ, có chị Phạm Thị Sung là một thành viên tiêu biểu. Chị Sung đã tìm tòi, nghiên cứu cách thức dệt thổ cẩm, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, chú trọng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống chị còn cho ra đời nhiều sản phẩm cách tân, bắt mắt, hợp xu thế. Sản phẩm thổ cẩm không chỉ dừng lại ở quần áo, khăn truyền thống mà còn có áo dài, trang phục đám cưới, đồ cách tân,… Giá bán mỗi sản phẩm phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Áo dài, váy nữ có giá từ 900.000 - 1.300.000 vnđ, khố có giá từ 600.000 - 700.000 vnđ, áo nam 600.000 vnđ/áo, khăn 250.000 vnđ/ chiếc,… Tuy giá sản phẩm khá cao nhưng thổ cẩm làng Teng vẫn được người tiêu dung và du khách lựa chọn.

Thổ cẩm làng Teng tham gia Phiên chợ trưng bày các sản phẩm đặc trưng kết hợp giới thiệu sản phẩm du lịch năm 2022.
Thổ cẩm làng Teng tham gia Phiên chợ trưng bày các sản phẩm đặc trưng kết hợp giới thiệu sản phẩm du lịch năm 2022.

Nhận thấy sự phát triển của mạng xã hội, thay vì sản xuất và chờ đợi người tiêu dùng hay du khách đến mua thổ cẩm như trước đây, Phạm Thị Sung mạnh dạn quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội. Khi diễn ra những hội chợ kết nối cung cầu, triển lãm về thổ cẩm, trang phục đồng bào các dân tộc, chị Sung đều chủ động tham gia nhằm quảng bá sản phẩm thổ cẩm quê hương mình. Đến nay, nhiều sản phẩm do chị và “đồng nghiệp” tạo ra được giới thiệu rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước.

Chị Phạm Thị Sung chia sẻ: “Niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi trong suốt thời gian dài theo đuổi nghề dệt là khi thổ cẩm làng Teng được mọi người biết đến nhiều hơn, ngày càng vươn xa để tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bà con. Đồng thời, tôi cùng thế hệ trẻ H’rê có thể góp một phần sức lực nhỏ bé vào việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống”.

Tương lai, chị sẽ tiếp tục mở rộng quy mô cửa hàng để khách du lịch có thể tham quan, mua sắm và trải nghiệm dệt thổ cẩm. Và phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm thổ cẩm mới như sổ tay, caravat,....

Tạm biệt làng Teng lúc hoàng hôn buông xuống, tiếng khung dệt lách cách, nụ cười tươi tắn, sự đón tiếp nồng hậu của chị Sung và câu chuyện về thổ cẩm H’rê cứ mãi lấp lánh trong lòng tôi. Tôi tin rằng với sức trẻ, nhiệt huyết, tình yêu đối với nghề dệt, chị sẽ tiếp tục vững bước trên hành trình thổi làn gió mới, đưa sản phẩm thổ cẩm trở thành mặt hàng quà tặng mang đậm dấu ấn văn hóa đồng bào H’rê, để những nét đẹp ấy luôn chuyển động cùng cuộc sống và ngày càng vươn xa.

Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh nghề dệt của người H’rê ở làng Teng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được xem như dấu mốc hồi sinh cho thổ cẩm nơi đây
Trần Nguyễn Ngọc Trâm

Tin liên quan

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

LNV - Dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp độc đáo. Du khách đến vùng đất này, bên cạnh việc thưởng lãm phong cảnh, văn hóa đồng bào dân tộc khách thăm còn có dịp tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pà Thẻn. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây.

Tin mới hơn

Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện có hàng trăm làng nghề, trong đó có gần 60 làng nghề được công nhận danh hiệu cấp tỉnh. Tại đây, sản phẩm của các làng nghề được xem là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm nét văn hóa đặc trưng, đồng thời còn là nguồn sinh kế cho người dân địa phương
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Mới đây, nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

LNV - Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc và Làng nghề dệt chiếu cói Công Thạnh, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn đang thực hiện công tác bảo tồn và phát triển hai làng nghề này.
Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

LNV - Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời, tồn tại hơn 1.000 năm. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam.
Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

LNV - Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa. Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo.
Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

LNV - Nghề chằm nón lá xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của Nhân dân xã An Ninh Tây (Đức Hòa, Long An). Đây cũng là nghề truyền thống tạo việc làm cho người dân những lúc nông nhàn dỗi.

Tin khác

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

LNV - Nghề đan thúng chai Phú Mỹ được hình thành hàng thế kỷ qua ở thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) từ nghiệp đi biển của người dân nơi đây. Đây là nghề không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn gắn bó, tạo nên một nếp sống của người dân Phú Mỹ.
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu  Phố cổ Hà Nội

Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

Sáng ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm - gắn với phố nghề Lãn Ông” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với Hội Đông y quận Hoàn Kiếm tổ chức.
Khai mạc hoạt động văn hóa

Khai mạc hoạt động văn hóa 'Giữ nghề xưa trên phố' năm 2024

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024 ) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ ngày 19/4 -12/5, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa với chủ đề “Giữ nghề xưa trên phố”.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Chương trình OCOP phát huy tiềm lực nghành, nghề nông thôn

Chương trình OCOP phát huy tiềm lực nghành, nghề nông thôn

OVN - Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, tính đến hết tháng 4/2024, 63/63 tỉnh, thành phố đã triển khai đánh giá, phân hạng được hơn 12.000 sản phẩm OCOP.
Nghệ An: Thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu

Nghệ An: Thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Sáng 9/5, tại thành phố Vinh, Hội đồng Thẩm định nông thôn mới tỉnh Nghệ An tổ chức bỏ phiếu thẩm định các xã đạt chuẩn nông thôn mới các mức lần thứ 4, năm 2024.
Khai mạc Lễ hội Tình yêu năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tình yêu năm 2024

LNV - Tối nay (8/5) tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội, Lễ hội Tình yêu lần thứ 3 - năm 2024 nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp của thiên tình duyên bất tử giữa chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa.
Huyện Cẩm Giàng: Trưng bày giới thiệu nông sản OCOP tại lễ hội đền Bia

Huyện Cẩm Giàng: Trưng bày giới thiệu nông sản OCOP tại lễ hội đền Bia

OVN - Nông sản OCOP huyện Cẩm Giàng đang trưng bày giới thiệu tại lễ hội đền Bia, tuần lễ xúc tiến thương mại. Nhiều nông sản của nông dân huyện Cẩm Giàng đã có mặt để giới thiệu tới du khách thập phương tại lễ hội đến Bia.
Đà Nẵng: Thêm 25 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố

Đà Nẵng: Thêm 25 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố

OVN - Chiều 6-5, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố, trao chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố và triển khai Nghị quyết 88/2023/NQ-HĐND ngày 14-12-2023 của HĐND thành phố về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 329/2020/NQ-HĐND ngày 9-12-2020 về chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động